Bất chấp biểu tình, tập đoàn Formosa đổ thêm 1 tỷ đôla vào liên doanh thép tại VN

07 Tháng Năm 20177:16 CH(Xem: 10401)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  08  MAY  2017


Bất chấp biểu tình, Formosa mở rộng đầu tư tại Việt Nam


image026

Hoạt động của nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh bị trì hoãn liên tục vì các cuộc biểu tình.


Giữa lúc làn sóng biểu tình phản đối thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở miền Trung còn chưa nguôi, Tập đoàn Nhựa Formosa (FPG) hôm 4/5 ra thông báo quyết định mở rộng đầu tư thêm 1 tỷ đôla vào liên doanh thép tại Việt Nam.


Với 5 công ty con và nhiều đơn vị, tập đoàn Formosa được xem là một trong những tập đoàn hàng đầu của Đài Loan.


Hiện tại, FPG sở hữu 70% cổ phần của công ty liên doanh tại Hà Tĩnh, trong khi Tập đoàn Thép Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất Đài Loan, sở hữu 25%, và Công ty Thép JFE của Nhật Bản sở hữu 5% cổ phần.


Theo Focus Taiwan, số tiền đầu tư thêm của FPG sẽ giúp đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy thép trị giá 10,5 tỷ đôla của công ty con của FPG, tức Công ty Cổ phần Formosa-Hà Tĩnh.


Thời báo Đài Loan dẫn nguồn Tập đoàn Formosa cho biết lò đốt đầu tiên của công ty Formosa tại Việt Nam dự kiến bắt đầu sản xuất hồi năm ngoái, thì nay sẽ bắt đầu hoạt động vào giai đoạn cuối nửa đầu năm nay.


Hoạt động của nhà máy thép này đã bị trì hoãn liên tục vì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường.


Vụ 200km biển miền Trung bị ô nhiễm hồi năm ngoái vì hoạt động của tập đoàn Formosa được cho là thảm họa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nhiều người cho rằng Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn mới khắc phục được hậu quả của nó.


Mặc dù chính quyền Việt Nam và Formosa đã thỏa thuận bồi thường 500 triệu đôla cho các nạn nhân trực tiếp của thảm họa, nhưng nhiều người cho rằng mức bồi thường đó quá ít ỏi, chưa kể đến những hậu quả lâu dài khác.


Thời gian qua, làn sóng biểu tình phản đối Formosa đã lan từ khu vực miền Trung sang các tỉnh, thành khác ở Việt Nam và ngay cả ra nước ngoài.


image027Người Việt ở Đài Loan biểu tình đòi quyền lợi cho nạn nhân Formosa.


Lm. Nguyễn Đình Thục, người đang giúp nhiều nạn nhân của vụ ô nhiễm môi trường biển, cho rằng một khi Tập đoàn Formosa chính thức đưa ra tuyên bố mở rộng đầu tư, thì điều đó có nghĩa là tập đoàn này đã nhận được tín hiệu đồng ý từ phía chính quyền Việt Nam.


Ông nói: “Mới ở một mức độ thấp mà nó [Formosa] đã gây ra mức độ thiệt hại rất nặng nề cho Việt Nam, thì nếu nó đầu tư theo dự định của nó thì thảm họa này sẽ trầm trọng đến mức độ như thế nào?”


Công ty thép tại Hà Tĩnh là khu sản xuất thép đầu tiên mà FPG xây dựng ở nước ngoài, bắt đầu khởi công từ tháng 12 năm 2013.


Bên cạnh nhà máy sản xuất thép, dự án đầu tư được xem là lớn nhất Việt Nam còn bao gồm các công trình cảng và nhà máy điện, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.


Trao đổi với VOA-Việt ngữ, Linh mục Nguyễn Đình Thục nói cuộc đấu tranh ôn hòa của người dân từ trước tới nay chỉ nhằm mục đích giúp chính quyền có những “quyết định tốt” mà thôi.


“Nhưng nếu họ lại tiếp tục để cho công ty Formosa phát triển thì quả thật là làm cho chúng tôi cảm thấy rất bất bình, và chắc chắn là chúng tôi sẽ phải đấu tranh mạnh mẽ hơn”.


Khu Kinh tế Vũng Áng của Tập đoàn Formosa Đài Loan là một trong những mục tiêu của các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam hồi tháng 5/2014. Vụ bạo loạn giữa hơn 5.000 công nhân Việt Nam với khoảng 1.000 công nhân Trung Quốc xảy ra sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD tới vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền./ (theo VOA 06/05/2017)


++++++++++++++++++++++++++++++++


Nguyễn Phú Trọng thú nhận có môi trường ô nhiễm biển miền Trung


image028


Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XII sáng 05/5/2017 tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Qua kiểm điểm tập thể và cá nhân, Bộ Chính trị, ban Bí thư nhận thấy: Năm 2016, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp; tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, có một số vấn đề phức tạp mới nảy sinh (như sự cố ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung, tình trạng khô hạn gay gắt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long,...)
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17544)
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ - Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17531)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam sẽ cử phái đoàn tìm hiểu về không quân và các hệ thống vũ khí của Indonesia trong năm 2014. Cổng thông tin lớn nhất của Indonesia, Kompas, đưa tin như vậy sau khi phóng viên M Hernowo tháp tùng Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin tới Hà Nội trong chuyến đi tiếp thị máy bay vận tải quân sự CN-295 hôm 27/5.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 24811)
Tối thứ Hai 6/5 rạng sáng thứ Ba 07/05/2013, hỏa tiễn Vega của châu Âu đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh quan sát trái đất loại nhỏ là vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam và Proba-V của châu Âu, cùng với một vệ tinh siêu nhỏ của đại học Estonia. Vệ tinh viễn thám đầu tiên này sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí mua ảnh vệ tinh và chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16589)
Hầu như mọi người Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đều vô cùng bức xúc khi được tin trên các trang liên mạng của Trung Quốc đang dấy lên một chiến dịch truyền thông nhằm vào Việt Nam với những lời lẽ sách động, gây hấn. Song song với chiến dịch này là những hành động khiêu khích trên biển Đông của các “ngư phủ” trá hình Trung Quốc mang vũ khí. Nếu trong thời gian qua, mọi người từng cảm thấy thất vọng, căm phẫn và nhục nhã trước những phản ứng nhu nhược, hèn đớn của các nhà lãnh đạo trong nước khi Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào huyện lỵ Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20623)
Theo tin tức và hình ảnh chúng tôi nhận được, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 2013 đã diễn ra hai sự kiện tác động đến tâm lý chính trị người Việt hải ngoại, mỗi khi nhớ về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đó là vào những ngày đầu năm Quí Tị 2013, ông Nguyễn Thanh Sơn, đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN, Chủ tịch Uỷ ban “Việt kiều” và một phái đoàn Mỹ do ông Lê Thành Ân Tổng lãnh sự dẫn đầu, đến thắp nhang tưởng niệm tại Nghĩa Dũng Đài, một đài tưởng niệm lớn tọa lạc trong Nghĩa Trang Biên Hòa.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 18674)
Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa. Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ. Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.