Gọng kìm thương mại Trump chống TQ độc chiếm Biển Đông

04 Tháng Mười Một 20185:46 CH(Xem: 12201)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 05 OCT 2018


image005

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: biz-journal.jp


Gọng kìm thương mại Donald Trump chống Trung Quốc độc chiếm Biển Đông


Hồng Thủy


24/10/18


 (GDVN) - Nếu xét trên phương diện quân sự, có rất ít thứ Hoa Kỳ có thể làm để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.


Military.com ngày 23/10 đăng bài phân tích của tác giả Joshep V. Micallef, một chuyên gia về lịch sử quân sự thế giới và các vấn đề quốc tế, xung quanh cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông.


Ngoài phần lược lại lịch sử tranh chấp và một số diễn biến gần đây, Joshep V. Micallef tin rằng thương mại sẽ là đòn bẩy chính để Tổng thống Donald Trump ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.


Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ sử dụng chính sách thương mại của Mỹ với Trung Quốc như một cách để hạn chế tăng trưởng kinh tế, cơ sở để Bắc Kinh tiếp tục phát triển sức mạnh quân sự.


Nhiều lần Tổng thống Donald Trump đã lên án chính sách thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc, bao gồm việc dìm giá đồng nhân dân tệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và ép buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ tiên tiến nếu muốn làm ăn tại Trung Quốc.


image005

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ảnh: The Denver Channel.


Peter Navarro, một giáo sư nổi tiếng với quan điểm chống lại chính sách thương mại của Trung Quốc được Donald Trump bổ nhiệm làm Cố vấn kinh tế, Giám đốc Thương mại và chính sách công nghiệp, Giám đốc Hội đồng Thương mại quốc gia Nhà Trắng.


Ban đầu, cuộc khủng hoảng diễn ra trên bán đảo Triều Tiên đã buộc Tòa Bạch Ốc phải hoãn các hành động chống lại chính sách thương mại của Trung Quốc.


Washington phụ thuộc một phần vào sự sẵn sàng của Bắc Kinh trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Bắc Triều Tiên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.


Nhưng có lẽ bây giờ Nhà Trắng cảm thấy đã có đủ tiến triển trong các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng để chuyển sự chú ý sang chính sách thương mại với Trung Quốc.


Từ tháng Giêng 2018, Hoa Kỳ áp đặt thuế quan với hàng loạt hàng hóa Trung Quốc, ban đầu thuế quan chỉ tập trung vào sản phẩm pin mặt trời và 1,2 triệu máy giặt Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.


Đến tháng Ba 2018, danh mục này được mở rộng lên hơn 1.300 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm khoảng 50 đến 60 tỷ USD nhập khẩu.


Trung Quốc đáp trả bằng thuế quan ngày 2 tháng Tư khiến Nhà Trắng lập tức thông báo, họ sẽ xem xét đánh thuế tiếp với khoảng 100 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.


Vào tháng Bảy 2018, Nhà Trắng tuyên bố áp thuế suất 10% và sẽ tăng lên 25% vào cuối năm nay đối với trên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.


Trong lúc chờ đợi, Washington công bố những hạn chế đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm, tăng cường kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ nhạy cảm hoặc chiến lược của Mỹ.


Ngoài ra, Donald Trump còn đe dọa đánh thuế tiếp 267 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu điều này xảy ra thì toàn bộ hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ sẽ phải đối mặt với biện pháp trừng phạt.


Hơn nữa, các thỏa thuận thương mại được công bố gần đây giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã quy định rằng, bất kỳ thành viên nào bắt đầu đàm phán với các nền kinh tế "phi thị trường" phải thông báo cho 2 bên còn lại 3 tháng trước khi đàm phán.


Nếu các cuộc đàm phán dẫn đến một thỏa thuận thương mại thì có thể bị trục xuất khỏi Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada.


Điều khoản này là công cụ hiệu quả để ngăn chặn Trung Quốc theo đuổi một hiệp định tự do thương mại với Canada hoặc Mexico.


Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức một loạt các cuộc đàm phán thương mại liên tục trong mùa Xuân, mùa Hè 2018. Tuy nhiên hiện tại các cuộc đàm phán đã bị đình trệ và không có kế hoạch khôi phục nào được công bố.


Washington đã đưa cho Bắc Kinh danh sách 140 yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách và thực tiễn thương mại.


Theo các nguồn tin khác nhau, các quan chức Trung Quốc cho biết họ có thể chấp nhận khoảng 1/3 số yêu cầu Mỹ đưa ra và có thể thương lượng thêm, nhưng hơn 1/3 yêu cầu của Washington là "không thể chấp nhận".


Đáng chú ý, một số nước châu Âu và châu Á đã chính thức nói với Nhà Trắng rằng, họ ủng hộ chính sách này thương mại với Trung Quốc của ông Donald Trump và sẽ điều chỉnh các chính sách của nước mình theo nó.


Sự phát triển kinh tế ấn tượng của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức mạnh quân sự rất ấn tượng của họ là điều không có gì phải nghi ngờ.


Nếu xét trên phương diện quân sự, có rất ít thứ Hoa Kỳ có thể làm để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.


Trong khi Lầu Năm Góc khẳng định sự tự tin về khả năng thổi bay các đảo nhân tạo này một khi xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, thực tế không bên nào mong muốn xảy ra đối đầu bởi hậu quả khôn lường đối với cả 2.


Sử dụng chính sách, công cụ thương mại để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông có lợi thế là tăng gánh nặng kinh tế cho Bắc Kinh khi theo đuổi mục tiêu quân sự hóa, đồng thời hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế, nền tảng để đầu tư cho quân đội, tiếp tục bành trướng về mặt quân sự.


Tuy nhiên, chính sách thương mại chỉ có thể là một phần trong một chiến lược rộng hơn cả về kinh tế lẫn chính trị của Mỹ với các nước xung quanh Biển Đông.


Việc Tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP là một sai lầm.


Đáng chú ý, đã có thông tin Mỹ đang xem xét lại việc tái nhập TPP với điều kiện các điều khoản sẽ tốt hơn đáng kể cho Mỹ, so với những gì chính quyền Barack Obama đã thương lượng.


Một động thái như vậy là lý tưởng vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các quốc gia mục tiêu sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã phải cân nhắc lại.


Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn vay của Trung Quốc đã làm tăng gánh nặng nợ nần, đó là những ví dụ điển hình cho "chủ nghĩa thực dân mới";


Thậm chí có quốc gia đã thông báo hủy bỏ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn vay Trung Quốc đã ký trước đó.


image006

Không dễ để dùng biện pháp quân sự đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, thương mại và Đài Loan trở thành lựa chọn. Ảnh minh họa, tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc tập trận trên Biển Đông, nguồn: ewmib.com.


Như vậy, rõ ràng tranh chấp thương mại Trung - Mỹ không chỉ đơn thuần là thương mại, mà còn là một giải pháp của Donald Trump đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông cũng như phát triển sức mạnh quân sự.


Bởi vậy, cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ có thể sẽ là một đặc điểm lâu dài của quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai gần.


Cá nhân người viết cho rằng, Biển Đông là nơi Trung Quốc thể hiện rõ rệt nhất bản chất của "Trung Hoa mộng" là soán ngôi vị siêu cường số 1 của Hoa Kỳ, nếu xét trên phương diện địa chính trị.


Trên phương diện pháp lý, Biển Đông cũng là nơi thể hiện rõ nhất thái độ vô pháp vô thiên, hành vi bất chấp, hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, từ phía Trung Quốc.


Cho nên Biển Đông là một trong những vũ đài chủ yếu 2 siêu cường mới nổi này so găng, đọ sức. Nhưng đúng như tác giả Joshep V. Micallef nhận định, cả Washington lẫn Bắc Kinh sẽ không để chiến tranh nổ ra.


image007


Thương mại, vấn đề Đài Loan nhiều khả năng sẽ là công cụ chính, tạo thành gọng kìm để ngài Donald Trump gây sức ép, buộc Trung Quốc hiệu chỉnh hành vi của mình.


Biển Đông sẽ nằm trong chiến lược tổng thể của Donald Trump để buộc Trung Quốc phải thay đổi. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các quốc gia nhỏ ven Biển Đông trong việc cân bằng quan hệ giữa 2 siêu cường.


Chiến tranh Trung - Mỹ khó nổ ra trên Biển Đông, dưới thời Donald Trump có lẽ Trung Quốc sẽ không dám liều lĩnh có những hành động như thời Barack Obama (chiếm quyền kiểm soát Scarborough 2012, gây khủng hoảng giàn khoan 981 năm 2014...).


Đây là thuận lợi cơ bản để các nước ven Biển Đông chống lại nguy cơ bành trướng và kiểm soát toàn bộ vùng biển chiến lược này từ Trung Quốc.


Nhưng giữ được ổn định cũng như không để mình bị lôi kéo thành quân cờ cho bất kỳ bên nào để chống lại bên kia sẽ trở nên khó khăn hơn với các nước trong khu vực.


Nguồn:


https://www.military.com/daily-news/2018/10/23/south-china-sea-and-us-china-trade-policy-are-they-becoming-linked.html


Hồng Thủy
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 16112)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15238)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15525)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga, ngày 26/6/2016.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15758)
"Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nơi có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai."
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 14913)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở Biển Đông và gốc rễ của vấn đề. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 16763)
Đảng cầm quyền Úc hôm nay 22/06/2016 cho biết đã buộc một chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam phải quay trở lại. Tổng cộng trong ba năm qua, Úc đã ngăn chận 28 tàu của người tị nạn tìm cách tới nước này.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15378)
Các nước phải được "tự do lưu thông tại Biển Đông". Ủy ban Châu Âu hôm 22/06/2016 đưa ra cảnh báo ngoại giao đầu tiên với Bắc Kinh, sau vụ máy bay Trung Quốc ngăn chận một phi cơ quân sự Mỹ trên không phận Biển Đông tháng trước.
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 15340)
Trả lời câu hỏi của Tổng thống tân cử Rodrigo Duterte về khả năng Philippines phải đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển đảo tranh chấp, Đại sứ Hoa Kỳ Philip Goldberg nói Washington “chỉ hỗ trợ Philippines nếu nước này bị tấn công”.
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 15407)
Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov: "Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác".
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15551)
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18/06/2016 vừa qua cho biết đã yêu cầu Nga giải thích vì sao tiếp tục oanh kích các đơn vị nổi dậy ở Syria do Hoa Kỳ ủng hộ thay vì tấn công phe thánh chiến Daech như đã thỏa thuận hồi tháng hai.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 15931)
Những người phản đối trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật muốn kế hoạch di chuyển một căn cứ quân sự của Mỹ từ một chỗ trên đảo Okinawa sang một chỗ khác bãi bỏ hoàn toàn.
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 15292)
Lãnh đạo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO thông báo sẽ triển khai bốn tiểu đoàn tại ba nước Baltic và Ba Lan nhằm đối phó với các hoạt động của Nga tại miền đông Ukraina.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 15128)
"Trung Quốc tố cáo Philippines phớt lờ các đề nghị đối thoại về tranh chấp Biển Đông..."
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 15778)
"Chúng ta cần phải có một lực lượng tự vệ đáng tin cậy. Tất cả những quốc gia nào sao nhãng việc duy trì một lực lượng tự vệ đáng tin cậy đều bị xóa tên khỏi bản đồ". - “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại tự nhiên vứt bỏ…”
26 Tháng Năm 2016(Xem: 16200)
Chút it nhận định về chuyến đi và bài diễn thuyết của TT Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội
24 Tháng Năm 2016(Xem: 18831)
Văn hóa "chùa", Văn hóa "ngồi", Văn hóa "ngoại giao"
19 Tháng Năm 2016(Xem: 18620)
- TT Lyndon Johnson thăm Nam Việt Nam năm 1966. - TT Nixon đã thăm Sài Gòn tháng 7/1969. - 50 năm sau TT Johnson, tháng 5/2016, TT Barack Obama thăm Việt Nam thống nhất.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17023)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".