Hà Nam: Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019

15 Tháng Năm 20187:49 CH(Xem: 9810)

VĂN HÓA ONLINE - BỘ ẢNH NHÂN VĂN - THỨ TƯ 16 MAY 2018


Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019


VĂN HÓA

16/5/2018

 image001

Tượng Đức Phật ngự trên quần thể Phật giáo Tam Chúc tỉnh Hà Nam. Video Tuần Pro / Desighed VH.


Tin từ một chức sắc Phật giáo trong nước cho Văn Hóa biết Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào dịp Đại lễ Phật Đản 2109 tây lịch.


Đại lễ dự kiến sẽ tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và 10.000 đồng bào Phật tử và dân chúng Việt Nam.


Đây là lần thứ ba, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước phối hợp với Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV) đăng cai chủ trì Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc và Hội thảo Khoa học Quốc tế. Dự kiến thời gian tổ chức Đại lễ từ khoảng trung tuần tháng 5/2019 tại quần thể Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Quần thể Phật giáo Tam Chúc - nơi được mệnh danh là vịnh Hạ Long trên cạn.


Quần thể Tam Chúc có diện tích tới 5.100ha, riêng hồ Tam Chúc có diện tích 600ha, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vỹ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước, xung quanh là những đầm sen thơm ngát.


Hà Nam là tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Địa hình của Hà Nam là vùng đồng bằng chiêm trũng, lác đác xen kẽ những quả đồi, núi thấp tạo nên cảnh sắc riêng biệt. Hà Nam có hai sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang. Hai con sông này từng ghi dấu những chiến tích thủy quân của quân dân Đại Việt chống thành công bọn xâm lược phản động phương bắc. Hà Nam nổi tiếng có 10 di tích thiên tạo và nhân tạo như:như: Chùa Bà Đanh- núi Ngọc, núi Gôi, chùa Long Đọi Sơn, Đền Hoàng Lang, Ngũ Động Sơn, hồ Tam Chúc ....


image002

Đền Hoàng Lang giữa hồ Tam Chúc, Ba sao Kim Bảng Hà Nam.


Được biết vào chiều ngày 07 tháng 02, nhân chuyến công tác Phật sự tại miền bắc, phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS/GHPGVN) đã quang lâm về Đền Tam Chúc chuẩn bị cho Đại lễ Vesak 2019.


Một cơ sở doanh nghiệp Xuân Trường đã tài trợ toàn bộ kinh phí tổ chức Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc năm 2019 tổ chức tại Hà Nam - Tam Chúc.


Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một trong các hoạt động văn hoá mang tính quốc tế của Liên Hợp Quốc. Ngày 15/12/1999, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 54, mục 174 của chương trình nghị sự Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận tổ chức Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Đại lễ Tam Hợp (kỷ niệm đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, thời gian khoảng tháng 5 dương lịch) mang danh xưng là Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.


Vào năm 2000, Đại lễ Vesak LHQ đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, New York với sự tham gia của các tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. Đại lễ Vesak LHQ cũng là ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc và lần lượt ở các quốc gia có truyền thống Phật Giáo.



Từ năm 2004 đến nay, cộng đồng Phật giáo Thế giới đã tổ chức thành công 10 lần Đại lễ Vesak LHQ, trong số đó có 9 lần được sự bảo trợ của chính phủ Hoàng gia Thái Lan và sự chứng minh của Giáo hội Phật giáo Thái Lan, trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức chính tại Trụ sở Liên Hợp Quốc Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, Thái Lan. Năm 2014, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đã được tổ chức trọng thể tại khu vực quần thể Phật giáo Bái Đính tỉnh Ninh Bình. (theo Nam Nguyễn).


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Đền Hoàng Lang Tam Chúc tỉnh- Hà Nam


Tam Chúc là khu du lịch quốc gia ở Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống danh lam, thắng cảnh gắn với hồ Tam Chúc và chùa Ba Sao nằm ở thị trấn Ba Sao và Xã Khả Phong, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam.


Từ thành phố Phủ Lý, theo đường 21 đi khoảng 12 km thì đến hồ Tam Chúc với diện tích tới 545ha. Từ Hà Nội theo tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính đến khu du lịch khoảng 55 km.


Nơi đây là vùng ngập nước, núi đá vôi có nhiều di tích lịch sử văn hóa thiên tạo và nhân tạo như: động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, Động Thủy, động Lim, động Đề Yêm, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.


Quần thể Phật giáo Tam Chúc có là gạch nối giữa Chùa Hương với các khuvực Phật giáo thiên nhiên như Vân Long, Bái Đính, Tràng An. Một kế hoạch liên kết phát triển tuyến chùa Hương (Hà Nội) - Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Bái Đính (Ninh Bình) là ý tưởng đã được Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên đồ án thực hiện.


Một con đường thẳng chỉ dài có hơn 20 km nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng. Nếu kế hoạch này hoàn tất, con đường này được mẹnh danh là  con đường tâm linh lớn nhất Việt Nam./ (theo http://smartsoft.com.vn)

Làng hoa ảo Phù Vân, sông Đáy Hà Nam

Vào những tháng giáp Tết, khi đến làng hoa Phù Vân  được mệnh danh là vựa hoa kỳ ảo cung cấp cho thị trường thành phố Phủ Lý, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình… Làng hoa Phù Vân, nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý chưa đến 4km, thuộc địa phận xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với những cánh đồng hoa dọc bãi sông Đáy.


image031Cánh đồng hoa cúc khoe sắc.


image032Vườn Lan.


Để đến được làng hoa Phù Vân, các bạn có thể đi ô tô hoặc xe máy. Nếu đi xe máy, theo hướng từ trung tâm Hà Nội các bạn đi Quốc lộ 1A để vào địa phận Hà Nam. Qua trạm thu phí Cầu Giẽ, từ đây bạn hỏi người dân địa phương để đến làng hoa Phù Vân. Nếu đi bằng ô tô, từ trung tâm Hà Nội theo hướng cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ qua trạm thu phí, sau đó hỏi đường đến làng hoa Phù Vân.


image033Vườn đào làng hoa Phù Vân.Ảnh: hanamtv.vn


Rất dễ dàng nhận ra những cánh đồng hoa, từ đầu xóm đến cuối xóm đều bao trùm không gian khoe sắc của các loại hoa. Nhờ vào sự ban tặng của thiên nhiên từ phù sa màu mỡ của con sông Đáy và đôi bàn tay chăm sóc của nhà vườn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các loại hoa của làng như: hoa hồng, cúc, hoa đồng tiền, ly, lan hồ điệp, violet…


image034Ảnh: donglucsong.net


Đặc biệt, quất cảnh được phát triển mạnh ở làng hoa Phù Vân, những cây quất cảnh được chăm sóc rất chu đáo, sai quả đem lại thế mạnh kinh tế cho các hộ dân trồng quất.


image035

Cam sành Hà Nam.Ảnh: hanamtv.vn


image036Quất Hà Nam.


Khi đã đặt chân đến Hà Nam không thể không ghé thăm Nhà thờ Phủ Lý, chùa Bà Đanh, Đền Trúc – Ngũ Động Sơn, chùa Long Đọi Sơn, Bát cảnh sơn, đền Trần Thương, đền Lãnh Giang, đền Tam Chúc Ba Sao, làng thêu An Hòa…


image037

Chùa Bà Đanh – Núi Ngọc thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý khoảng 10km, là một ngôi chùa thiêng liêng với dáng kiến trúc cổ kính. Ảnh: YouTube.


image038

Đền Trúc hay còn gọi là Ngũ Động Thi Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, nằm dưới chân núi Cấm, cùng với Ngũ Động gồm các con động nối liền kéo dài cả trăm mét trong núi Cấm. Ảnh: vietnamtourism.com.


image039


Chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) hay còn gọi là Diên Linh Tự, được Vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan xây dựng năm 1054, là một điểm tâm linh Phật giáo trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Ảnh: vietnamtourism.com. (theo Mai Nguyễn)


Nguồn: https://www.ivivu.com/blog/2016/12/vi-vu-lang-hoa-phu-van-ha-nam-check-in-song-ao/


Chùa Bái Đính


image040


Dẫu trời rét buốt, nhưng trên đỉnh núi sương mờ bảng lảng, hàng trăm thợ mộc, thợ xây vẫn miệt mài với những khúc gỗ to bằng 2-3 vòng tay người ôm, với hàng trăm pho tượng đá cao hơn đầu người, đánh đu thân mình trên những giàn giáo chằng chịt ở lưng chừng trời… để mong sớm có một ngôi chùa được coi là to và đẹp nhất Việt Nam.


Đó chính là chùa Bái Đính, nằm trong một thung lũng mênh mang hồ và núi đá, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình).


Những kỷ lục


Từ cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) đi vào đến núi Bái Đính chỉ khoảng 20km. Cách xa 2-3km đã thấy 2 ngôi chùa như hai búp sen khổng lồ mọc vững chãi trên vách núi, nối tiếp nhau, với những mái đao cong vút, xanh biếc. Tòa nằm phía trước, bên dưới gọi là Pháp Chủ điện. Tòa nằm phía trên, cách khoảng 100m, gọi là Tam Thế điện.


image041


Phía ngoài cùng, ngay con đường quanh co dẫn lên chùa, cách Pháp Chủ điện khoảng 300m là gác chuông 3 tầng, 24 mái. Đây là nơi sẽ đặt một quả chuông nặng tới 36 tấn. Hiện tại, hai hạng mục gồm cổng tam quan (chạy dài hơn 200m) và hai hành lang tượng La Hán (nằm ở hai bên, dẫn từ cổng tam quan lên gần sát Tam Thế điện với chiều dài khoảng 500m, mỗi bên đặt 250 tượng La Hán bằng đá trắng) mới bắt đầu được động thổ.


Cả một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính, nhìn ra hồ Đầm Thị ở phía Bắc và xa hơn nữa là sông Hoàng Long. Đứng ở sân chùa Bái Đính trông ra, bốn bề là cảnh sông nước và núi đá vôi rất hữu tình, mang nét đặc trưng hiếm có của vùng Gia Viễn (Ninh Bình)- vốn được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn”.


Mặc dù đến nay, ngôi chùa vẫn chưa xây dựng xong, mới hoàn tất được khoảng 70% công việc, xây dựng chùa, nếu tính cả dự án gồm nhiều hạng mục như hồ, suối, khu vui chơi giải trí, hang động, đường sá… thì mới chỉ đạt 30%, nhưng danh tiếng của nó đã lan rộng ra khắp các vùng vì những kỷ lục đáng ngạc nhiên mà từ xưa đến nay chưa từng gặp ở Việt Nam.


Kỷ lục đầu tiên chính là sự bề thế và hoành tráng của ngôi chùa. Ngôi Tam Thế điện có diện tích lên tới 2.400m2, gồm 12 mái, với những cây cột cao từ 22-30m. Mỗi cây cột có đường kính 80-90cm, 2-3 vòng tay người ôm.. Ngôi Pháp Chủ điện, cây cột cao nhất cũng lên tới 27m và rộng gần 2.000m2 (trong khi những ngôi chùa lớn hiện nay cũng chỉ rộng 150m2). Bước vào, khách phải ngước lên mỏi cổ mới nhìn thấy xà nhà. Bên trong chằng chịt giàn giáo xây dựng.


Theo anh Ngô Xuân Chiến, một thợ mộc đang thi công ở đây cho biết, chỉ riêng phần mái của ngôi Tam Thế đã rộng tới 4.000m2. “Toàn bộ phần mái, chủ đầu tư đã mời thợ từ tận TP. Huế ra lợp. Họ phải lợp trong 3 tháng liền mới xong. Mỗi ngày chỉ lợp được 2 hàng ngói”- anh kể.


Thế nhưng, điều còn gây sửng sốt hơn là những pho tượng Phật lớn chưa từng thấy ở Việt Nam, được đúc và đặt ở Tam Thế điện và Pháp Chủ điện. Đây là những pho tượng Phật khổng lồ được đúc bằng đồng nguyên khối nhập từ Nga về, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng ở Ý Yên ( Nam Định) thực hiện. Nóc chùa đã cao lút tầm nhìn, đầu các pho tượng (ngồi) cũng chạm lên tận xà nhà.


Bởi vậy, người ta phải định vị tượng vào tòa sen trước rồi mới tiến hành xây dựng khung chùa. Trong đó, theo chủ đầu tư cho biết, riêng 3 pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng tới 50 tấn. Còn pho tượng Pháp Chủ đặt trong Pháp Chủ điện thì nặng tới 100 tấn. Riêng phần bệ xây để đặt đài sen đã cao ngang mặt một người lớn.


Ngay khi vừa bước vào chùa, nhiều người đã phải giật mình trước kích cỡ của pho tượng lớn chưa từng thấy bao giờ. Đây được coi là pho tượng không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất cả khu vực Đông Nam Á.


image042


Ngoài ra, còn có 2 quả chuông cũng được coi là lớn nhất Đông Nam Á hiện nay, gồm nặng 27 tấn và 36 tấn, do chính nghệ nhân đúc Nguyễn Văn Sính ở TP. Huế trổ tài. Hiện hai quả chuông đã được vận chuyển về đến chùa Bái Đính, sau Tết Nguyên đán sẽ được treo lên.


Điều còn khiến chúng tôi bất ngờ hơn là khu vực đang tập kết tượng La Hán trên mỏm đồi ở phía trước Tam Thế điện. Tất cả có khoảng 200 pho tượng đá trắng nguyên khối, mỗi pho cao quá đầu người (2,3m), đặt thành hàng lối như một “rừng tượng”. Mỗi pho đều được đánh số theo thứ tự.


Anh Nguyễn Khắc Hùng, một thợ tạc tượng, cho biết: “Đây chỉ là một phần trong tổng số 500 pho tượng La Hán sẽ được đặt dọc dãy hành lang La Hán do thợ tạc tượng ở làng đá Ninh Vân (Hoa Lư-Ninh Bình) thực hiện. Còn 200 pho tượng nữa hiện chúng tôi đang gấp rút hoàn thành. Để làm xong số tượng này, chúng tôi phải đục đẽo ròng rã suốt 3 năm trời”.


Ở đây, cái gì cũng lớn, cũng làm người ta phải ngạc nhiên, từ tầm cỡ của ngôi chùa, các pho tượng đến số lượng thợ tham gia, số lượng gỗ, đá được sử dụng. Bởi vậy, đi từ đầu chùa đến cuối chùa, ở đâu người ta cũng phải sử dụng đến chữ “đại” để gọi tên, như đại hồng chung, đại tượng, đại Phật tự… mới cảm thấy diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa của công trình “đệ nhất nước Nam” này.


image043

Hoa Lư Tràng An


Đại công trường


Để kịp tiến độ, bất chấp tiết trời lạnh thấu xương, hơn 500 công nhân gồm hàng chục cánh thợ đến từ những vùng nổi tiếng về xây dựng, mộc, điêu khắc, sơn mài, đúc tạc như Quế Võ, Từ Sơn (Bắc Ninh), Kim Sơn, Yên Mô (Ninh Bình), Ý Yên (Nam Định), TP Huế… gần như quên ăn quên ngủ để làm việc.


Họ phải “đánh vật” với những khúc gỗ dài hơn 10m, đường kính gần 1m trong cả đống gỗ 8.000m3. Toàn là gỗ quý như sến, táu, dổi, lim, vàng tâm… Cưa xẻ, đục đẽo ầm ầm. Quanh chùa, trên đỉnh núi, lán trại, nhà xưởng của công nhân dựng chi chít như trại lính. Cả khu núi Bái Đính hoang vu trở thành một đại công trường với máy xúc, máy ủi, xe benz chở đất, xe tải chở gỗ, gạch ngói… chạy suốt ngày đêm.


Ông Nguyễn Văn Chiến, 50 tuổi, thợ cả phụ trách một cánh thợ 60 người ở làng Cung Kiệm, xã Nhân Hòa (Quế Võ- Bắc Ninh), đang thi công dãy hành lang đặt 500 tượng La Hán, bảo: “Chúng tôi đã từng đi ra tận đảo Phú Quốc, lên tận Móng Cái (Quảng Ninh) để dựng chùa chiền, nhà cửa mà chưa thấy ở đâu có ngôi chùa lớn như thế này”.


Mặc dù chùa vẫn chưa xong nhưng ngày nào cũng có hàng trăm khách mò mẫm tìm vào cúng bái. Người dân đội mũ bảo hiểm, đi xe máy đến tham quan cũng có. Ôtô chở khách du lịch theo tour ghé qua cũng có. Trước 3 pho tượng Tam Thế và tượng Pháp Chủ, khói hương đã bắt đầu nghi ngút.


Theo ông Nguyễn Văn Công, tổng chỉ huy xây dựng công trình chùa Bái Đính, thì cả khu chùa rộng tới 107ha. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của dự án xây dựng trung tâm du lịch “tâm linh văn hóa” Tràng An rộng gần 2.000ha do Công ty TNHH Xuân Trường (một doanh nghiệp chuyên hoạt động về xây dựng ở Ninh Bình) làm chủ đầu tư.


Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Trường- chủ đầu tư dự án- cho biết, chùa Bái Đính sẽ xong phần ngoại thất vào năm 2008 và hoàn thành vào năm 2010 để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.


image044

Chùa Bái Đính thời gia đang xây dựng


image045

Tràng An


image046

Trống khai hội chùa Bái Đính


Đặng Thái Huyền
15 Tháng Chín 2014(Xem: 11361)
Từ ba năm nay ngừoi Pháp đến quấy rối ta tại Gia Định , noi đây họ đa phá thành , giết hại và đánh đuổi quân sỉ phòng thủ của ta . Tất cả thần dân có thấy phẩn nộ hay không , ta tuởng rằng toàn dân nhất là những ai ở Nam Kỳ miền duới sẽ sẳn sàng hợp tác với quân sỉ để trả thù cho những noi bị địch đánh bại
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21675)
Cho đến trước thế kỷ 16, Sài Gòn - Gia Định vẫn là miền đất hoang, vô chủ, địa bàn của vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11573)
Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (ROG) phối hợp với chương trình Bầu trời buổi Đêm của BBC đã nhận được số ảnh dự thi kỷ lục cho cuộc thi Nhiếp ảnh gia Thiên văn học của Năm 2014. Trong hình là bức Rạng đông và dải Ngân hà của Rune Johan Engebo.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 12802)
Giữa Thái Bình Dương có một hòn đảo tuyệt đẹp, là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài rùa khổng lồ vô cùng kỳ lạ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 11811)
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm quen thuộc của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 12440)
Ngày 26/4/2003, một Trung tâm Thương mại hiện đại Thương xá Tax được khánh thành trên cơ sở đại tu toàn bộ tòa nhà và trở thành điểm tham quan quen thuộc của người dân Sài Gòn và du khách quốc tế.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 13143)
Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là "Hòn Ngọc viễn Đông". Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 12405)
Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, tình cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.
18 Tháng Tám 2014(Xem: 13000)
Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đã giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên còn hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà
13 Tháng Tám 2014(Xem: 13684)
Dù trải qua hàng chục năm, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện hay Nhà hát Thành phố vẫn giữ được dáng vẻ đặc trưng và tạo nên những dấu ấn riêng cho Sài Gòn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 12240)
Gặp gỡ báo chí dịp cuối năm 2013, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiết lộ câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp chung giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước khi hai bên bước vào hội đàm chính thức.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 11612)
Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 03/08/2014, 20:51 (GMT+7) (Văn hóa) - Màu sắc và mực nước trong hai hố lớn ở Argentina thay đổi liên tục. Người ta gọi nó là “nơi các linh hồn than khóc”.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 19414)
Cách đây không lâu, nhiếp ảnh gia chuyên về mảng động vật hoang dã Andy Rouse ghi lại những hình ảnh này về một con hổ Bengal mẹ cùng đàn hổ con trong thiên nhiên ở vùng Ranthambhore, Ấn Độ.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 10471)
Một quả cầu lửa bùng lên sau một cuộc không kích của Israel tại Rafah, miền nam Dải Gaza. Máy bay chiến đấu của Israel tiếp tục không kích chết người vào dải Gaza nhưng không ngăn được chiến binh người Palestine bắn rocket qua biên giới Israel, trong khi Mỹ đề nghị giúp đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 9991)
Đức vui mừng còn Argentina than khóc
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 11469)
Những bức ảnh do Brian Wickham - một nhân viên chính phủ của Mỹ - chụp tại Sài Gòn. Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 -6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12515)
* Cuối thế kỷ 19, trên nóc Tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do, chợ Đồng Xuân lợp tôn hoặc mái lá. VietEpress Chủ nhật, 25/5/2014 | 08:31 GMT+7
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12147)
Triển lãm "Ký ức Việt Nam 1895-1896" tại Thư viện quốc gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau.
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11251)
Trong một diễn biến tại ngư trường truyền thống, tàu cá có số hiệu DNa-90152-TS bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm đã được kéo về đất liền. Cục Kiểm ngư cùng lực lượng khác đưa 10 ngư dân về Đà Nẵng về chăm sóc sức khỏe. Ngày 30/5, tại Chi cục kiểm ngư số 3 (Chi cục kiểm ngư vùng II) đã tổ chức gặp gỡ động viên các thuyền viên tàu bị nạn.