Năm mới, nhìn lại những chiến lược của Mỹ tác động đến Biển Đông 2018 (P1+2

02 Tháng Giêng 20197:28 CH(Xem: 12523)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ NĂM  03 JAN 2019


image003


Năm mới, nhìn lại những chiến lược của Mỹ tác động đến Biển Đông 2018 (P1+2)


image009


TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC


01/01/19


 (GDVN) - Biển Đông “nóng” hay “nguội” phụ thuộc vào diễn biến của cuộc tranh chấp địa - chính trị, địa - chiến lược, địa - kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Vậy là năm 2018 đã kết thúc. Thời gian trôi đi quá nhanh, tưởng chừng không đủ để ghi nhận hết những sự kiện buồn, vui, thắng, bại đã diễn ra bề bộn trong cuộc sống thường nhật của mỗi một cá thể, cộng đồng, quốc gia.


Nó khiến chúng ta khó có thể tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách toàn diện, khách quan, nhất là những sự kiện liên quan đến tình hình Biển Đông;


Bởi nơi đây đã và đang tồn tại những tranh chấp rất phức tạp và nhạy cảm giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực, mà theo nhận định của nhiều người, có thể đẩy nhân loại đến bờ vực của một cuộc chiến tranh thế giới mới. 


Quan hệ Mỹ - Trung đã trở thành yếu tố chủ đạo có tác động đến “nhiệt độ” Biển Đông.


Đánh giá về những diễn biến liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình Biển Đông năm 2018, giới quan sát và phân tích hầu như đều có chung một nhận xét:


Biển Đông “nóng” hay “nguội” chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến của cuộc tranh chấp địa - chính trị, địa - chiến lược, địa - kinh tế, trên phạm vi toàn cầu mà trực tiếp là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.


Chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ


Chiến lược đã nêu rõ rằng, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua một chiến lược mới để ngăn chặn chiến lược bành trướng của Trung Quốc mà theo đánh giá của Tổng thống Donal Trump, các Tổng thống tiền nhiệm đã không có được một chiến lược rõ ràng và hiệu quả.


Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, đầu năm 2018, Tổng thống Donal Trump đã ký ban hành luật gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan – 716 tỷ USD để mở rộng sự thống trị quân sự của Mỹ trong mọi chiến trường.


Mỹ đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, đang triển khai và phát triển những chiến đấu cơ và máy bay ném bom tối tân, đang xây dựng một thế hệ tàu sân bay và tàu chiến mới và đang đầu tư vào các lực lượng vũ trang ở mức chưa từng có.


Trong đó bao gồm việc xúc tiến thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ để đảm bảo sự thống trị liên tục trong không gian và cho phép tăng cường năng lực trong thế giới mạng để xây dựng sự răn đe với các đối thủ của Mỹ.


Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định lợi ích của Mỹ trên khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Thực thi tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở


Dư luận từng có quan điểm cho rằng việc ông Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP là động thái cho thấy Mỹ có thể bỏ rơi lợi ích của đồng minh và đối tác tại Biển Đông;


Mục đích là để đổi lấy sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc gây sức ép mạnh hơn với Bình Nhưỡng trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.


Tuy nhiên, những gì đã xảy ra liên quan đến quan hệ Mỹ - Triều, Trung - Triều…, trước và sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore ngày 12/06/2018 đã chứng minh điều ngược lại.


Vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đến nay vẫn chỉ là con “át chủ bài” mà Bắc Kinh đang sử dụng để mặc cả với Mỹ.


Vì vậy, lập trường của chính quyền Donald Trump đối với Trung Quốc đã cứng rắn và thực tế hơn trước. Cụ thể là:


Tổng thống Trump đã chọn dịp họp Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng (10/11/2017) để tuyên bố tầm nhìn “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, thay thế chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Tổng thống Obama.


Tuy tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương còn chưa rõ, nhưng các mảnh ghép của bàn cờ chiến lược mới đang định hình.


Ngày 25/9/2018, Tổng thống Donald Trump đã đọc diễn văn tại Đại hội Đồng Liên hợp Quốc, tố Trung Quốc can thiệp vào bầu cử giữa kỳ của Mỹ.


Ngày 30/9/2018, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc là Terry Branstad cũng đăng một bài trên báo Des Moines Register với lời lẽ mạnh mẽ hiếm có, lên án Trung Quốc đã lợi dụng tự do ngôn luận và truyền thống tự do báo chí của Mỹ để tấn công Tổng thống Mỹ.


Lập trường cứng rắn của Chính quyền Trump đối với Trung Quốc đang được nhiều người Mỹ đồng tình ủng hộ…


Ngày 4/10/2018, Phó tổng thống Mike Pence đã đọc một bài diễn văn quan trọng (dài 40 phút) về chính sách Trung Quốc tại Hudson Institute.


Bài diễn văn của Mike Pence như “một lời tuyên chiến”, đặt Bắc Kinh vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, báo hiệu sự khởi đầu của một chương mới trong quan hệ Mỹ - Trung.


Nói cách khác, người Mỹ đã tỉnh ngộ và tìm cách "tính sổ" với Trung Quốc.


Ngày 9/11/2018, Phó tổng thống Mike Pence có bài viết đăng trên Washington Post, để cụ thể hóa hơn chiến lược mới của Mỹ, trong đó có chính sách tăng cường phân hóa các nước khu vực, nhằm cô lập Trung Quốc, trước khi ông thay mặt Tổng thống đi Châu Á để dự họp cấp cao ASEAN, EAS và APEC (tại Singapore và Port Moresby).  


Theo Mike Pence, chiến lược Indo-Pacific của Mỹ dựa trên “ba trụ cột chính”.


Trụ cột thứ nhất là “thịnh vượng” (prosperity).


Mỹ đã ký các hiệp định thương mại song phương mới với nguyên tắc “tự do, công bằng, có đi có lại” với Hàn Quốc, Mexico và Canada (sắp tới với Nhật Bản).


Mỹ sẽ đầu tư lớn hơn vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.


Ông Mike Pence nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp chứ không phải quan chức chính phủ sẽ dẫn đầu các nỗ lực này vì các chính phủ và doanh nghiệp nhà nước không có năng lực xây dựng sự thịnh vượng lâu dài.


Tổng thống Trump vừa ký luật “Build Act” để lập ra quỹ viện trợ phát triển IDFC (International Development Finance Corporation) với ngân sách 60 tỷ USD.


Mỹ cam kết giúp xây dựng hải cảng, sân bay, đường bộ và đường sắt, hệ thống ống dẫn dầu và đường truyền dữ liệu hiện đại cho khu vực.


Nhưng Mỹ chỉ giúp các dự án nào mang lại lợi ích cụ thể cho nước chủ nhà cũng như cho Mỹ.


Trụ cột thứ hai là an ninh. Mỹ sẽ hợp tác với “các nước cùng chí hướng” để đối phó với “các mối đe dọa cấp bách nhất hiện nay đối với khu vực”.


Mỹ sẽ viện trợ mới để giúp các nước khu vực bảo vệ biên giới của họ (trên bộ, trên biển và không gian mạng).


Mỹ sẽ tiếp tục cộng tác với các đồng minh và đối tác để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không. Các cuộc tập trận chung vừa qua với Nhật Bản và Ấn Độ đã khẳng định sự cam kết tiếp tục của Mỹ.


Trụ cột thứ ba là ủng hộ các “chính phủ minh bạch và có trách nhiệm, pháp quyền và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do tin ngưỡng”.


Các nước nào trao quyền cho công dân, hỗ trợ xã hội công dân, chống tham nhũng và bảo vệ chủ quyền là “những ngôi nhà vững chắc cho nhân dân nước họ và là đối tác tốt của Mỹ”.


Ngược lại, nước nào “đàn áp nhân dân, vi phạm chủ quyền các nước láng giềng”, với chế độ chuyên chế và xâm lược sẽ không có chỗ đứng trong khu vực.


Về kinh tế, thương mại, Mỹ phát động cuộc chiến thương mại bằng việc áp đặt thuế quan lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát.


Và Washington sẽ áp thêm nhiều loại thuế nữa, với khả năng tăng hơn gấp đôi con số đó, trừ khi đạt được một thỏa thuận công bằng và có đi có lại.


Hành động của Mỹ đã có tác động lớn. Thị trường chứng khoán lớn nhất Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm 2018.


Mỹ sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi Washington gọi là "trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ".


Mỹ cũng đang sắp xếp lại các chương trình tài chính và phát triển quốc tế, mang lại cho các quốc gia nước ngoài một lựa chọn thay thế minh bạch và công bằng thay vì chính sách ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Quốc…


Tuy nhiên, gây ra cuộc chiến thương mại bằng cách đánh thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ cũng chỉ là một trong những mục tiêu lớn của Washington nhằm vào Trung Quốc như “phần nổi của tảng băng chìm”.


Mỹ không chỉ dùng chiến tranh thương mại, mà còn đang triển khai một cuộc chiến tổng lực để đối phó với Trung Quốc…


Quan hệ với Đài Loan và những tính toán của Mỹ


Ngày 16/3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành Đạo luật đi lại Đài Loan, một đạo luật mang lại cho tổng thống vỏ bọc chính trị nhằm thay đổi đáng kể chính sách của Mỹ đối với Đài Loan theo cách sẽ khiến Trung Quốc vô cùng tức giận.


Dự luật này được các đảng viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội đưa ra một năm trước và cả hai viện đã đồng loạt nhất trí thông qua vào tháng 2/2018.


Chính sách này của Mỹ sẽ cho phép các quan chức Mỹ ở mọi cấp có thể tới Đài Loan để gặp những người đồng cấp Đài Loan của họ và các quan chức cấp cao Đài Loan tới Mỹ để "gặp các quan chức Mỹ, bao gồm các quan chức từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng".


Bằng việc ký dự luật này, Donald Trump đã phát đi tín hiệu tới Bắc Kinh rằng ông sẽ cân nhắc cho phép các cuộc tiếp xúc cấp cao Mỹ - Đài Loan theo kiểu thường dành cho các nước có quan hệ ngoại giao chính thức.


Chính quyền Trump đã thông báo một gói bán vũ khí trị giá 1,4 tỷ USD cho Đài Loan vào tháng 6/2017 và sau đó vào tháng 12/2017, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng năm 2018 (và Trump đã ký thành luật).


Điều này đã khiến Bắc Kinh thêm giận dữ.


Đạo luật này cho phép Mỹ mời Đài Loan tham gia các cuộc tập trận chung Mỹ - Đài Loan và "cân nhắc tính thích hợp và tính khả thi của việc tái thiết lập trao đổi các chuyến thăm cảng giữa lực lượng hải quân Mỹ và Đài Loan".


Nhưng động thái này là chưa từng thấy và Bắc Kinh coi là hành động kích động.


Hiện nay, với việc thông qua Đạo luật đi lại Đài Loan và xét tới những thay đổi nhân sự gần đây, có một khả năng rất thực tế là ở một số thời điểm Trump có thể sử dụng lá bài Đài Loan để mặc cả và buộc Trung Quốc phải có những nhượng bộ trong bàn cờ chiến lược khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.


Như vậy, có thể thấy rằng, cạnh tranh một mất một còn diễn ra tại các điểm nóng như Biển Đông, biển Hoa Đông, vùng lãnh thổ Đài Loan và bán đảo Triều Tiên giữa Mỹ và Trung Quốc đều liên quan mật thiết với nhau trong tính toán thực hiện chiến lược mới của Mỹ nhằm vào Trung Quốc.


Và, phải chăng đó là yếu tố có tác động giữ cho “nhiệt độ” Biển Đông không quá “nóng” trong suốt một năm qua?


Vừa hợp tác, vừa tìm đối trọng với Trung Quốc trên Biển Đông là chiến lược ASEAN (P2)


Tiến sĩ Trần Công Trục


06:24 02/01/19


 (GDVN) - Vấn đề đặt ra cho ASEAN lúc này là làm sao giữ được sự đoàn kết và vai trò trung tâm của cả khối trong các cơ chế an ninh khu vực.


Trình độ phát triển kinh tế và chính trị đa dạng, cùng ưu tiên đối ngoại khác nhau của mười nước ASEAN khiến việc tìm được một chính sách chung của khu vực này đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một vài xu hướng chung.


Ví dụ, vị trí địa lí gần nhau buộc các quốc gia trong khu vực phải có quan hệ giao thương và kinh tế gần gũi với Trung Quốc.


image010

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại hội nghị cấp cao ASEAN + 3, ông nhiều lần nhấn mạnh nỗ lực đạt được COC, ảnh Reuters


Chẳng hạn, Thái Lan ngày càng ngả về Trung Quốc, một phần do số lượng lớn các thương nhân người Thái gốc Hoa vốn nhận thấy lợi ích trong việc duy trì quan hệ gần gũi với Trung Quốc.


Lào và Campuchia cũng được lợi từ sự “hào phóng” của Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển, cho vay ưu đãi và đầu tư ngày càng gia tăng vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn từ đập thủy điện đến đường cao tốc và đường sắt.


Tương tự, các nước giáp biển ở Đông Nam Á cũng muốn có quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc hơn.


Các nước có kinh tế phát triển cao như Singapore, Malaysia, Brunei và Indonesia tiếp tục phát triển và dựa vào Trung Quốc trong vai trò một thị trường xuất khẩu hấp dẫn.


Tuy nhiên, mặc dù đang có sự hợp tác ngày càng sâu rộng về mặt kinh tế, xu thế đối đầu và phòng bị nước đôi cũng đang ngày càng phổ biến trong quan hệ an ninh Trung Quốc - Đông Nam Á.


Những quan chức và chính trị gia muốn tăng cường hợp tác ngoại giao và an ninh với Trung Quốc buộc phải xem lại quan điểm của mình khi có sự gia tăng hiện diện và bành trướng của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.


Phán quyết có lợi cho Philippines vào tháng 7/2016 của Tòa Trọng tài thúc đẩy cảm giác nghi ngờ Trung Quốc trong dân chúng Philippines.


Sự quan ngại về sức mạnh của Trung Quốc tiếp tục chi phối bối cảnh an ninh tại các nước Đông Nam Á, là một thách thức an ninh nguy hiểm và ngày càng lớn đối với ổn định khu vực.


Đây cũng là nơi mà Hoa Kỳ có vai trò trong các toan tính của khu vực. Nổi bật nhất là mối quan hệ an ninh mới hình thành và đang phát triển giữa Hoa Kỳ và các nước trong khu vực ASEAN.


Các nước Đông Nam Á này đều từng có quan hệ phức tạp với Hoa Kỳ, nhưng họ đã quyết định “gác lại quá khứ” để hướng về mục tiêu thực dụng hơn với Washington: mở rộng và làm sâu sắc mối quan hệ an ninh với một cường quốc bên ngoài khác để đảm bảo sự sống còn và vai trò của các nước này trong khu vực.


Trong một khu vực mà một số cường quốc bên ngoài đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng, Đông Nam Á đang ở vị trí đặc biệt có thể mở rộng quan hệ an ninh với nhiều đối tác.


Thay vì đối đầu trực tiếp với ảnh hưởng gia tăng và mối đe dọa an ninh từ Trung Quốc, gần như tất cả các nước Đông Nam Á đều tìm cách đa dạng hóa các mối quan hệ an ninh của mình trong quan hệ với các nước, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và cả Nga nữa để đối trọng với Trung Quốc, tạo thể cân bằng sức mạnh trong khu vực.


Nó cho phép các lãnh đạo Đông Nam Á có thời gian để chuẩn bị và đối mặt với sự dịch chuyển quyền lực không thể tránh khỏi này bằng sách lược mềm dẻo, khôn khéo…


Theo các chuyên gia, việc đồng thời có cả sáng kiến chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” (FOIP) và “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng tình hình thế giới.


Sự cọ xát giữa sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Hoa Kỳ, được dự báo sẽ tiếp tục làm cho cuộc chạy đua vũ trang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.


Vì vậy, các nước Đông Nam Á với vai trò đi đầu và đóng vai trò trung tâm trong các hành động và hoạt động xây dựng kiến trúc khu vực, không thể không lo ngại về tác động địa chính trị dưới dạng tăng cường khả năng quân sự nói chung, sức mạnh hải quân nói riêng của Trung Quốc.


Tuy nhiên, cả 2 chiến lược này sẽ đem lại những lợi ích đủ sức hấp dẫn với từng quốc gia khác nhau. Điều đó có thể sẽ làm giảm đi vai trò trung tâm và đoàn kết nội khối của ASEAN.


Mặc dù mỗi nước có những ưu tiên khác nhau, nhưng tất cả đều có chung tầm nhìn và các lợi ích trong việc thúc đẩy 2 chiến lược nói trên.


Vấn đề đặt ra cho ASEAN lúc này là làm sao giữ được sự đoàn kết và vai trò trung tâm của cả khối trong các cơ chế an ninh khu vực, không để bị kéo vào vòng xoáy cạnh tranh và nguy cơ chia rẽ mới khi tham gia vào hai chiến lược do Mỹ và Trung Quốc đề xướng.


Tuy nhiên, lo ngại trước những diễn biến nói trên, một số thành viên ASEAN đã tìm cách củng cố các ràng buộc thể chế để kìm hãm thái độ cứng rắn của Bắc Kinh thông qua việc trở lại theo đuổi một bản COC có tính ràng buộc cao, đồng thời đẩy mạnh tiến trình triển khai các hướng dẫn của DOC.


Và với những nổ lực đó, ngày 3/8/2018 tại Singapore, Ngoại trưởng của 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng người đồng cấp Trung Quốc đã thống nhất về một “Văn bản đàm phán dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông duy nhất”;


Đây được coi là một “tài liệu sống” để các bên tiếp tục trao đổi kỹ hơn một số nội dung còn có ý kiến khác nhau về phạm vi điều chỉnh, về cơ chế giải quyết tranh chấp, về nghĩa vụ hợp tác, về nội dung “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm”, về vai trò của bên thứ ba, về tính chất của COC.


Nếu các Bên đàm phán không nhất trí được 6 nội dung nói trên thì COC sẽ khó có thể được ký kết theo đúng thời hạn mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã hứa hẹn.


Theo chúng tôi, để thống nhất được các nội dung nói trên, các bên đàm phán không chỉ dựa vào quyết tâm chính trị mà phải trên tinh thần thượng tôn pháp luật;


Đặc biệt là phải dựa vào các quy định của UNCLOS 1982, không được tùy tiện giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982.


Và điều tiên quyết là các nước ASEAN phải tiếp tục phát huy sự đoàn kết, thống nhất, mà trong thời gian gần đây, chí ít là trong năm 2018, dường như đã bắt đầu được phát huy, với việc đã kéo Trung Quốc vào “đàm phán” thay vì “tham vấn” về COC…


Trên cơ sở tổng hợp những thông tin, cùng với những nhận xét, phân tích nói trên chúng tôi cho rằng, khác với những dự đoán bi quan của nhiều nhà quan sát, phân tích vào thời điểm cuối năm 2017, tình hình Biển Đông năm 2018 về cơ bản có vẻ khá “yên ổn” bởi vì, chưa thấy có những đụng độ, xung đột nghiêm trọng nào xảy ra.


Nhưng nói một cách thẳng thắn, chính xác, nếu hình tượng hóa quang cảnh Biển Đông trong năm qua, chúng tôi có thể phác họa một bức tranh Biển Đông đang trong trạng thái “phẳng lặng” thường thấy trước một cơn bão lớn.


Tuy nhiên, năm qua Biển Đông vẫn được duy trì trạng thái “phẳng lặng”, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, dẫu sao cũng là một thành công đáng ghi nhận.


Và tình hình Biển Đông năm 2019 liệu có giữ được trạng thái “yên lặng” đó hay không, còn phụ thuộc vào khối đoàn kết của cả cộng đồng khu vực và quốc tế, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các nước lớn đối với sự tồn vong của nhân loại đang đứng trước hiểm họa diệt vong bởi những biến đổi khí hậu khôn lường và bởi những cuộc tranh giành vị trí độc tôn ích kỷ và vô nghĩa giữa các siêu cường đang diễn ra trong thời đại hiện nay.


Tiến sĩ Trần Công Trục


TIẾN SỸ TRẦN CÔNG TRỤC
18 Tháng Tư 2016(Xem: 16278)
"Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cùng các vị lãnh đạo Chính thống giáo Hy Lạp đã ra sân bay Mytilene trên đảo Lesbos để đón giáo hoàng. Sau đó, lãnh đạo Tòa thánh Vatican đã tới trung tâm Moria, nơi tạm giữ người tị nạn".
18 Tháng Tư 2016(Xem: 15327)
"... Trong một diễn tiến mới nhất, Trung Quốc điều nhiều máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-11 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ở chiều ngược lại, Mỹ cũng đã điều Hạm đội HkMh John C. Stennis tiến hành tuần tra tại khu vực từ nhiều tuần trước... Bên cạnh đó, còn một cuộc chiến khác đang diễn ra song song, đó chính là cuộc chiến pháp lý".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 19120)
"Người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết: "Những gì Sam Rainsy nói chúng tôi để mất đất cho Việt Nam, chúng tôi không ngu. Ông ta dường như muốn chống lại người Việt Nam, nhưng thực tế mẹ ông ta là một người Việt".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 15602)
"Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói sai lầm tệ hại nhất trong các nhiệm kỳ Tổng Thống của ông là không chuẩn bị để có thể đối phó với những hệ quả ở Libya sau hành động can thiệp do NATO lãnh đạo để lật đổ lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi vào năm 2011, đẩy nước này vào tình trạng hỗn loạn".
11 Tháng Tư 2016(Xem: 15448)
"Ngoài vấn đề khủng bố, khối G-7 theo trông đợi cũng sẽ thảo luận về vấn đề an ninh ở Biển Đông và cuộc khủng hoảng di dân tại châu Âu và Trung Đông".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 15783)
"Đại sứ Saperstein sẽ thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 31/3. Trong chuyến thăm, ông sẽ gặp các quan chức chính phủ, cũng như các lãnh tụ tôn giáo và xã hội dân sự để bàn thảo về các cơ hội và thách thức đối với việc cải thiện tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam".
07 Tháng Tư 2016(Xem: 15553)
- "Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ diễn thuyết tại hội thảo quan trọng về Chiến tranh Việt Nam diễn ra ngày 27/4 tại Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson. - "Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng sẽ tham dự sự kiện này. Ngoài ra, còn có hai nhân vật đáng chú ý khác là ông Henry Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ thời kỳ 1973-1977, và nhà làm phim Ken Burns, người sẽ cho ra mắt bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam dài 10 phần vào năm 2017".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 17018)
"Rất nhiều người cho rằng, với chiến thắng của NLD trong cuộc bầu cử tháng 11/2015, với việc chính quyền của cựu Tổng thống Thein Sein chấp nhận kết quả bầu cử và rời khỏi vũ đài chính trị bằng việc công nhận kết quả đắc cử Tổng thống của ông Htin Kyaw, nền dân chủ của Myanmar đã được khẳng định giá trị trong đời sống chính trị tại quốc gia này".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 17209)
"Thủ tướng Iceland hôm thứ Ba từ chức giữa làn sóng biểu tình phản đối rộng khắp theo sau những tiết lộ về những khoản đầu tư gây nhiều nghi vấn của ông ta ở nước ngoài".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 15727)
"Các vấn đề an ninh dự kiến sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khi ông đến thăm Bahrain và Nhật Bản trong tuần này. Từ trụ sở Bộ ngoại giao ở Washington, thông tín viên Pam Dockins của đài VOA gởi về bài tường trình sau đây:"
05 Tháng Tư 2016(Xem: 17456)
"Dưới đây là 10 sự việc diễn ra dưới thời TT Barrack Obama, nhưng đôi khi chúng ta vội sao nhãng vì truyền thông hầu như bỏ quên đi. Cuối năm nay ông sẽ chia tay với nhân dân Hoa Kỳ nhưng vẫn có hàng chục, hàng trăm triệu người tiếp tục thừa hưởng di sản của ông để lại. Xin kể:"
31 Tháng Ba 2016(Xem: 15468)
"Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar trong vòng hơn 50 năm đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Naypidaw. Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường thuật. Hai vị phó Tổng thống Myint Swe và Henry Van Tio cũng tuyên thệ nhậm chức cùng với ông Htin Kyaw. Lãnh tụ dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã được đề cử để trở thành một thành viên trong nội các của Tổng Thống tân cử Htin Kyaw ".
31 Tháng Ba 2016(Xem: 16630)
"Một điểm Trump nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn là sẽ không để Trung Hoa hay các đối thủ khác lường trước được những suy tính và quyết định của mình. Trump nói sẽ trở thành không tiên đoán được, unpredictable, khi lãnh đạo quốc gia vì Hoa Kỳ quá dân chủ và cởi mở nên trở thành quá dễ dàng cho đối thủ tính trước được phản ứng". - Tổng thống Obama: Nhà báo có trách nhiệm 'tìm tòi kỹ hơn'
29 Tháng Ba 2016(Xem: 16786)
"Không chỉ là một thành tích quân sự, việc quân đội Syria với sự hỗ trợ của Nga giành lại được thành phố cổ Palmyra từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech)..."
29 Tháng Ba 2016(Xem: 17147)
"Ngày 28/03/2016, Nhật Bản khánh thành hệ thống radar mới trên đảo Yonaguni, gần Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 15383)
"Tổng thống Obama là diễn giả chính tại lễ trao Giải thưởng Toner dành cho Đưa tin Chính trị Xuất sắc. Giải thưởng được đặt theo tên của Robin Toner, người phụ nữ đầu tiên được cử làm phóng viên chuyên về chính trị quốc gia của tờ New York Times".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 18231)
"Giáo Hoàng Francis rao giảng thông điệp Phục Sinh hy vọng sau một tuần ảm đạm ở châu Âu, kêu gọi người Công giáo không để sự sợ hãi và bi quan "chi phối" mình".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 15697)
"Hôm thứ Tư 23/03, quân đội Syria đã tiến hành một cuộc tấn công mới, và chiếm được tất cả các ngọn đồi ở phía tây và tây nam thành cổ Palmyra. Thành cổ, đã từng bị nhóm hồi giáo cực đoan đánh chiếm từ tháng 05/2015, hiện đang nằm trong tầm ngắm của các khẩu đại bác được đặt trên các chiếc xe bọc thép của chính phủ, cách lối vào thành 2 km".