Từ đầu tháng 5/2014 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan HYSY 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan này nối tiếp các hoạt động có tính toán từ trước nhằm xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt là việc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988.
Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước. Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
Nhân vật được đề cử làm tân đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, vào hôm qua 17/06/2014, đã cho rằng Washington nên gỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam.Phát biểu nhân cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, ông Ted Osius, một nhà ngoại giao kỳ cựu, thẩm định rằng « bây giờ là lúc » mà chính quyền Mỹ phải xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm nói trên theo một « tiến độ thích hợp ».
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
Mở đầu bài viết, Tiến sỹ Lan Anh cho biết: "Một tháng đã qua kể từ khi Biển Đông một lần nữa lại dậy sóng gần quần đảo Hoàng Sa. 40 năm trước, vào tháng 1 năm 1974, Hoàng Sa là nơi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Việt Nam Cộng hòa.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg News ngày 31/05/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã “chuẩn bị” các luận cứ để kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực mà theo Hà Nội là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
Đã gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hãn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam. Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những hình ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.
Không còn nghi nghờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính Biển Đông. Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên Biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái, kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương nhằm chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) trong lá thư ký ngày 9 tháng 5 năm 2014 về tình hình Biển Đông, Gia đình Giáo Phận chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm 22/05/2014 để hợp thông cầu nguyện cho Quê hương Đất nước. Trong ngày này: 1. Các Giáo xứ, các Dòng tu sẽ dâng lễ cầu nguyện và tổ chức một giờ chầu Thánh Thể theo ý của HĐGMVN (cử hành Thánh lễ “Cầu cho Hòa Bình và Công Lý” - Sách lễ Rôma, trang 931).
Nhiều doanh nhân Đài Loan cùng gia đình đã vội vã rời Việt Nam do lo sợ về tình trạng bạo loạn gần đây. Trong hình là một số người vừa đáp xuống sân bay Đào Viên, Đài Loan hôm 15/5. Các cuộc bạo loạn tại Việt Nam khiến nhiều nhà máy bị phóng hỏa và cướp phá, với các chủ đầu tư người Đài Loan bị thiệt hại nhiều nhất.
Ông Hà Vũ từng được truyền hình công an và VTV làm 'phóng sự' trong tù. Một số tổ chức quốc tế đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được chính quyền Việt Nam thả khỏi tù và sang Hoa Kỳ 'chữa bệnh'.
Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết.
Từ ba thập niên nay, không đợi đến ngày 30 tháng tư trở lại mới có thêm tài liệu giải mật được phổ biến từ ba phiá Mỹ, Côïng sản và Quốc gia liên hệ đến giai đọan hấp hối của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng cuộc tháo chạy của Hoa kỳ năm 1975.
Với tình trạng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhiều gia đình vẫn còn cắt giảm chi tiêu. Đối với nhiều nữ sinh trung học ở San Jose, sự cắt giảm chi tiêu có nghĩa là dự tính mua một bộ y phục dự tiệc tốt nghiệp đẹp đẽ có thể không xảy ra.
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.