ASEAN mời Mỹ, TQ ký quy định "va chạm trên không"

21 Tháng Mười 20188:17 CH(Xem: 13080)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á - THỨ HAI 22 OCT 2018


ASEAN mời Mỹ, TQ ký quy định "va chạm trên không"


19/10/2018


 image054


Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN đã nhất trí về những quy định đối với hoạt động của máy bay chiến đấu trên vùng trời Biển Đông và sẽ mời cả Trung Quốc lẫn Mỹ cùng ký kết.


“Những quy định này giống như đai an toàn trên xe. Chúng không bảo vệ bạn hoàn toàn nhưng ít nhất vẫn có sự bảo vệ phần nào”, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu ngày 19/10 tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN năm 2018 (ADMM 12).


Ông cho biết các quy định mới về máy bay chiến đấu hoạt động trên vùng trời Biển Đông nhằm mục đích giảm rủi ro xảy ra tai nạn.


“Đai an toàn” tránh va chạm trên không


Theo SCMP, Bộ trưởng quốc phòng Singapore khẳng định sẽ đề nghị các đối tác của ASEAN là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, NgaMỹ cùng ký kết tuân thủ các quy chuẩn trên tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần 5 vào ngày 20/10.


image049

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (trái) gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ngày 18/10. Ảnh: Reuters


Năm 2017, ASEAN và các nước đối tác đã thống nhất về một bộ quy chuẩn tương tự để hạn chế va chạm trên biển.


Tại hội nghị, bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN cũng nhất trí thực hiện sáng kiến "Our Eyes" về chia sẻ thông tin tình báo, chống chủ nghĩa khủng bố, cực đoan và các mối đe dọa phi truyền thống trong khu vực, theo Reuters.


Rủi ro va chạm trên Biển Đông


Vấn đề Biển Đông tiếp tục là bất đồng lớn nhất giữa Washington và Bắc Kinh trong cuộc gặp ngày 18/10 tại Singapore giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa.


Ông Ngụy đã đề nghị Mỹ “sánh bước cùng Trung Quốc” duy trì ổn định và hòa bình trên vùng biển khu vực. “Cách đúng đắn để giải quyết xung đột và khác biệt là lòng tôn trọng và sự nhường nhịn”, Tân Hoa xã dẫn lời bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói với ông Mattis.


Dù nhất trí quan hệ quân sự Mỹ - Trung cần cải thiện về hợp tác trao đổi chiến lược và đối phó rủi ro an ninh, ông Ngụy khẳng định Bắc Kinh vẫn không thay đổi lập trường trong vấn đề Biển Đông và Đài Loan.


Truyền thông Trung Quốc cũng dẫn phát biểu của ông Mattis tại cuộc họp, khẳng định những khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc không nhất thiết phải dẫn đến đối đầu và “cạnh tranh không đồng nghĩa với đối địch”.


Trong khi đó, trả lời New York Times, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Schriver tiết lộ ông Mattis đã đề cập với ông Ngụy về những quan ngại của các nước trong khu vực khi Trung Quốc “nói không đi đôi với làm” trong vấn đề Biển Đông.


Mỹ thời gian qua vẫn kiên quyết thực hiện các hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Trả lời Zing.vn  ngày 5/10, ông Schriver khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động này nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, không cho nước này "viết lại luật pháp quốc tế".


image054

Máy bay ném bom B-52. Ảnh: Không quân Mỹ.


Rủi ro chạm trán với hải quân Trung Quốc ngày một cao. Ngày 30/9, tàu khu trục USS Decatur suýt đâm vào một tàu khu trục Trung Quốc sau khi bị tàu này chặn đầu với khoảng cách gần 40 m. Vụ việc xảy ra tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.


Ngày 16/10, Mỹ tiếp tục điều động 2 chiếc B-52 từ căn cứ Guam thực hiện nhiệm vụ định kỳ ở khu vực lân cận Biển Đông. Các máy bay tiến gần những điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa trái phép trong vùng biển khu vực.


Trước đó khoảng 3 tuần, Mỹ điều 2 máy bay B-52 xuất phát từ Guam bay qua Biển Đông đến vùng biển Hoa Đông tham gia diễn tập cùng các máy bay chiến đấu Nhật Bản.


Trung Quốc từ đầu năm 2018 cũng nhiều lần thông báo diễn tập không quân bắn đạn thật trên Biển Đông, huy động cả máy bay ném bom H-6K bay qua các đảo nhân tạo mà nước này đang chiếm đóng trái phép.


Máy bay ném bom H-6K hạ cánh tại Hoàng Sa Các nhà phân tích quân sự nhận định địa điểm H-6K diễn tập hạ cánh trên biển Đông chính là đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


image017

05 Tháng Mười 2014(Xem: 21077)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20170)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20415)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22283)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21295)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23582)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21475)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21319)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21279)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26189)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26508)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22546)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22374)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26658)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32280)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20894)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23460)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23281)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27483)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21576)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.