Cù Huy Hà Vũ: "Giải thể chế độ cộng sản VN để chúng ta cùng về"

08 Tháng Năm 201512:09 SA(Xem: 18364)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 08 MAY 2015
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gặp gỡ Cộng đồng Người Việt California

Bùi Văn Phú, gửi từ San Jose
2014-12-16

“Phải giải thể chế độ cộng sản Việt Nam”, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ phát biểu trong buổi gặp gỡ thân hữu và truyền thông chiều ngày 6-12-2014 ở San Jose.

Ông Vũ cũng nói rằng chính phủ Hoa Kỳ “rất vui và vinh dự được mời ông sang Mỹ để tiếp tục đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.”
Trước khi ra tù, trước mặt sĩ quan an ninh và đại diện sứ quán Mỹ, ông Vũ đã cố gắng nói bằng tiếng Anh: “I am determined to fight the Vietnamese communist regime to the end.” (Tôi quyết tâm chống lại chế độ cộng sản Việt Nam cho đến cùng) và sự việc này đã được công an ghi hình đầy đủ. Ông Vũ kể.

Gặp giới chức ngoại giao Mỹ, ông nói khi sang Hoa Kỳ ông sẽ “dành toàn tâm, toàn ý để tranh đấu cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam và chính phủ Mỹ không được ngăn cản.”

Ông Vũ nói dù sang Mỹ hay đi bất kỳ nơi đâu thì mục tiêu chính của ông cũng là giải thể chế độ cộng sản Việt Nam.

Sự kiện Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đến California trong tuần qua gây chú ý vì từ ngày rời nhà tù để sang Mỹ “chữa bệnh” cách đây 8 tháng, đây là lần đầu tiên ông có những tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại California.

Lúc đầu dự định có họp báo ở Quận Cam vào chiều thứ Năm 4-12 do Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tổ chức. Giờ chót cuộc họp báo không diễn ra vì ông Vũ “bị bệnh bất ngờ”.

Lý do đó cũng đưa đến việc huỷ buổi ăn trưa và hội luận tại một nhà hàng ở San Jose vào thứ Bảy 6-12, theo như thơ mời của ban tổ chức gồm quí anh chị Đỗ Thành Công, phát ngôn nhân của Đảng Dân chủ Nhân dân; anh Nguyễn Trung Cao, đại diện Khối 8406 và chị Hoàng Mộng Thu thuộc Biệt đoàn Văn nghệ Lam Sơn.

Tuy nhiên, chiều thứ Sáu 5-12 Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã bay từ nam California lên San Jose và được một số nhân vật cộng đồng đón tại phi trường.

Tối thứ Bảy ông Vũ đã có buổi gặp gỡ thân hữu và truyền thông. Vì thế một số người không tin ông Vũ thực sự “bị bệnh” để hủy cuộc họp báo ở nam California và buổi hội luận ở San Jose.

Buổi gặp gỡ được tổ chức tại nhà của kỹ sư Đỗ Thành Công, một người đã bị an ninh Việt Nam bắt giam hơn một tháng vào năm 2006 khi anh về Việt Nam.

Tháng 6 năm ngoái, ông Vũ tuyệt thực trong tù, anh Công cũng tuyệt thực trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở San Francisco để biểu tỏ sự ủng hộ. Hôm nay hai người mới có cơ hội gặp nhau lần đầu.

Trong buổi nói chuyện, ông Vũ kể về gia thế. Phụ thân của ông là nhà thơ Huy Cận và bác cũng là cha nuôi là nhà thơ Xuân Diệu, hai thi sĩ được nhiều người Việt biết đến.

Theo ông Vũ, bố ông là bộ trưởng đầu tiên đã cùng Hồ Chí Minh kí vào Bản Tuyên ngôn Độc lập. Theo cộng sản suốt 50 năm nhưng bố ông luôn chống tham nhũng.

Ông Vũ nhớ lại: “Khi bố đi công tác nước ngoài, nhận công tác phí tiêu không hết thì ông đem về trả lại cho bộ tài chính để nhà nước lo cho dân”.

Về người bác, ông kể: “Nhà thơ Xuân Diệu khi đi nói chuyện về thơ ở một địa phương thấy dân khổ, cán bộ hà hiếp dân, ông phản ánh lại với chủ tịch huyện khiến ông này nổi cáu muốn huỷ buổi nói chuyện. Bác ông về báo cáo với trung ương và ông này đã bị cách chức”.

Bố và bác của ông là những người đã tham gia cách mạng từ năm 1938, khi còn là học sinh ở Huế. Chú ông là sĩ quan Quân đội Nhân dân. Ông nội bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, nhờ lí lịch gia đình theo cách mạng nên không bị giết, được giảm từ địa chủ xuống trung nông, bị giam trong chuồng trâu, bỏ đói. May nhờ có một người quen đêm lén đem cơm cho ăn mà sống sót.

Thời ông Vũ làm cán bộ ngoại giao, năm 2004 gặp gỡ cố vấn Trung Quốc về quân sự cũng như kinh tế, ông có hỏi và được biết là chính Hồ Chí Minh đã thi hành chính sách cải cách ruộng đất theo hướng dẫn của Trung Quốc, có muốn cưỡng lại cũng không được.

Ông Vũ nói rằng “Bố tôi hết lòng với cộng sản, nhưng trước tội ác của cộng sản, cách này cách kia ông cũng tâm tư lắm chứ.”

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nhận mình thuộc gia đình có truyền thống cách mạng, trí thức. Là cán bộ ngoại giao, nếu ông cứ dựa vào đó để tiến thân thì cuộc đời ông sẽ lên.

Nhưng ông muốn thay đổi cách làm việc của bộ máy nhà nước, nhiều lần ông đã có những đề nghị với cấp trên, nhưng tình trạng tham nhũng, hiệu năng làm việc kém cũng không thay đổi. Vì thế ông dựa theo hiến pháp và luật pháp Việt Nam để tìm cách thay đổi hệ thống qua việc ứng cử chức bộ trưởng văn hóa, ứng cử đại biểu quốc hội.

Ông cũng đã kiện ủy ban nhân dân Huế trong dự án đồi Vọng Cảnh, kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về dự án Bôxít.

Ra ứng cử, ông bị ngăn chặn từ địa phương. Ở tổ dân phố, những người đấu tố ông, nói ông không có đủ tư cách, không tham gia quét rác, không thăm dân. Những lí do theo ông là vớ vẩn để không cho ông ra tranh cử. Nhưng cũng có một phần ba ủng hộ ông.

Sau nhiều cố gắng nhưng không thể thay đổi, ông thấy chỉ còn cách là giải thể chế độ cộng sản.

Ông Vũ công tác tại bộ ngoại giao từ năm 1979 đến năm 2009 là khi ông bị bắt giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì qua các báo đài quốc tế ông đã phát biểu quan điểm chống lại chính sách của nhà nước. Ông bị kết án bảy năm tù.

Trong tù ông tranh đấu cho quyền lợi của tù nhân. Bị giam chung với tù hình sự là những kẻ đâm thuê chém mướn, ông đã giảng giải cho họ nghe về tệ nạn tham nhũng của chế độ, của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà theo ông nếu chế độ sụp đổ, ông sẽ đưa ông Dũng ra tòa xử theo luật.

Thời gian ở tù, ông Vũ đã thu phục được sự ủng hộ của nhiều tù nhân. Cả giám thị Bùi Ngọc Bình, giám thị trại 5 là Đại tá Lê Duy Sáu cũng xem ông như là anh hùng.

Hỏi về bí mật quanh Hội nghị Thành Đô, ông Vũ không nghĩ Việt Nam sẽ thành thuộc địa của Trung Quốc.

“Nhưng đó là một hiệp ước đầu hàng Trung Quốc về biên giới lãnh thổ và trên vịnh Bắc Bộ. Nhà nước cứ em chả, em chả, em không biết.
Nhưng Hoàng Sa không dám đòi và Trường Sa tiếp tục bị mất.”


“Trước tình hình đó, chúng ta phải nhanh chóng giải thể chế độ cộng sản Việt Nam thì mới giữ được nước”, ông phát biểu.

Trong hoàn cảnh chính trị như thế nào tại Việt Nam thì ông sẽ trở về? Ông Vũ đã không trả lời thẳng câu hỏi này, cũng như vài câu hỏi khác, mà nói lòng vòng, rồi khi được nhắc nên đi thẳng vào vấn đề ông mới phát biểu:

“Tôi không phải tranh đấu cho một ngày về mà là giải thể chế độ cộng sản Việt Nam để chúng ta cùng về, bắt tay với người dân trong nước xây dựng dân chủ, tiến hành những cuộc bầu cử tự do với sự giám sát quốc tế. Ngày về đó là ngày về của tất cả mọi người Việt Nam, không phải của riêng tôi. Đó là ngày về không phải chỉ của người nước ngoài mà là ngày về của chính người Việt Nam trong nước, ngày về với chế độ tự do dân chủ.”

Ông đã nhận được sự vỗ tay tán thưởng của khách tham dự buổi họp mặt.

Dịp này Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng lập lại những điều ông đã viết trên báo hay trong các khuyến cáo gửi cho chính phủ Hoa Kỳ và ông tin vào sức ép và sức mạnh của Mỹ sẽ giúp Việt Nam có dân chủ nhân quyền và thoát ảnh hưởng của Trung Quốc.

Liên quan đến đối thoại về nhân quyền, ông đề nghị để có tiến bộ trong quan hệ hai nước, Việt Nam phải hủy bỏ những điều luật 79, 88 và 258 luật hình sự.

Như nhiều tổ chức hoạt động cho dân chủ, nhân quyền khác, ông cũng đòi bỏ điều 4 Hiến pháp mà nhà nước Việt Nam coi đó là một âm mưu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Trong buổi gặp gỡ, có những lúc ông Vũ hơi cường điệu. Như khi nói về chính sách xoay trục của Mỹ, ông cho đó là đề nghị của ông với Hoa Kỳ trước đây; hay những khuyến cáo về dân chủ và nhân quyền, nếu chính phủ Mỹ làm theo ý ông chắc chắn sẽ đem lại thắng lợi.

Điều này được cựu Đại tá Vũ Văn Lộc, giám đốc cơ quan IRCC, nhắc khéo với ông rằng người Việt ở Mỹ cũng đã và đang làm những việc đó từ bốn thập niên qua.

Trong một tiếp xúc bên ngoài buổi gặp gỡ, hỏi về sự kiện nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa bị bắt, ông Vũ nhận định đó là những đấu đá phe nhóm trong nội bộ trước kỳ đại hội đảng sắp diễn ra, như đã từng xảy ra trước đây.

*Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh Sa Francisco, California.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 11242)
Tính tới tối 14/1, theo hệ thống đếm trên trang, tới nay, “Chân dung quyền lực” hiện đã có hơn 13 triệu người truy cập và đôi khi, cùng một thời điểm, có hàng nghìn người trên trang này. Một tờ báo của Nhật Bản mới đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện của trang blog “Chân dung quyền lực”, với nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 11180)
(VNTB) - Lần thứ hai liên tiếp, blog đình đám có tên Chân dung quyền lực lại tỏ ra rất nhạy cảm tin tức khi thông báo chính xác ngày về Đà Nẵng 9/1 của bệnh nhân kiêm Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 62323)
Tất cả đều quy về Bắc Kinh sau cái chết của Phạm Quý Ngọ và cái (sắp) chết của Nguyễn Bá Thanh. Nhìn lại những dữ kiện, chúng ta có thể thấy rằng sự nghiệp lẫn cuộc đời của Nguyễn Bá Thanh có nhiều "thay đổi âm thầm" sau chuyến đi Bắc Kinh vào cuối năm 2013 và cái (sắp) chết của ông so với cái chết của Phạm Quý Ngọ xem ra không khác nhau lắm.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 10640)
Các tội ác và nguy cơ từ phía tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) là có thật. Không chỉ Mỹ và đồng minh thân cận (Anh, Pháp) mà cả Nga và Trung Quốc đều thừa nhận như vậy. Các điều tra viên Liên Hợp Quốc đã khẳng định, IS phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người. Các tội ác của IS bao gồm tra tấn, sát hại người vô tội, thảm sát, giết người theo lối tàn bạo, hãm hiếp, cưỡng hôn, đào tạo lính trẻ em, hà khắc với nữ giới, biến phụ nữ thành nô lệ tình dục, khôi phục chế độ nô lệ…
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10085)
"Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng."
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10361)
Trong bài phân tích của cây viết Murray Hiebert đăng vào dịp cuối năm 2014, CSIS đánh giá cuộc bầu cử tại Miến Điện, phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế, các xáo trộn dân chủ tại Thái Lan, tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Thái Bình Dương (TPP), và tiến trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ là những sự kiện định hình cho hướng đi của khu vực.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9594)
Tiến sỹ Trần Công Trục : Việt Nam đã 'biết trước' về kế hoạch thiết lập 'vùng nhận dạng phòng không' (ADIZ) trên Biển Đông của Trung Quốc và tùy vào thái độ của Trung Quốc mà 'chắc chắn' sẽ có các biện pháp đưa tranh chấp chủ quyền với TQ ra các cơ quan tài phán quốc tế.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10350)
Ngày thứ Tư là Ngày Nhân quyền Liên hiệp quốc. Nhiều nhà quan sát mô tả năm 2014 là như một năm khủng khiếp về các vụ vi phạm nhân quyền. Theo tường thuật của thông tín viên Henry Ridgwell của Đài VOA ở London, chiến tranh là nguyên chính của những vụ vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới-và trong 12 tháng qua, những cuộc xung đột qui mô lớn đã gia tăng cường độ.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10582)
Colby xuất thân từ nhóm xây dựng quốc gia/chiến tranh chính trị của CIA, mà không phải từ cánh gián điệp/phản gián của cơ quan này. Trong khi làm việc ở Sài Gòn trên cương vị giám đốc phân nhánh CIA, Colby và các nhân viên của ông đã tổ chức các Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) trong những người Thượng gốc Rhađê. CIA vũ trang cho những người dân ở các buôn làng Tây Nguyên, bảo vệ họ tạm thời, rồi khuyến khích chiến đấu chống Việt Cộng. Lực lượng CIDG là nguyên mẫu cho chương trình Ấp Chiến Lược.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9713)
(NTD.ORG Quốc tế) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa tổ chức họp báo nói về Biển Đông, Hoa Đông, Diễn đàn Hương Sơn, diễn tập Trung-Nga, Trung-Ấn, chống tham nhũng, quan hệ Trung-Mỹ…
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9878)
"Đối với Trung Quốc chúng ta là láng giềng, dù mưa bão chúng ta vẫn là láng giềng, mãi mãi là láng giềng... Do vậy cần gìn giữ hòa bình, hợp tác cùng phát triển để thực hiện một các thực chất phương châm 16 chữ, để đem lại lợi ích cho cả 2 nước”. Ông đề ra sáu chữ cho quan hệ song phương, "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10376)
Từ ngày 20/10/2014 nước Cộng hòa Indonesia có tổng thống mới, ông Joko Widodo. Với diện tích 2 triệu km vuông và dân số 240 triệu người, Indonesia là nước lớn nhất trong tổ chức ASEAN, có nền kinh tế đa dạng, ổn định, có quan hệ nhiều mặt, gần gũi với Việt Nam.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10775)
Cũng theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan, trong số vũ khí tham gia tập trận có pháo cao xạ 40mm, pháo cối 120mm. Cả hai loại vũ khí này đã được đưa lên đảo Ba Bình vào năm ngoái, trong động thái tăng cường sự hiện diện quân sự trên hòn đảo mà Đài Loan chiếm đóng của Việt Nam.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 32124)
Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người chỉ trích cách thức xử lý của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới./
28 Tháng Mười 2014(Xem: 9509)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
27 Tháng Mười 2014(Xem: 11236)
Ông Nguyễn Văn Hải, tức nhà báo Điếu Cày, vừa được đưa thẳng từ nhà tù ở Việt Nam sang Hoa Kỳ. Không có thân nhân đi cùng và gia đình cũng không được thông báo cho đến khi ông đã ra khỏi quê hương.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 9171)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 10223)
Chiều tối ngày 21-10-2014, giới hoạt động nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam xôn xao trước thông tin blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) buộc phải đi tỵ nạn ở Hoa Kỳ. Sau đó đài SBTN xác nhận việc ra đi này của ông lúc 21 giờ ngày 21-10 từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng ông đang trên đường đến Los Angeles thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 9931)
Cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Quyên (Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) tranh thủ ngày nghỉ ở nhà cải thiện đồ ăn dặm cho con. Sau khi lòng vòng chọn lựa gà, bò, chị quyết định mua cá quả. Để đảm bảo đồ tươi ngon nhất, chị chọn con cá quả gần 1 kg vẫn còn đang quẫy rất mạnh trong chiếc thau lớn gồm nhiều loại cá khác. Chị Quyên được người bán hàng tiếp thị với rất nhiều lời ngon ngọt “cá dọn ao, cá đồng, ăn vào mê ngay”. Tuy nhiên, khi người bán hàng tiến hành làm cá, chị Quyên thấy bụng cá nhiều ruột và nhiều mỡ hơn cá lần trước chị mua.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 10621)
Theo các chuyên gia Cục Hàng hải quốc tế (IMB) và Tổ chức chống cướp biển châu Á ReCAAP, cướp biển Đông Nam Á không hề giống với hải tặc Somalia, những kẻ chuyên săn đuổi, đánh cướp tàu và bắt cóc thủy thủ để đòi tiền chuộc.