Venezuela khủng hoảng vì “đế quốc Mỹ” hay vì chế độ Maduro mù quáng

21 Tháng Hai 201910:04 CH(Xem: 12004)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU MỸ - THỨ SÁU 22 FEB 2019


Venezuela khủng hoảng vì “đế quốc Mỹ” hay vì chế độ Maduro mù quáng

image037

Hai tổng thống Venezuela: Juan Guaidó (t) và Nicolás Maduro. Ảnh ghép.REUTERS/Carlos Garcia Rawlins/ Miraflores Palace


Thời sự nóng bỏng tại quốc gia Nam Mỹ Venezuela với cuộc đọ sức ngày càng gay gắt giữa tổng thống “lâm thời” Juan Guaido và tổng thống “hợp pháp” Nicolas Maduro dĩ nhiên đã chiếm lĩnh nhiều trang, bài trên các tạp chí ra vào đầu tháng Hai 2019 này, từ bài phỏng vấn ông Juan Guaido trên tuần báo Pháp L’Obs, cho đến hồ sơ đặc biệt trang bìa của tạp chí Anh The Economist.


Trước hết, phải nói là tuần báo L’Obs, dù đã dành hồ sơ chính và tựa lớn trang bìa cho một đề tài thời sự Pháp, cũng đã giới thiệu ngay trong hàng tít đầu tiên ở trang nhất bài “phỏng vấn chân thực đối thủ cạnh tranh của Maduro” ở Venezuela, tức là lãnh đạo đối lập Juan Guaido.


Juan Guaido: “Tôi không hề tự phong mình làm tổng thống”


Trả lời câu hỏi của L’Obs, người được gọi là “tổng thống lâm thời” của Venezuela đã mô tả thảm cảnh mà đất nước ông đang phải trải qua, đồng thời giải thích thêm về hy vọng của ông là lôi kéo được giới tướng lãnh chỉ huy quân đội Venezuela về phía mình, cũng như thuyết phục được Nga bỏ rơi tổng thống Maduro.


Một trong những điểm quan trọng trong bài phỏng vấn là ông Juan Guaido đã cực lực bác bỏ lập luận cho rằng ông đã tiến hành một cuộc đảo chánh để giành lấy quyền hành. Theo ông, kẻ tiếm quyền chính là tổng thống Maduro. Juan Guaido giải thích nguyên văn như sau:


“Trái hẳn với những gì người ta đã nói, tôi không hề tự phong mình làm tổng thống, tôi chỉ đảm nhận các quyền lực mà Hiến Pháp trao cho tôi. Nicolas Maduro không được bầu lên trong một cuộc bỏ phiếu tự do và minh bạch. Ông đã hủy hoại luật pháp và Hiến Pháp, vì vậy ông ấy không phải là nguyên thủ quốc gia chính đáng. Điều 133 trong Hiến Pháp của chúng tôi quy định rằng, trong trường hợp đó, bản thân tôi trong tư cách chủ tịch Quốc Hội phải đứng ra điều hành đất nước để tổ chức các cuộc bầu cử tự do.”


Đối với ông Guaido, chỉ có thể nói đến đảo chánh khi tác giả là binh lính, trong lúc phong trào của ông thuần túy là dân sự, những gì đang diễn ra ở Venezuela không phải là một tiến trình làm đảo chánh, mà là khôi phục lại Nhà Nước pháp quyền.


Tình hình tuy căng thẳng, nhưng ông Guaido không nghĩ là đất nước ông sẽ rơi vào một cuộc nội chiến tương tàn. Lý do là vì ngày nay, đại đa số người dân Venezuela, 85%, mong muốn thay đổi, và chỉ còn một nhóm rất nhỏ chung quanh ông Maduro đang dùng vũ khí để bám quyền và tiếp tục thâu tóm tài nguyên của đất nước.


Ngày tàn của một chế độ cách mạng đã biến chất


Trong bài xã luận mang tựa đề: “Venezuela, kết cục của một chế độ bị mất uy tín và không còn hơi sức”, L’Obs cho rằng ngày nay, phải thật là mù quáng mới cho rằng Nicolas Maduro là hiện thân của những lý tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng bolivar.


Đối với tác giả bài viết, câu hỏi nóng bỏng đang được đặt ra là vì sao đất nước Venezuela lại bị lâm nguy như lúc này, vì bị “đế quốc Mỹ” phá hoại hay là vì chế độ Maduro mù quáng về ý thức hệ và bất tài.


Theo L’Obs, không nên nhìn nhận vấn đề Venezuela dưới lăng kính địa chính trị, ý thức hệ, mà phải xem xét vấn đề dưới góc độ con người, để thấy rằng đất nước này đang trải qua một trong những thảm kịch khó hiểu nhất của thời đại chúng ta.


Nhìn dưới khía cạnh đó thì bức tranh quả là tệ hại: Venezuela hiện đang có tất cả những dấu hiệu của một quốc gia bị chiến tranh tàn phá dù không hề có chiến tranh.


Venezuela như bị chiến tranh “tàn phá” dù không hề bị chiến tranh


 Đất nước có trữ lượng dầu hỏa thuộc loại quan trọng nhất thế giới, từ năm 2014 đến nay đã mất đi một nửa GDP, một tình trạng chỉ thấy tại các nước bị chiến tranh tàn phá. Và tương tự như một nước đang bị chiến tranh, Venezuela có đến 3 triệu dân phải tản cư sang các quốc gia láng giềng. Tỷ lệ tử vong do tình trạng tội phạm tại Caracas, thủ đô Venezuela, đã vượt qua mức của Bagdad, thủ đô Irak thời loạn lạc năm 2004… Và có lẽ đáng sợ nhất là tình trạng người dân còi cọc hẳn vì lương thực cung ứng khó khăn.


Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đối đầu giữa hai tổng thống và hai Quốc Hội Venezuela hiện nay, nhiều người đã tố cáo bàn tay của “đế quốc Mỹ”. Đối với l’Obs, quả là các chính quyền liên tiếp Washington đều không thích chế độ Hugo Chavez và người kế nhiệm là Nicolas Maduro, và đúng là cũng từng có những âm mưu khuynh đảo thật sự. Thế nhưng điều đó không thể giải thích được thảm họa kinh tế và xã hội, cũng như sự lùi bước về mặt dân chủ đang diễn ra tại Venezuela.


Theo tạp chí Pháp, một trong những nguyên do là cách quản lý kém cỏi dầu hỏa, vốn là nguồn lợi chính của Venezuela. Ông Hugo Chavez đã dựa trên tiền thu được từ dầu hỏa để tài trợ cho những chương trình xã hội cần thiết được lòng dân. Có điều ông đã không chuẩn bị cho tương lai, và không tính trước việc giá dầu tất yếu sụt giảm.


Ông cũng không làm gì để chấm dứt tình trạng quản lý tồi tệ tại tập đoàn dầu hỏa quốc gia PDVSA, bị biến thành công cụ chính trị, làm cho sản lượng hiện giờ chỉ bằng 1/3 mức của những năm 2000.


Chế độ cách mạng bolivar do ông Chavez khởi xướng cũng biến thái. Giữa chính quyền được lòng dân thực thụ ban đầu của Chavez, liên tiếp được bầu “một cách hợp lệ”, và chế độ độc đoán hiện nay của Maduro, đất nước Venezuela đã càng lúc càng suy sụp và bị cô lập trong một khu vực Nam Mỹ đã chuyển sang cánh hữu.


Đối với L’Obs, phải thật mù quáng mới nhìn thấy nơi Maduro một hiện thân của những lý tưởng cách mạng tiến bộ. Một phần những người « chân chính » theo Chavez trước đây đã xa lánh Maduro. Bây giờ vị tổng thống bị phản đối chỉ còn một lập luận để bám quyền, đó là tố cáo « chủ nghĩa đế quốc Yankee » mà hiện thân là Donald Trump – một vai trò mà tổng thống Mỹ đã thể hiện một cách hoàn hảo.


Tuy nhiên, dù có bàn tay của Washington hay không, thì ván cờ sắp kết thúc đối với một chế độ đã bị mất uy tín và đến lúc tàn hơi.


Câu hỏi không còn là nên giúp Guaido hay không, mà là giúp ra sao


Trong hồ sơ trang bìa mang tựa đề « Cuộc chiến vì tương lai của Venezuela », tuần báo Anh The Economist cũng trở lại với điều được tờ báo gọi là “tấn phong tổng thống Juan Guaido”, và cho rằng các nền dân chủ trên thế giới có lý khi tìm kiếm thay đổi tại quốc gia châu Mỹ La Tinh được cai trị một cách tồi tệ nhất.


Theo tuần báo Anh, câu hỏi đặt ra lúc này không phải là liệu có nên giúp ông Guaido hay không, mà là giúp bằng cách nào.


The Economist ghi nhận là trong tuần này, Hoa Kỳ, vẫn là đối tác thương mại chính của Venezuela, đã đánh vào ngành xuất khẩu dầu khí Venezuela, ra lệnh chuyển tiền thu được vào tài khoản ngân hàng của chính phủ của ông Guaido. Mục tiêu là nhằm bóp nghẹt chế độ Maduro, với hy vọng rằng quân đội nước này sẽ quay sang ủng hộ ông Guaido.


Đối với The Economist, biện pháp mạnh như kể trên rất nguy hiểm, có thể khiến cho ông Maduro tăng cường đàn áp, khủng bố, trong lúc các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể có hại cho người dân nhiều hơn là cho chế độ… Tuần này, cố vấn an ninh quốc gia diều hâu của ông Trump là John Bolton đã nói bóng gió về việc sử dụng quân đội Mỹ để can thiệp... một ý tưởng mà tuần báo Anh cho là một sai lầm.


Theo The Economist, những ai ủng hộ ông Guaido, có cách giúp đỡ mà không cần dùng đến vũ lực hay thủ đoạn bẩn thỉu.


Trước hết là những biện pháp khuyến khích người Venezuela yêu cầu thay đổi, thúc giục quân đội từ bỏ chế độ và mở đường cho ông Maduro ra đi.


Ngoài ra, cần phải cho người Venezuela biết rõ rằng thế giới đã sẵn sàng hỗ trợ Venezuela nếu ông Guaido lên nắm quyền. Bài học từ mùa xuân Ả Rập cho thấy là ngay cả khi triệt hạ được một bạo chúa, một nhà lãnh đạo cũng phải cải thiện nhanh chóng tình trạng đất nước nếu không muốn bị phủ nhận.


Các ưu tiên trước mắt cho Venezuela sẽ là thực phẩm và y tế. Chính phủ mới sẽ phải chặn đứng ngay tình trạng siêu lạm phát, nhưng cũng cần có ngay tiền thật đến từ nước ngoài. Các định chế tài chánh quốc tế, trong đó có FMI, nên hào phóng.


Đối với The Economist, danh sách việc cần làm còn rất dài, nhưng đất nước Venezuela có đủ khả năng vươn lên trở lại, với ông Guaido có dấu hiệu là một người có năng lực đoàn kết được những phe phái đối lập đang rất chia rẽ. Vấn đề là phải gạt bỏ được ông Maduro./( Trọng Nghĩa


02-02-2019)
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17693)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15803)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14777)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15043)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15452)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15127)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14097)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15905)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17920)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16233)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15549)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16758)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14318)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14246)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15953)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17466)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15850)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".