Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá VN

10 Tháng Tư 20208:46 SA(Xem: 9106)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 10 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam


10/04/2020 09:07 GMT+7


491 3 Lưu


TTO - Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh tàu hải cảnh Trung Quốc là thủ phạm đâm chìm tàu cá Việt Nam trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ các đối tác bảo vệ tự do hàng hải.


image003

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ đích danh tàu công vụ Trung Quốc là thủ phạm đâm chìm tàu cá Việt Nam - Ảnh chụp màn hình


"Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa", Lầu Năm Góc mở đầu tuyên bố được phát đi ngày 9-4.


"Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế", Bộ Quốc phòng Mỹ lập luận trong tuyên bố được đăng tải trên trang web chính thức.


"Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".


Tuyên bố tiếp tục nhấn mạnh việc đại dịch COVID-19 đang hoành hành thế giới đã cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của "trật tự quốc tế dựa trên luật pháp", bởi đây là nền tảng cho phép các nước giải quyết mối đe dọa chung một cách minh bạch, tập trung và hiệu quả.


"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế các hành động gây mất ổn định khu vực, có thể làm chệch hướng nỗ lực tập trung đối phó với đại dịch hoặc gây ra nguy cơ không cần thiết dẫn đến tổn thất về người và tài sản", Lầu Năm Góc chốt tuyên bố.


Hôm 6-4, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phát đi một tuyên bố phản đối tương tự và chỉ đích danh tàu hải cảnh Trung Quốc là thủ phạm đâm chìm tàu cá Việt Nam.


Tuyên bố khi đó có đoạn nhấn mạnh Trung Quốc nên tập trung hỗ trợ các nỗ lực đối phó đại dịch toàn cầu, thay vì lợi dụng tình hình dịch bệnh có thể dẫn tới sự lơ là của các nước khác để "bành trướng các yêu sách bất hợp pháp trên Biển Đông".


Bộ Ngoại giao Philippines liền tiếp đó ra tuyên bố thể hiện sự đoàn kết với Việt Nam và nhắc lại sự cố tàu cá nước này bị tàu Trung Quốc đâm chìm giữa biển khơi nhưng được tàu Việt Nam cứu sống.


Ngày 3-4, ngay sau khi xảy ra vụ tàu cá QNg 90617 TS cùng 8 ngư dân Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.


Ngay trong ngày 3-4, đại diện Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.


Mỹ cảnh cáo Trung Quốc lợi dụng Covid-19 tranh đoạt chủ quyền bất chính


07/04/2020


image004

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo họp báo tại bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 31/03/2020. via REUTERS - POOL


Tú Anh


Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc không nên khai thác đại dịch Corona để lấn át láng giềng tại Biển Đông. Đây là lời cảnh cáo của Washington  sau vụ Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam trong vùng ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa, vào tuần trước, theo bản tin của AFP.


Vài ngày sau khi Hà Nội tố cáo tàu hải cảnh Trung Quốc "ngăn chận và đâm chìm" một tàu đánh cá Việt Nam, trên đó có 8 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang kéo lưới trong vùng biển gần Hoàng Sa, đến lượt bộ Ngoại Giao Mỹ lên tiếng: thay vì uy hiếp láng giềng, Bắc kinh nên tham gia vào nỗ lực chống dịch xuất phát từ Trung Quốc.


Phát ngôn viên Morgan Ortagus tuyên bố: "Vào lúc cả thế giới tập trung chống đại dịch Covid-19, thì Bắc Kinh lợi dụng thời cơ để thiết lập thêm cơ sở gọi là nghiên cứu tại Biển Đông và gia tăng các phi vụ quân sự ".


Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt thủ đoạn lợi dụng lúc thế giới đang bận tâm chống đại dịch, cũng như khai thác thế yếu của các nước Đông Nam Á, để gia tăng những đòi hỏi phi pháp tại Biển Đông.


Bà Morgan Ortagus cho biết thêm là Washington "quan ngại sâu sắc" về vụ Trung Quốc ỷ mạnh uy hiếp, đánh chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, một vụ việc mà bộ Ngoại Giao Mỹ cho là "nằm trong loạt hành động của Bắc Kinh uy hiếp láng giềng để tranh đoạt chủ quyền bất chính "./


Manila ủng hộ Hà Nội vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam


"Nhiều người (trong đó có tôi) lầm tưởng, sau sự kiện tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ngày 02/4/2020, phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi này."


"Nhưng thực ra, công hàm mới đây của Việt Nam được ký ngày 30/3/2020, tức là trước hai ngày so với sự kiện đâm chìm tàu cá, và nội dung là phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra trước đó đối với Philippines và Malaysia về vấn đề Biển Đông mà thôi."


RFI 09/04/2020


image005

Tàu cá ngư dân Việt Nam bị hải cảnh TQ đâm chìm.


Thanh Hà


Trong thông cáo của bộ Ngoại Giao Philippines ngày 08/04/2020, Manila bày tỏ tình liên đới với Việt Nam sau khi Hà Nội phản đối Bắc Kinh về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vùng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.


Bộ Ngoại Giao Philippines bày tỏ  « quan ngại sâu sắc » về sự kiện đã được nêu lên hôm 03/04/2020 liên quan đến tàu cá của Việt Nam cùng 8 ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong khu vực Hoàng Sa. Sự cố xảy ra vào lúc khu vực này đang phải đối mặt với dịch Covid-19.


Tránh nêu đích danh Bắc Kinh  nhưng Manila nhấn mạnh : « Covid-19 là mối đe dọa thật sự bắt buộc chúng ta phải đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau » và trong tình hình này, « các nguồn tài nguyên cá hay những yêu sách được cho là dựa trên nguồn gốc lịch sử  không đáng là những lý do để gây ra sự cố như vậy ».


Thông cáo của bộ Ngoại Giao Philippines không quên nhắc lại rằng tàu cá của Philippines trong khu vực Bãi Cỏ Rong vào tháng 6/2019 đã từng bị tàu Trung Quốc đâm chìm rồi bỏ chạy. 22 ngư dân Philippines khi đó đã được các tàu cá Việt Nam cứu mạng. Tới nay Manila  « không ngừng và sẽ không ngừng cảm ơn Việt Nam về hành động đó ». Do vậy, Philippines « đưa ra tuyên bố này để thể hiện tình đoàn kết » với Việt Nam.


Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo hôm  03/04/2020 cho biết là một tàu tàu cá của Quảng Ngãi, với 8 ngư dân Việt Nam, đang hoạt động tại khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm ngày 02/04.


Bà Lê Thị Thu Hằng cho rằng hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc « đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam ». Bà cho biết đại diện bộ Ngoại Giao đã trao công hàm phản đối cho đại diện sứ quán Trung Quốc./


Hà Nội yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa


27/03/2020

image006

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng.  Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN-


image007

Đá Xu Bi (Subi Reef) chụp từ vệ tinh tháng 9/2015 - REUTERS /CSIS Asia Maritime Transparency Initiative © REUTERS /CSIS Asia Maritime Transparency Initiative


Trọng Nghĩa


Việt Nam vào hôm qua, 26/03/2020 đã chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động 2 trạm nghiên cứu trên đá Xu Bi và đá Chữ Thập thuộc vùng quần đảo Trường Sa hiện do Bắc Kinh chiếm giữ.


Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam”.


Và như những lần phản đối trước, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và không có các hành động gia tăng căng thẳng.


Vào cuối tuần qua, báo chí chính thức của Trung Quốc đã loan tin về việc Bắc Kinh đã thiết lập hai trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và đá Xu Bi, để gọi là cho phép các khoa học gia Trung Quốc sống và nghiên cứu ngay tại chỗ các vấn đề liên quan đến sinh thái, địa lý và môi trường.


Đối với một số nhà quan sát, động thái của Trung Quốc nằm trong  chiến lược thay đổi hiện trạng Biển Đông có lợi cho Trung Quốc, áp đặt một sự đã rồi và buộc các nước khác phải chấp nhận.


Việt Nam hôm qua cũng đồng thời phản đối việc Đài Loan, hôm 24/03 vừa qua, đã cho tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển gần đảo Ba Bình (mà Đài Loan đặt tên là Thái Bình), thuộc quần đảo Trường Sa.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16501)
"Một sắc lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký (bằng tiếng Nga) bao gồm cấm nhập khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ kinh doanh tại Nga và công dân Thổ làm việc cho các công ty của Nga"... "Lệnh này kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước"..."Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối xin lỗi Nga".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17659)
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17080)
"Song song với ngoại giao, các mối quan hệ về kinh tế, quân sự cũng phát triển tốt, nổi bật là dự án khổng lồ nhằm thiết lập mạng lưới đường sắt tại Thái Lan, với chi phí lên đến hàng tỷ euro, do Trung Quốc xây dựng. Ngoài ra, Thái Lan cũng đã nêu lên khả năng mua tàu ngầm của Trung Quốc, với kinh phí gần một tỷ euro".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17413)
Les Echos dẫn lời ông Jean-Charles Brisard, chuyên gia tài chính của khủng bố, cho biết ước tính : « Dầu mỏ giờ đây bảo đảm 25% nguồn thu nhập của Daech, khoảng 600 triệu đô la mỗi năm ».
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16456)
"Hôm 26/11/2015, trước một triệu người tham dự thánh lễ tại thủ đô Kenya, Đức Giáo Hoàng đã dành thông điệp đầu tiên trong chuyến tông du Châu Phi để bênh vực thành phần dân chúng bị bạc đãi. Hai tuần sau loạt khủng bố ở Paris, và hàng loạt vụ khủng bố ở châu Phi, Ngài lên án một cách mạnh mẽ thành phần thanh niên « cuồng tín », nhân danh Chúa Trời thi hành những tội ác « man rợ », gieo rắc sợ hải và gây chia rẽ trong xã hội".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16676)
"Thổ Nhĩ Kỳ nói phi cơ của họ vừa bắn rơi một máy bay quân sự Nga gần biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16764)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ là “đâm sau lưng” Nga và hỗ trợ cho khủng bố sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga tại vùng biên giới với Syria".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17602)
- "Cùng thời điểm điều B-52 bay ngang Biển Đông, điều khu trục hạm USS Lassen áp sát 12 hải lý bãi đá Subi, đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar neo đậu ở Subic, Tổng Thống Barack Obama gởi "Thông điệp chiến hạm" đến Châu á, viện trợ an ninh biển và nhắc nhở "Liên minh kinh tế TPP" đừng bỏ lỡ cơ hội".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18607)
"Gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển để lực lượng hàng hải Việt Nam phát triển, và ủng hộ các hoạt động hợp tác với các lực lượng khác trong khu vực".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16956)
"Qua tìm hiểu các nhân chứng, bạn bè và lấy nguồn tin từ cảnh sát, các tờ báo như Times, Sun, Daily Mail tìm cách mô tả rằng người phụ nữ trẻ này, sinh tại Pháp trong gia đình di dân gốc Morocco, từng "uống bia rượu, có nhiều bạn trai" trước khi đi vào con đường Thánh Chiến Hồi giáo".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18537)
- Tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 tổ chức tại Malaysia, ngày 22/11/2015, lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thành lập « Cộng đồng ASEAN – AEC » theo mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. - Hiệp hội các nước Đông Nam Á hiện là một khu vực với hơn 600 triệu dân và với hơn 2.600 tỷ đô la GDP. - Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường VN và đề nghị không quân sự hóa ở Biển Đông.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18041)
Ngay đợt tấn công đầu tiên của cảnh sát vào căn hộ tại Saint-Denis vào lúc 4 giờ 20 sáng ngày 18/11/2014, một phụ nữ thánh chiến Hồi giáo cực đoan đã tự kích hoạt đai chất nổ đeo trên người và chết tại chỗ. Đây là trường hợp đầu tiên tại Châu Âu và khiến chính quyền lo ngại. "Trên thế giới, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công có phụ nữ tham gia và cho thấy cách giấu chất nổ của họ. Một số người giấu trong trang phục truyền thống rộng rãi, một số khác giấu trong túi xách hay trong áo ngực".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18097)
Manila 17 Nov 2015 - "Đứng trước đài chỉ huy soái hạm BRP Gregorio del Pilar (tiền thân của Pilar là chiến hạm tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, năm 2011 chuyển nhượng cho Philippines.) TT Obama tuyên bố : « Từ hơn 70 năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ làm việc này trong khuôn khổ một hiệp định hợp tác, đây là một cam kết sắt đá để bảo vệ Philippines, đồng minh của chúng tôi ». - "Nếu chúng ta muốn làm một đối tác nghiêm túc của khu vực cực kỳ quan trọng này của thế giới, chúng ta phải làm đúng về mặt kinh tế và chúng ta phải làm đúng về mặt an ninh quốc gia. Đó chính là lý do tại sao tất cả chúng ta đều đồng ý rằng hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà chúng ta đã hình thành là vô cùng quan trọng". - "AP tiết lộ, 2 tàu này gồm 1 tàu nghiên cứu để định hướng các vùng lãnh hải và 1 tàu tuần tra trên biển. Hiện nay, Philippines đang sử dụng 2 tàu chiến cũ mua của Mỹ gồm BRP Gregorio del Pilar và BRP Alcaraz". - M
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16682)
"Sau khi tham dự Thượng đỉnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 17/11/2015 đã tới Philipines để dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)".
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18288)
"Có dấu hiệu cho thấy, cuộc chiến “thần kinh” phán đoán ý chí của nhau giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục, Mỹ thậm chí có thể sẽ định kỳ cho máy bay quân sự đi vào vùng trời các đảo đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn có “lợi ích chung rất lớn”, tranh chấp cần giới hạn trong phạm vi có thể kiểm soát".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17488)
"Trong cuộc tranh luận ngày 14/11/2015 tại bang Iowa giữa ba ứng cử viên của đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử sơ bộ để ra tranh chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, loạt khủng bố đẫm máu Paris đã chiếm một vị trí quan trọng".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17605)
6 địa điểm bị tấn công: Nhà hát Bataclan : 82 người chết Stade de France (ngoại ô Paris) : 4 người chết Phố Charonne : 18 người chết Phố Alibert : Ít nhất 12 người chết Phố Fontaine au Roi : Ít nhất 5 người chết Đại lộ Voltaire : Một người chết
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16964)
- TÒA BẠCH ỐC: "Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama đã gọi điện thoại cho người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình để tán dương “nỗ lực không ngừng và sự hy sinh của bà trong nhiều năm tranh đấu cho một nước Myanmar bao gồm nhiều thành phần, hoà bình và dân chủ hơn”. - HỒNG THỦY: "Có thể con đường phía trước của bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD còn nhiều thử thách, chưa hết chông gai nhưng những gì đã và đang diễn ra trong mấy ngày qua đã cho thấy sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của sự công khai minh bạch trong thế giới thông tin internet và cả sự dũng cảm của các nhà lãnh đạo đảng USDP cầm quyền".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17165)
"Theo dự liệu, ông Netanyahu sẽ yêu cầu được viện trợ 50 tỉ đô la cho thập niên bắt đầu từ năm 2017 để duy trì ưu thế quân sự đối với các nước láng giềng. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18007)
"Trong nội dung đăng tải đầu tiên của mình, Obama nói rằng ông muốn nơi này là "một nơi chúng ta có thể có những cuộc trò chuyện thực sự về những vấn đề quan trọng nhất đối với đất nước của chúng ta, một nơi mà các bạn có thể nghe trực tiếp từ tôi, và chia sẻ những suy nghĩ và những câu chuyện của riêng bạn."