Mỹ xác nhận rút khỏi hiệp định vũ khí hạt nhân với Nga

21 Tháng Mười 20187:44 CH(Xem: 12571)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 22 OCT 2018


Mỹ xác nhận rút khỏi hiệp định vũ khí hạt nhân với Nga


Tú Anh 21-10-2018


image037

Tổng thống Mỹ trả lời báo chí tại phi trường Alko, Nevada. Ảnh ngày 20/10/2018.Reuters


Ngày 20/01/2018 tổng thống Trump thông báo sẽ hủy bỏ một thỏa thuận về vũ khí hạt nhân với Liên Xô từ thời chiến tranh lạnh. Gọi tắt là INF (Intermediate Nuclear Forces Treaty), hiệp định cấm sử dụng tên lửa tầm trung trang bị đầu đạn hạt nhân được ký vào năm 1987 giữa tổng thống Mỹ Ronald Reagan và chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbatchev.


Tổng thống Donald Trump cáo buộc Matxcơva, qua hệ thống tên lửa mới 9M729, vi phạm hiệp định từ nhiều năm nay.


Từ NewYorrk, thông tín viên Grégoire Pourtier phân tích.


"Có hiệu lực từ 30 năm nay, hiệp ước INF cấm sử dụng các tên lửa tầm trung từ 500 đến 5500 km. Khi bố trí hệ thống tên lửa 9M729, phải chăng Nga đã vi phạm lời cam kết ?


Đối với tổng thống Donald Trump, đó không phải là chuyện mới : « Họ vi phạm hiệp định INF từ nhiều năm nay. Tôi không hiểu vì sao tổng thống Barack Obama không đàm phán lại hay rút ra khỏi. Chúng ta không để cho Nga vi phạm thỏa thuận hạt nhân và chế tạo vũ khí trong khi chúng ta không được phép làm như họ. Chúng ta đã ở trong hiệp định và tôn trọng hiệp định. Nhưng, bất hạnh thay, người Nga đã không tuân thủ hiệp định, vì thế, chúng ta sẽ rút ra ».


ADVERTISING


inRead invented by Teads


Hệ quả thứ nhất là Hoa Kỳ có thể điều nghiên, chế tạo tên lửa tầm trung loại mới. Thứ hai là việc đàm phán lại hiệp định tên lửa hạt nhân chiến lược New Start, sắp hết hạn vào năm 2021, sẽ khó khăn thêm.


Như thế, cho dù tổng thống Donald Trump cố gắng tạo mối quan hệ hoà dịu với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, kể cả phủ nhận chuyện Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016, bang giao Mỹ- Nga vẫn phức tạp".


Tổng thống Donald Trump thông báo quyết định này vào lúc cố vấn an ninh quốc gia, John Bolton sang Matxcơva. Phản ứng đầu tiên của Nga, qua tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao Sergueï Riabkov, là « Mỹ đang đi một bước nguy hiểm, cộng đồng quốc tế không ai hiểu tại sao ».


Còn theo AFP, quyết định của Donald Trump rút khỏi hiệp định tên lửa hạt nhân tầm trung còn nhắm vào Trung Quốc. Không là thành viên của hiệp định INF, Bắc Kinh có thể tự do chế tạo tên lửa hạt nhân có tầm bắn 5500 km.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15578)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15533)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15693)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15767)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15608)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15999)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14602)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16949)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16436)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15937)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15531)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15672)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 15097)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14560)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14678)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».