Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt

15 Tháng Mười 20159:36 CH(Xem: 13468)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 16 OCT 2015

Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt

image058

Theo thống kê chưa chính thức đây là vụ tấn công lần thứ 20 của tàu Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam trong năm nay mà phần đông được báo chí nhà nước gọi là các vụ tấn công của ‘tàu lạ’.

 

Trà Mi-VOA 15.10.2015

Việt Nam hôm nay tố cáo một tàu Trung Quốc tấn công làm chìm một tàu cá Việt gần quần đảo Hoàng Sa trong vụ va chạm mới nhất làm căng thẳng thêm tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.

Giới hữu trách tỉnh Quảng Ngãi cho hay vụ việc xảy ra hôm 29/9 khi nhóm người có vũ trang phía Trung Quốc cho tàu lao vào hông tàu Việt Nam, tràn qua cướp sạch ngư cụ và máy móc định vị rồi bỏ chạy khiến con tàu Việt bị ngập nước và chìm.

10 ngư dân trên con tàu mắc nạn may mắn kịp mặc áo phao và phát tín hiệu cầu cứu nên không có thiệt hại nhân mạng.

Theo thống kê chưa chính thức đây là vụ tấn công lần thứ 20 của tàu Trung Quốc nhắm vào tàu cá Việt Nam trong năm nay mà phần đông được báo chí nhà nước gọi là các vụ tấn công của ‘tàu lạ.’

Vụ vừa rồi không phải là đâm chìm mà người ta nhảy lên cướp phá và làm phá tàu để tàu bị ngập nước. Sau đó, nó rút lui, tàu mới bắt đầu bị phá nước và chìm. Trong quá trình bị phá nước, tàu Quảng Ngãi đó đã gọi điện và các tàu cá của Việt Nam ở xung quanh tới cứu, chia làm hai tàu, mỗi tàu chở 5 người về đất liền. Chúng tôi đã có văn bản phản đối vụ này.

Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng cho biết.

Như vậy bình quân mỗi tháng có 2 trường hợp tàu Việt bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển.  

Việt Nam cần có biện pháp ứng phó thế nào để bảo vệ ngư dân trước đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Biển Đông? Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Nguyễn Việt Thắng, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về đề tài này.

Ông Nguyễn Việt Thắng: "Vụ vừa rồi không phải là đâm chìm mà người ta nhảy lên cướp phá và làm phá tàu để tàu bị ngập nước. Sau đó, nó rút lui, tàu mới bắt đầu bị phá nước và chìm. Trong quá trình bị phá nước, tàu Quảng Ngãi đó đã gọi điện và các tàu cá của Việt Nam ở xung quanh tới cứu, chia làm hai tàu, mỗi tàu chở 5 người về đất liền. Chúng tôi đã có văn bản phản đối vụ này."

VOA: Vụ việc xảy ra hôm 29/9 vì sao tới hơn nửa tháng sau Việt Nam mới lên tiếng?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chậm là do thông tin của địa phương. Người ta phải báo cáo, xác định cho chính xác rõ ràng vì muốn phản đối cái gì cũng phải chính xác. Thông tin từ địa phương chậm nên chúng tôi phản ứng theo thời gian đó.

VOA: Những lần trước hay nghe nói ‘tàu lạ’ tấn công. Lần này gọi là tàu Trung Quốc nghĩa là đủ chứng cứ xác định rõ ràng?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Ngư dân người ta nói rõ là tàu Trung Quốc, nhưng không thấy nói tàu có dấu hiệu, ký hiệu gì.

VOA: Theo phản ánh của ngư dân, dấu hiệu nào giúp họ khẳng định đó là tàu Trung Quốc?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Ngư dân có rất nhiều kinh nghiệm, dựa vào hành vi đập phá, đánh người và ngôn ngữ nói chuyện thì họ biết đó là tàu Trung Quốc.

VOA: Đây là lần thứ 20 trong năm tàu Việt bị tàu Trung Quốc tấn công. Hội Nghề cá dự kiến ứng phó thế nào?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi kêu gọi bà con đánh cá tập họp theo đoàn, theo đội, thường xuyên liên lạc với đất liền để ứng cứu lẫn nhau. Tuy nhiên, tàu đánh cá không thể đi gần nhau được, và có những ngư trường rộng cho nên việc ứng phó phải có thời gian. Về phía nhà nước, chúng tôi vẫn luôn luôn đề nghị các cơ quan hữu quan như Kiểm ngư và cảnh sát biển, các lực lượng bảo vệ hải phận Việt Nam, có việc gì thì tiếp ứng cho chúng tôi.

VOA: Đề nghị này cho tới nay được đáp ứng thế nào?

Chúng tôi kêu gọi bà con đánh cá tập họp theo đoàn, theo đội, thường xuyên liên lạc với đất liền để ứng cứu lẫn nhau...Về phía nhà nước, chúng tôi vẫn luôn luôn đề nghị các cơ quan hữu quan như Kiểm ngư và cảnh sát biển, các lực lượng bảo vệ hải phận Việt Nam, có việc gì thì tiếp ứng cho chúng tôi.

Ông Nguyễn Việt Thắng nói.​

Ông Nguyễn Việt Thắng: Đương nhiên chưa thể nào đáp ứng 100% nhưng chúng tôi cho rằng nhà nước cũng có rất nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm an toàn cho ngư dân. Cục Kiểm ngư Việt Nam được thành lập và hoạt động từ tháng 5/2015. Sự hiện diện của Cục Kiểm ngư trên biển cũng góp phần tạo yên tâm cho ngư dân. Tuy nhiên, biển cả mênh mông. Cho nên đáp ứng 100% yêu cầu của ngư dân, theo chúng tôi, việc này cũng chưa được.

VOA: Biện pháp cụ thể nhất mà Hội Nghề cá mong muốn có trong việc bảo vệ ngư dân là gì?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Phải tăng cường sự hiện diện thường xuyên trên các vùng biển nhất là các vùng biển quan trọng như Hoàng Sa-Trường Sa, đặc biệt là các ngư trường lớn như Nam Hoàng Sa, Bắc Trường Sa ra Biển Đông. Phải tăng cường hơn nữa các lượng lượng này. Chúng tôi không nắm được cụ thể lực lượng có bao nhiêu, nhưng mong muốn có sự hiện diện thường xuyên để khi có vấn đề có thể xuất hiện kịp thời hỗ trợ ngư dân và ngăn tàu nước ngoài vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mong muốn là như thế nhưng đáp ứng thì có lẽ số lượng cũng chưa được nhiều.

Tàu Trung Quốc tấn công làm chìm tàu của ngư dân Việt

AP dẫn nguồn tin từ giới hữu trách Việt Nam cho biết Hà Nội sẽ có công hàm chính thức phản đối Trung Quốc về vụ tấn công hôm 29/9.

Bắc Kinh chưa lên tiếng phản hồi về tố cáo mới nhất của Việt Nam, nhưng trong các vụ tương tự trước đây, Trung Quốc tỏ ra phớt lờ và tố cáo ngược lại rằng tàu cá Việt sách nhiễu tàu Trung Quốc.

Tàu cá Việt đa số là tàu nhỏ không vũ trang trong khi tàu Trung Quốc là các loại tàu lớn hầu hết có trang bị võ khí, theo nhận xét của Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam trong một cuộc phỏng vấn trước đây với VOA Việt ngữ.

Ông Nguyễn Ngọc Oai cũng khẳng định rằng tàu cá Trung Quốc là ‘một lực lượng tấn công'.

Ngư dân Việt than phiền là trong khi tàu cá Trung Quốc được các tàu chức năng hộ tống bảo vệ thì tàu cá Việt phải tự mình đối đầu với sự hung hãn của tàu Trung Quốc mỗi khi ra khơi.

Cục trưởng Cục Kiểm ngư từng phát biểu với VOA Việt ngữ rằng: “Chúng tôi không theo bảo vệ vì lực lượng chúng tôi có hạn. Cả vùng biển rộng lớn chúng tôi chỉ có 30 tàu. Chúng tôi chủ yếu tuyên truyền, quan sát ở xa để theo dõi, để hỗ trợ thôi, chứ chúng tôi không phải theo để bảo vệ tàu cá”.

28 Tháng Năm 2013(Xem: 17552)
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ - Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17535)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam sẽ cử phái đoàn tìm hiểu về không quân và các hệ thống vũ khí của Indonesia trong năm 2014. Cổng thông tin lớn nhất của Indonesia, Kompas, đưa tin như vậy sau khi phóng viên M Hernowo tháp tùng Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin tới Hà Nội trong chuyến đi tiếp thị máy bay vận tải quân sự CN-295 hôm 27/5.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 24816)
Tối thứ Hai 6/5 rạng sáng thứ Ba 07/05/2013, hỏa tiễn Vega của châu Âu đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh quan sát trái đất loại nhỏ là vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam và Proba-V của châu Âu, cùng với một vệ tinh siêu nhỏ của đại học Estonia. Vệ tinh viễn thám đầu tiên này sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí mua ảnh vệ tinh và chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16595)
Hầu như mọi người Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đều vô cùng bức xúc khi được tin trên các trang liên mạng của Trung Quốc đang dấy lên một chiến dịch truyền thông nhằm vào Việt Nam với những lời lẽ sách động, gây hấn. Song song với chiến dịch này là những hành động khiêu khích trên biển Đông của các “ngư phủ” trá hình Trung Quốc mang vũ khí. Nếu trong thời gian qua, mọi người từng cảm thấy thất vọng, căm phẫn và nhục nhã trước những phản ứng nhu nhược, hèn đớn của các nhà lãnh đạo trong nước khi Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào huyện lỵ Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20633)
Theo tin tức và hình ảnh chúng tôi nhận được, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 2013 đã diễn ra hai sự kiện tác động đến tâm lý chính trị người Việt hải ngoại, mỗi khi nhớ về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đó là vào những ngày đầu năm Quí Tị 2013, ông Nguyễn Thanh Sơn, đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN, Chủ tịch Uỷ ban “Việt kiều” và một phái đoàn Mỹ do ông Lê Thành Ân Tổng lãnh sự dẫn đầu, đến thắp nhang tưởng niệm tại Nghĩa Dũng Đài, một đài tưởng niệm lớn tọa lạc trong Nghĩa Trang Biên Hòa.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 18682)
Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa. Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ. Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.