Nhà sáng lập WikiLeaks có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ xét xử

12 Tháng Tư 20193:39 SA(Xem: 11978)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU ÂU - THỨ SÁU 12 APRIL 2019


Nhà sáng lập WikiLeaks có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ xét xử


image018

Phúc Duy


11/04/2019


Cảnh sát Anh ngày 11.4 bắt giữ và lôi nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange ra khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London, mở đường cho việc dẫn độ ông sang Mỹ để bị xét xử về tội trộm và rò rỉ tài liệu mật.


Ít nhất 7 cảnh sát áp giải nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange ra khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London


Ảnh chụp màn hình Ruptly


Đoạn video của hãng tin Nga Ruptly cho thấy ông Assange tóc và râu dài bạc phơ gào thét “nước Anh hãy kháng cự” lúc bị cảnh sát giải ra khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London, nơi ông tị nạn suốt 7 năm qua để tránh bị dẫn độ sang Mỹ.


Sở cảnh sát London ban đầu thông báo bắt giữ ông Assange sau khi “được Đại sứ mời và chính phủ Ecuador rút quy chế tị nạn, tước quyền công dân đối với công dân người Úc này”, theo Reuters. Nhà sáng lập WikiLeaks bị tạm giam tại một đồn cảnh sát ở London, đang đối mặt với cáo buộc trốn nộp tiền bảo lãnh và không xuất hiện trước tòa.


Sau đó, sở cảnh sát London cập nhật thông báo rằng lệnh bắt được đưa ra theo yêu cầu dẫn độ từ phía Mỹ.


Vài giờ sau, ông Assange ra hầu tòa với cáo buộc trốn nộp tiền bảo lãnh và không xuất hiện trước tòa hồi 2012. Thẩm phán Emma Arbuthnot tuyên bố ông Assange sẽ bị tạm giam chờ tuyên án và tiếp tục hầu tòa vào ngày 2.5 để xử lý yêu cầu dẫn độ sang Mỹ với cáo buộc tấn công mạng, trộm tài liệu mật. Ở Anh, ông Assange đối mặt với bản án 12 tháng tù và tại Mỹ có thể lên tới 5 năm tù.


image026

Các phóng viên vây quanh xe chở ông Assange đến tòa án Westminster ở thủ đô London  Reuters


Ông Assange tị nạn trong đại sứ quán Ecuador kể từ năm 2012 nhằm tránh bị giải độ sang Thụy Điển và Mỹ. Giới chức Thụy Điển muốn thẩm vấn ông Assange bị cáo buộc tấn công tình dục. Các công tố viên Thụy Điển sau đó đã hủy bỏ cuộc điều tra nghi án vào năm 2017 nhưng khẳng định có thể mở lại nếu tình hình thay đổi, theo AFP.


Dù bác bỏ cáo buộc hiếp dâm, nhưng ông Assange từ chối đến Thụy Điển để trả lời chất vấn của các công tố viên vì sợ sẽ bị dẫn độ sang Mỹ xét xử. Washington đã cuộc điều tra sau khi WikiLeaks rò rỉ hàng trăm ngàn tài liệu mật về ngoại giao và quân sự của Mỹ trong năm 2010.


Ông Assange luôn cho rằng bản thân bị Washington truy nã bí mật vì công bố các tài liệu mật được cho là nêu chi tiết tội ác chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan và Iraq, theo AFP.


Chính phủ Mỹ lâu nay từ chối xác thông tin đã âm thầm ban hành cáo trạng chống lại Assange. Tuy nhiên, đến hôm nay (11.4), Bộ Tư pháp Mỹ chính thức xác nhận Assange bị truy tố về tội âm mưu cấu kết với cựu chuyên viên phân tích thông tin tình báo Mỹ Chelsea Manning (đã mãn hạn tù) để tấn công, thâm nhập hệ thống máy tính, trộm tài liệu mật hồi tháng 3.2010. “Nếu bị buộc tội, ông Assange sẽ đối diện với mức án cao nhất là 5 năm tù giam”, theo thông báo.


image025

Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange trong xe cảnh sát sau khi bị bắt ra khỏi Đại sứ quán Ecuador tại London Reuters


Luật sư Barry Pollack lên án động thái bắt giữ thân chủ Assange là “nỗ lực chưa có tiền lệ của Mỹ nhằm dẫn độ nhà báo nước để chịu tội hình sự vì đăng tải thông tin chân thật”, theo AFP. WikiLeaks đồng thời cáo buộc Ecuador chấm dứt quy chế tị nạn là “bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế”.


Mối quan hệ giữa ông Assange với quốc gia cho phép tị nạn trở nên xấu đi sau khi chính phủ Ecuador cáo buộc WikiLeaks rò rỉ thông tin nhạy cảm về đời sống cá nhân của Tổng thống nước này Lenin Moreno (đắc cử hồi năm 2017).


Bộ Ngoại giao Ecuador ngày 11.4 thông báo ông Assange vi phạm quy chế tị nạn, phối hợp với 2 tin tặc Nga (đang sống ở Ecuador) can dự vào vấn đề nội bộ của nước này.


Dù vậy, Tổng thống Moreno khẳng định ông đã yêu cầu phía Anh phải đảm bảo rằng Assange sẽ “không bị dẫn độ đến một quốc gia nơi ông có thể bị tra tấn hoặc lãnh án tử hình”. “Chính phủ Anh đã xác nhận sẽ thực hiện yêu cầu của tôi theo đúng pháp luật của nước này”, ông Moreno cho biết thêm.


Trong khi đó, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích động thái của Anh là chống lại tự do dân chủ. Trong buổi họp báo, khi phóng viên đặt câu hỏi liệu rằng Nga sẽ cho ông Assange tị nạn, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ đáp: “Chúng tôi kỳ vọng Anh phải đảm bảo quyền cơ bản của nhà sáng lập WikiLeaks”.


T

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết: “Julian Assange không phải là anh hùng vì trốn tránh sự thật trong nhiều năm liền. Số phận của người này nên được định đoạt theo hệ thống pháp lý của chúng tôi”. Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố: “Không ai đứng trên pháp luật”.


Còn Ngoại trưởng Úc Marise Payne tuyên bố sẽ hỗ trợ lãnh sự cho công dân Assange và bà tin rằng ông được đối xử công bằng theo đúng thủ tục pháp lý ở Anh.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17834)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 16050)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14857)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15299)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15581)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15384)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14368)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 16186)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 18227)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16525)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15741)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16956)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14508)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14435)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 16172)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17736)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 16031)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".