Chiến tranh thương mại : Donald Trump lặp lại sai lầm năm 1930 ?

06 Tháng Sáu 201812:00 SA(Xem: 12709)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU MỸ  - THỨ TƯ 06 JUNE 2018


Chiến tranh thương mại : Donald Trump lặp lại sai lầm năm 1930 ?


RFI 04-06-2018


image018Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu nhôm và thép.REUTERS


Biểu thuế quan mới nhắm vào mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ có hiệu lực từ ngày 01/06/2018. Trong bài viết « Chiến tranh thương mại : sự thảm bại của các biện pháp bảo hộ mậu dịch trước đây của Hoa Kỳ » đăng trên website của mình, đài truyền hình France 24 cho rằng, sự việc này làm nhớ lại đạo luật Hawley-Smoot năm 1930 đã châm ngòi cho cuộc chiến thương mại lớn sau cùng trên thế giới.


« Chúng tôi tin rằng việc thông qua các biện pháp bảo hộ mậu dịch sẽ là một sai lầm. Các biện pháp này có thể dẫn đến việc tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ […] và làm giảm mức sống của người dân ». Chính bằng những lời lẽ này, một tập thể gồm 1.028 nhà kinh tế đã bắt đầu lá thư ngỏ gởi đến tổng thống Mỹ Herbert Hoover năm 1930, nhằm cảnh báo ông về việc áp đặt thuế quan đánh vào nhiều loại sản phẩm.


Giờ đây, 88 năm sau, khoảng 12 kinh tế gia Mỹ đã dùng lại chính bức thư này, chỉ khác nhau vài từ, nhằm báo động tổng thống Donald Trump về những mối nguy hiểm trong việc đánh thuế thép và nhôm nhập khẩu. Đối với họ, nước Mỹ ngày nay có nguy cơ chịu cùng số phận như năm 1930 chỉ vì các loại thuế quan.


Thép năm 2018, nông nghiệp 1929


Trong cả hai trường hợp, bức thư ngỏ đã bị chính quyền phớt lờ bởi vì Washington đã quyết định áp thuế đối với châu Âu, Canada và Mêhicô ngay từ 01/06/2018. Nếu như năm 2018 này, không ai có thể dự đoán được lối thoát nào cho cuộc chiến thương mại tới đây, thì lịch sử đã cho chúng ta thấy hậu quả của các biện pháp bảo hộ mậu dịch năm 1930.


Các biện pháp đó đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ và đó là một trong những lý do mà Hoa Kỳ đã « làm mọi cách để đề cao tự do mậu dịch sau Đệ Nhị Thế Chiến », theo như nhận định của Marc-William Palen, chuyên gia kinh tế trường đại học Exeter, Anh Quốc, trong một bài viết đăng trên trang mạng của đài truyền hình Mỹ NBC.


Vào mùa xuân năm 1929, kinh tế Mỹ dường như phát triển tốt. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng cao như mong đợi và công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh đó, một lĩnh vực duy nhất có những dấu hiệu suy yếu : đó là nông nghiệp. Herbert Hoover, vừa đắc cử tổng thống, đã dùng lại một ý tưởng mà giới vận động hành lang của các nhà sản xuất nông nghiệp đưa ra : các chủ trang trại Mỹ gặp khó khăn do cạnh tranh quốc tế. Ông đã đề nghị đánh thuế các mặt hàng nông sản nhập khẩu.


Thế nhưng Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ đã nắm lấy chủ đề này và quyết định mở rộng phạm vi đánh thuế, vượt ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Dưới sự thúc đẩy của hai nghị sĩ đảng Cộng Hòa – Willis Hawley và Reed Smoot -, cả Thượng và Hạ Viện đều thông qua một danh sách gần 900 mặt hàng phải chịu thuế (trong đó có cả cá vàng).


Sau nhiều tháng bàn thảo, đạo luật được gọi là Hawley-Smoot đã được thông qua đầu năm 1930 vào lúc cuộc khủng hoảng chứng khoán năm 1929 bắt đầu có những tác động đầu tiên đối với nền kinh tế Mỹ. Dự báo của các kinh tế gia đã được nhanh chóng kiểm chứng ; trước đó trong bức thư cảnh báo Herbert Hoover, họ đã đề cập đến những tác động tai hại của chính sách bảo hộ này.


Nông nghiệp Mỹ không hưởng được lợi lộc gì từ việc nâng thuế nhập khẩu và các đối tác thương mại đã gia tăng các biện pháp trả đũa. Cơn sốt bảo hộ mậu dịch mà thế giới hứng chịu đã dẫn đến sự sụt giảm thê thảm thương mại toàn cầu, trao đổi thương mại quốc tế giảm hơn 40%.


Mối nguy hiểm chủ nghĩa dân tộc


Tác động của đạo luật Hawley-Smoot vẫn còn gây tranh luận cho đến ngày nay. Đối với một số người, đạo luật làm tăng tăng giá sản phẩm nhập khẩu, làm cho cuộc khủng hoảng năm 1929 thêm trầm trọng. Theo một số người khác, thì cũng như nạn đầu cơ tài chứng khoán, chính sách bảo hộ này là một trong những nguyên nhân chính của cuộc Đại Suy Thoái.


Sau cùng, một số sử gia thậm chí còn đánh giá rằng đạo luật này đã góp phần làm trỗi dậy chủ nghĩa phát xít ở Đức. France 24 trích dẫn một nhận định trên tờ Financial Times cho rằng qua việc tạo thuận lợi cho chủ nghĩa biệt lập và làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn, các biện pháp bảo hộ này đã làm « gia tăng thêm tình trạng đói nghèo trên thế giới, và tình trạng này là một nguyên nhân quan trọng gây ra Đệ Nhị Thế Chiến ».


Quan điểm này cũng được tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ. Ông đã dẫn lại phát biểu của tướng De Gaulle để lên án quyết định của Donald Trump áp dụng « tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về kinh tế. Và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa dẫn đến chiến tranh. Đó chính là điều đã xẩy ra trong năm 1930 ».


Liệu tình hình hồi đó có thể so sánh được với tình hình hiện nay hay không, như nhiều chuyên gia kinh tế nhắc đến, những người đã ký phiên bản mới của bức thư năm 1930 ? Điểm giống nhau chủ yếu là những động cơ đã thúc đẩy Herbert Hoover và Donald Trump thông qua các biểu thuế quan này. Theo tờ Wall Street Journal, cả hai vị tổng thống « đã hành động trước hết vì những tính toán chính trị mà không thật sự suy tính đến lợi ích kinh tế của những biện pháp đó ».


Nhật báo Mỹ nhắc lại rằng Herbert Hoover đã tìm cách thỏa mãn giới vận động hành lang ngành nông nghiệp và để có được sự ủng hộ của các nghị sĩ bảo thủ tại Quốc Hội, còn Donald Trump thì nhắm đến việc làm hài lòng cử tri Mỹ ở những bang công nghiệp phía Bắc, có truyền thống ủng hộ đảng Dân Chủ, và có thể ngả theo phe Cộng Hòa trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2018 tới đây.


Trong cả hai trường hợp, Hoa Kỳ luôn là quốc gia khởi chiến. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ đã làm dấy lên làn sóng lên án mạnh mẽ từ các đối tác thương mại, và những đối tác này sẵn sàng áp đặt thuế quan của họ đối với các sản phẩm thuộc các bang phía Bắc Hoa Kỳ.


Tuy vậy, cũng có không ít các khác biệt đáng kể. Tình hình kinh tế Mỹ hiện nay không giống như cuối thập niên 1920 ; vào lúc đó, đầu cơ chứng khoán đã lên đến đỉnh điểm. Một cuộc chiến thương mại có thể sẽ không có cùng tác động làm gia tăng cuộc khủng hoảng mà đạo luật Hawley-Smoot gây ra. Ngược lại, thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ từ năm 1930. Do vậy, một sự ngưng trệ trong trao đổi thế giới do thuế quan gây ra có thể sẽ tác động mạnh hơn vào tăng trưởng trên thế giới./
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15466)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15363)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15660)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15719)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15524)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15930)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14586)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16906)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16400)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15841)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15501)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15617)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 15040)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14501)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14642)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».