Mỹ muốn Đài Loan vào thay Trung cộng ở Viện Khổng Tử nghi là mạng lưới tình báo

03 Tháng Hai 20216:59 SA(Xem: 6901)

VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ TƯ 03 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image007Viện Khổng Tử ở Mỹ . Net


image008Lễ gắn biển "Học viện Khổng Tử" tại trường Đại học Hà Nội vào sáng 27/12/2014. Photo courtesy of VNExpress.


Mỹ muốn Đài Loan vào thay Trung cộng ở Viện Khổng Tử nghi là mạng lưới tình báo


02/02/2021


TTO - Phía Mỹ tìm giải pháp thay thế cho những người học tiếng Hoa khi Viện Khổng Tử của Trung Quốc đóng cửa. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng cáo buộc các viện này tuyển "gián điệp" tại các trường đại học ở Mỹ.


image009Hội nghị Viện Khổng Tử lần thứ 13 được tổ chức ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc hồi tháng 12-2018 - Ảnh: AP


Tạp chí Nikkei Asia ngày 2-2 đưa tin trong bối cảnh các Viện Khổng Tử của Trung Quốc trên khắp các trường đại học Mỹ bị buộc đóng cửa do lo ngại về tự do học thuật, đại diện cấp cao của Mỹ tại Đài Loan đang kêu gọi hòn đảo này nhảy vào lấp đầy khoảng trống.


Chia sẻ với báo Nikkei Asia, ông Brent Christensen, giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan, cho biết Đài Loan có thể giữ "vai trò then chốt" trong vấn đề học tiếng Hoa của sinh viên Mỹ và rằng vùng lãnh thổ này nên tận dụng cơ hội như vậy để quảng bá văn hóa của họ.


Viện Khổng Tử của Trung Quốc - với các lớp dạy tiếng Hoa và văn hóa bên trong các trường đại học Mỹ - đang bị đóng cửa nhanh chóng do các trường đại học Mỹ lo ngại về ảnh hưởng của Bắc Kinh lên vấn đề tự do học thuật.


"Học tiếng Hoa từ thầy cô giáo Đài Loan đồng nghĩa đang học tiếng Hoa trong một môi trường không có kiểm duyệt hay ép buộc" - ông Brent Christensen nói.


Viện Khổng Tử vốn tự xem họ là một tổ chức phi lợi nhuận được lập ra nhằm đưa ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc đi xa hơn. Họ tổ chức nhiều lớp học từ thư pháp, nấu ăn cho tới Thái cực quyền.


Theo cập nhật của Hiệp hội Các học giả quốc gia (NAS) ở Mỹ, tính đến ngày 26-8-2020, trên nước Mỹ vẫn còn 67 Viện Khổng Tử.


Đối với nhiều sinh viên Mỹ, Viện Khổng Tử là nơi giúp ích trong việc học tiếng Trung Quốc, nhưng giới chỉ trích cho rằng câu chuyện không dừng lại như vậy. Những năm gần đây, người Mỹ đã tranh luận liệu các giáo viên tại Viện Khổng Tử và những tài liệu của họ có phục vụ chiến dịch tuyên truyền chính trị của Bắc Kinh hay không.


Giữa tháng 8-2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có một bước đi đáng chú ý khi xem Trung tâm Viện Khổng Tử ở Mỹ (CIUS) - nơi quản lý các Viện Khổng Tử trên khắp nước Mỹ - là một "phái bộ nước ngoài" của Chính phủ Trung Quốc, điều mà chỉ thường áp dụng với các cơ quan tham gia hoạt động ngoại giao và lãnh sự.


Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc các viện này tuyển "gián điệp và cộng tác viên" tại các trường đại học ở Mỹ.


Ông Pompeo nói CIUS là "một thực thể thúc đẩy chiến dịch gây ảnh hưởng thâm hiểm và tuyên truyền toàn cầu của Bắc Kinh" tại các trường của Mỹ. Phía CIUS đã không đồng tình với việc bị xem là "phái bộ nước ngoài". 


Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ "đang bêu xấu hoạt động bình thường của một dự án hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ". BÌNH AN


Mỹ lo lắng trước sự bành trướng của các Viện Khổng Tử; nghi là mạng lưới tình báo


21/02/2018


TTO - Cộng đồng tình báo Mỹ cảnh báo các học viện Khổng tử của Trung Quốc trên đất Mỹ có thể là một phần trong mạng lưới tình báo của Bắc Kinh.


image010Nhóm trình diễn của Viện Khổng Tử tại thành phố Indianapolis, bang Indiana (Mỹ) trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thành phố năm 2011 - Ảnh: PRI


Những khó khăn về tài chính đã đẩy hơn 100 trường đại học ở Mỹ vào thế bắt tay với Viện Khổng tử của Trung Quốc trong thời gian 2, 3 năm ngắn ngủi. Trong khi cộng đồng tình báo Mỹ lo ngại đó có thể là những mạng lưới gián điệp của Bắc Kinh, các chính khách Mỹ còn lo xa hơn thế.


Nói như báo Washington Post, sự tồn tại của các Viện Khổng Tử trên đất Mỹ đặt ra mối đe dọa tới tương lai của quốc gia này vì "Nó ảnh hưởng tới cách mà thế hệ lãnh đạo tiếp theo của nước Mỹ suy nghĩ về Trung Quốc và nhận thức của họ về chế độ ở Bắc Kinh".


Thượng nghị sĩ Marco Rubio (bang Florida) cảnh báo Viện Khổng Tử thực chất là công cụ để thúc đẩy các tư tưởng và suy nghĩ lệch lạc nhưng có lợi cho Trung Quốc trên đất Mỹ. 


Trung Quốc đang tận dụng môi trường tự do học thuật ở Mỹ để gieo rắc tư tưởng thân Trung Quốc vào đầu các lãnh đạo tương lai của nước Mỹ. Đó mới là mục đích thật sự của Viện Khổng Tử".Thượng nghị sĩ Marco Rubio


Hồi đầu tháng 2 này, ông Rubio đã kêu gọi tất cả các trường đại học ở Florida có liên hệ với Viện Khổng tử của Trung Quốc cân nhắc lại mối quan hệ trên. 


Động thái này diễn ra sau khi có nhiều báo cáo nói Bắc Kinh, thông qua các Viện Khổng Tử, đã cố gắng kiềm chế những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc trong các trường học Mỹ, can thiệp vào các chủ đề học thuật liên quan tới Trung Quốc, thậm chí kiểm soát tư tưởng và giám sát các du học sinh Trung Quốc tại Mỹ.


Những nỗ lực của ông Rubio đã nhận được sự hồi đáp. Đại học West Florida đã quyết định không gia hạn hợp đồng và mối quan hệ với Hanban, cơ quan quản lý các Viện Khổng tử trên toàn thế giới của Trung Quốc.


Đại diện của trường nói việc chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử là bởi sinh viên không còn hứng thú nhưng thừa nhận những nghi ngại ngày càng tăng cũng ảnh hưởng một phần.


Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), ông Christopher A. Wray trong một cuộc điều trần trước Ủy ban tình báo thượng viện Mỹ hồi tuần rồi xác nhận cơ quan này đang "thận trọng theo sát", thậm chí điều tra một số Viện Khổng Tử.


Các viện Khổng Tử được gắn mác học thuật và chính "sự ngây thơ", như lời ông Wray nói, mới là vấn đề.


"Chúng ta đã tạo ra một môi trường tự do học thuật, nghiên cứu và họ đang lợi dụng điều đó", ông Wray nói. Sự lo lắng của người Mỹ là có cơ sở, bởi người ta hầu như không biết chính xác điều gì đang xảy ra, ai đang đứng đằng sau pho tượng triết gia Khổng Tử. 


Một số chuyên gia Mỹ chuyên nghiên cứu về Trung Quốc và các cựu nhân viên tình báo đã chỉ ra mối liên hệ giữa Viện Khổng Tử và Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Một số nghị sĩ Mỹ như ông Rubio đang yêu cầu Quốc hội hành động nếu các Viện Khổng Tử không minh bạch hóa các hoạt động của họ một cách tự nguyện. 


Thực chất đây chỉ là cách chữa cháy bởi căn nguyên xuất phát từ việc các trường đại học Mỹ thiếu tiền còn Trung Quốc thì sẵn sàng đổ núi tiền để mở Viện Khổng Tử trên đất Mỹ.


"Muốn cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc, đừng ngại vun tiền đầu tư cho thế hệ trẻ, các lãnh đạo tương lai của nước Mỹ. Hay chúng ta muốn Trung Quốc làm giúp Mỹ?", Washington Post chốt vấn đề. BẢO DUY
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17549)
Vào thời điểm kỷ niệm 24 năm từ khi Việt Nam chính thức mở cửa kinh tế, 12 năm từ lúc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được xem như một “bước ngoặt”, 6 năm “cơ hội” cho việc lần đầu tiên quốc gia này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một lần nữa mối tương quan Mỹ - Việt lại chuyển sang một khúc quanh thách thức mới: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17535)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam sẽ cử phái đoàn tìm hiểu về không quân và các hệ thống vũ khí của Indonesia trong năm 2014. Cổng thông tin lớn nhất của Indonesia, Kompas, đưa tin như vậy sau khi phóng viên M Hernowo tháp tùng Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin tới Hà Nội trong chuyến đi tiếp thị máy bay vận tải quân sự CN-295 hôm 27/5.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 24814)
Tối thứ Hai 6/5 rạng sáng thứ Ba 07/05/2013, hỏa tiễn Vega của châu Âu đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh quan sát trái đất loại nhỏ là vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam và Proba-V của châu Âu, cùng với một vệ tinh siêu nhỏ của đại học Estonia. Vệ tinh viễn thám đầu tiên này sẽ giúp Việt Nam giảm chi phí mua ảnh vệ tinh và chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16593)
Hầu như mọi người Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, đều vô cùng bức xúc khi được tin trên các trang liên mạng của Trung Quốc đang dấy lên một chiến dịch truyền thông nhằm vào Việt Nam với những lời lẽ sách động, gây hấn. Song song với chiến dịch này là những hành động khiêu khích trên biển Đông của các “ngư phủ” trá hình Trung Quốc mang vũ khí. Nếu trong thời gian qua, mọi người từng cảm thấy thất vọng, căm phẫn và nhục nhã trước những phản ứng nhu nhược, hèn đớn của các nhà lãnh đạo trong nước khi Trung Quốc sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào huyện lỵ Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam
21 Tháng Tư 2013(Xem: 20631)
Theo tin tức và hình ảnh chúng tôi nhận được, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 2013 đã diễn ra hai sự kiện tác động đến tâm lý chính trị người Việt hải ngoại, mỗi khi nhớ về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Đó là vào những ngày đầu năm Quí Tị 2013, ông Nguyễn Thanh Sơn, đương kim Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN, Chủ tịch Uỷ ban “Việt kiều” và một phái đoàn Mỹ do ông Lê Thành Ân Tổng lãnh sự dẫn đầu, đến thắp nhang tưởng niệm tại Nghĩa Dũng Đài, một đài tưởng niệm lớn tọa lạc trong Nghĩa Trang Biên Hòa.
16 Tháng Tư 2013(Xem: 18681)
Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa. Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ. Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.