VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ A- THỨ TƯ 19 JUNE 2019
Trước khi gặp Trump, Tập thăm Kim để tạo thanh thế
BBC 18/6/2019
Trước khi 'đối mặt' với Donald Trump ở G20, Chủ tịch TQ thăm Bình Nhưỡng để 'tăng vị thế' nhờ nắm con bài Kim Jong-un, theo một báo Anh.
Ông Tập Cận Bình dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới CHDCND Triều Tiên vào hai ngày 21 và 22/06/2019.
Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Trung Quốc sang láng giềng, đồng minh duy nhất Đông Bắc Á từ 14 năm qua.
"Qua việc mở hội nghị thượng đỉnh với ông Kim, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ và Hàn Quốc thấy họ có thể đóng vai trò điều phối viên cho thảo luận xóa bỏ vũ khí nguyên tử và họ có thể đưa ông Kim quay trở lại bàn đàm phán," bà Ahn Yinhay, giáo sư ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Hàn Quốc (Korea University), Seoul nói với tờ Telegraph của Anh.
Theo chuyên gia này, ông Tập cũng muốn dùng ảnh hưởng với Bắc Hàn để tạo thế cho Bắc Kinh nhằm tạo tiến bộ trong cuộc thương chiến ngày càng nặng nề với Mỹ.
Thậm chí, tác động của Trung Quốc lên Bắc Hàn có thể trở thành lá bài cho Bắc Kinh trong các vấn đề như Đài Loan và tranh chấp Biển Đông, theo tờ báo Anh.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ và Hàn Quốc thấy họ có thể đóng vai trò điều phối viên cho thảo luận xóa bỏ vũ khí nguyên tửBà Ahn Yinhay, Korea University
Một nhà quan sát khác, giáo sư Jingdong Yuan, từ Đại học Sydney đồng ý rằng chuyến thăm của ông Tập nhằm gửi ra thông điệp "bạn không thể bỏ qua Trung Quốc".
Theo ông, Chủ tịch Tập sẽ dùng hội nghị thượng đỉnh với ông Kim là "lá bài mặc cả" trong thương chiến với Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ dự kiến gặp nhau bên lề Hội nghị G20 năm nay vào các ngày 28 và 29/06 ở Osaka, Nhật Bản.
Ai đang chơi 'lá bài' của ai đây?
Kể từ khi hội nghị Trump - Kim đổ vỡ ở Hà Nội hồi tháng Hai năm nay, giới chức Hoa Kỳ và Bắc Hàn không gặp lại nhau nữa.
Cả chính phủ Mỹ và Phủ tổng thống Hàn Quốc đều hoan nghênh việc ông Tập "thăm Bắc Hàn", và bày tỏ hy vọng về việc "Bình Nhưỡng trở lại đàm phán".
Tuy nhiên, một phân tích của trang CNN lại nói ông Kim Jong-un cũng coi đây là cơ hội "để dùng Nga, và Trung Quốc" vào việc tạo thanh thế cho bản thân.
Hồi tháng 4, ông Kim có chuyến thăm sang Nga nhằm tăng vị thế của Bắc Hàn và muốn nhờ Nga giảm bớt sức ép từ cấm vận quốc tế.
Ông Kim cũng trông đợi Trung Quốc tiếp tục trợ giúp về kinh tế.
Tờ China Daily tuần này có xã luận xác nhận "phục hồi quan hệ kinh tế" là một phần của thảo luận Tập - Kim ở Bình Nhưỡng.
Hai bên cũng nói họ sẽ tăng cường 'du lịch văn hóa' và trao đổi du lịch.
Cho đến nay, đa số khách Trung Quốc sang Bắc Hàn hoặc để buôn bán nhỏ vùng giáp biên, hoặc đi các tour có tính 'hoài cổ' thăm lại di tích chiến tranh.
Còn hiện Bắc Hàn vẫn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng, các khu giải trí cho khách Trung Quốc, trong khi làn sóng du khách vẫn sang Hàn Quốc nhiều hơn.
Cũng có ý kiến của nhà quan sát Trung Quốc, Zhang Lifan nói với The Guardian ở Anh rằng chuyến thăm của ông Tập sang Bình Nhưỡng "sẽ không tạo đột phá gì", mà chỉ nhắc lại cho thế giới biết vai trò của Bắc Kinh mà thôi.
Trước khi gặp Trump, Tập thăm Kim để tạo thanh thế
BBC 18/6/2019
Trước khi 'đối mặt' với Donald Trump ở G20, Chủ tịch TQ thăm Bình Nhưỡng để 'tăng vị thế' nhờ nắm con bài Kim Jong-un, theo một báo Anh.
Ông Tập Cận Bình dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới CHDCND Triều Tiên vào hai ngày 21 và 22/06/2019.
Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Trung Quốc sang láng giềng, đồng minh duy nhất Đông Bắc Á từ 14 năm qua.
"Qua việc mở hội nghị thượng đỉnh với ông Kim, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ và Hàn Quốc thấy họ có thể đóng vai trò điều phối viên cho thảo luận xóa bỏ vũ khí nguyên tử và họ có thể đưa ông Kim quay trở lại bàn đàm phán," bà Ahn Yinhay, giáo sư ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Hàn Quốc (Korea University), Seoul nói với tờ Telegraph của Anh.
Theo chuyên gia này, ông Tập cũng muốn dùng ảnh hưởng với Bắc Hàn để tạo thế cho Bắc Kinh nhằm tạo tiến bộ trong cuộc thương chiến ngày càng nặng nề với Mỹ.
Thậm chí, tác động của Trung Quốc lên Bắc Hàn có thể trở thành lá bài cho Bắc Kinh trong các vấn đề như Đài Loan và tranh chấp Biển Đông, theo tờ báo Anh.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ và Hàn Quốc thấy họ có thể đóng vai trò điều phối viên cho thảo luận xóa bỏ vũ khí nguyên tửBà Ahn Yinhay, Korea University
Một nhà quan sát khác, giáo sư Jingdong Yuan, từ Đại học Sydney đồng ý rằng chuyến thăm của ông Tập nhằm gửi ra thông điệp "bạn không thể bỏ qua Trung Quốc".
Theo ông, Chủ tịch Tập sẽ dùng hội nghị thượng đỉnh với ông Kim là "lá bài mặc cả" trong thương chiến với Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ dự kiến gặp nhau bên lề Hội nghị G20 năm nay vào các ngày 28 và 29/06 ở Osaka, Nhật Bản.
Ai đang chơi 'lá bài' của ai đây?
Kể từ khi hội nghị Trump - Kim đổ vỡ ở Hà Nội hồi tháng Hai năm nay, giới chức Hoa Kỳ và Bắc Hàn không gặp lại nhau nữa.
Cả chính phủ Mỹ và Phủ tổng thống Hàn Quốc đều hoan nghênh việc ông Tập "thăm Bắc Hàn", và bày tỏ hy vọng về việc "Bình Nhưỡng trở lại đàm phán".
Tuy nhiên, một phân tích của trang CNN lại nói ông Kim Jong-un cũng coi đây là cơ hội "để dùng Nga, và Trung Quốc" vào việc tạo thanh thế cho bản thân.
Hồi tháng 4, ông Kim có chuyến thăm sang Nga nhằm tăng vị thế của Bắc Hàn và muốn nhờ Nga giảm bớt sức ép từ cấm vận quốc tế.
Ông Kim cũng trông đợi Trung Quốc tiếp tục trợ giúp về kinh tế.
Tờ China Daily tuần này có xã luận xác nhận "phục hồi quan hệ kinh tế" là một phần của thảo luận Tập - Kim ở Bình Nhưỡng.
Hai bên cũng nói họ sẽ tăng cường 'du lịch văn hóa' và trao đổi du lịch.
Cho đến nay, đa số khách Trung Quốc sang Bắc Hàn hoặc để buôn bán nhỏ vùng giáp biên, hoặc đi các tour có tính 'hoài cổ' thăm lại di tích chiến tranh.
Còn hiện Bắc Hàn vẫn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng, các khu giải trí cho khách Trung Quốc, trong khi làn sóng du khách vẫn sang Hàn Quốc nhiều hơn.
Cũng có ý kiến của nhà quan sát Trung Quốc, Zhang Lifan nói với The Guardian ở Anh rằng chuyến thăm của ông Tập sang Bình Nhưỡng "sẽ không tạo đột phá gì", mà chỉ nhắc lại cho thế giới biết vai trò của Bắc Kinh mà thôi.