Đối thoại Shangri-La: VN 'khó phát biểu chung chung'

31 Tháng Năm 20186:14 CH(Xem: 13635)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ SÁU 01 JUNE 2018


Đối thoại Shangri-La: VN 'khó phát biểu chung chung'


TQ chờ nghe lập trường của Mỹ về Đông Hải.


Lập trường của VN: Trung lập, theo Mỹ hay theo Tầu?


image002Bản quyền hình ảnh AFP/ Roslan Rahman Image caption An ninh được thắt chặt trước giờ diễn ra Đối thoại Shangri-La


Ý kiến nói đại diện Việt Nam tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La "sẽ rất khó phát biểu chung chung" trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường gây sức ép ở Biển Đông.


Tin cho hay đại tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6.


Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch "sẽ có bài phát biểu quan trọng" và "các cuộc tiếp xúc song phương với bộ trưởng quốc phòng các nước", theo báo Thanh Niên.


Trung Quốc 'không coi trọng'


Hôm 30/5, trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Thứ nhất là Đối thoại Shangri-La là đối thoại an ninh Track-1 (đối thoại kênh 1), cho nên mang tính nghiêm túc và thường hay bàn về những chủ đề mang tấm chiến lược ở cấp cao. Trung Quốc đã cố gắng gây ảnh hưởng lên Shangri-La nhưng không thành công."


"Dĩ nhiên vì do Track-1 nên các nước "tấn công" chính sách Biển Đông của Trung Quốc khá nhiều, vì thế Trung Quốc dần dần đang muốn tổ chức một Đối thoại an ninh đối trọng khác ở Trung Quốc mà ở đó họ có thể kiểm soát được chương trình nghị sự như Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh (đây là một đối thoại an ninh Track-1.5).


Trung Quốc không coi trọng Shangri-la lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-la giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mớiNguyễn Thế Phương


"Trung Quốc có khả năng sẽ không cử các quan chức cấp cao nhất tới Shangri-La. Đây là điều có thể dự đoán trước được và thực sự là nếu vắng mặt các quan chức an ninh cấp cao nhất của Trung Quốc thì tầm bao phủ về mặt chính sách của Shangri-La có thể giảm sút. Suy cho cùng thì nếu muốn "đối thoại" thì cũng cần phải có đầy đủ các bên liên quan."


"Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề nóng của Shangri-la thôi. Đối với Việt Nam thì Biển Đông quan trọng nhưng sẽ có những vấn đề khác được nêu lên và nóng không kém là vấn đề Triều Tiên, vấn đề Myanmar và các loại an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh lại là Shangri-La là diễn đàn đa phương được đánh giá là quan trọng để Việt Nam có thể thảo luận chính sách an ninh ở cấp cao với các đối tác.


"Nói tóm lại, Trung Quốc không coi trọng Shangri-La lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-La giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mới."


image003

Bản quyền hình ảnh U.S. Navy Image caption Tàu tuần dương mang tên lửa USS Antietam (CG-54) đi vào vùng biển bên trong 12 hải lý gần Hoàng Sa


Cùng thời điểm, cây bút tự do Nguyễn An Dân ở TP.Hồ Chí Minh nói với BBC: "Đối thoại Shangri-La năm nay rất quan trọng vì nó thể hiện chính thức lập trường mỗi nước có liên quan đến tranh chấp và tự do, an ninh hàng hải ở Biển Đông, nhưng đa phần các nước sẽ chỉ tham gia ở cấp bộ trưởng, vì sách lược lớn thì hầu như đã quyết từ lâu rồi."


Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014.Nguyễn An Dân


"Từ phát biểu của các đoàn tham dự, chúng ta sẽ thấy rõ lập trường trung lập hay đứng về phía nào của các nước nhỏ giữa hai bên Trung-Mỹ. Các nước nhỏ không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông có quyền giữ "tế nhị ngoại giao", nhưng các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam sẽ rất khó phát biểu chung chung nữa."


"Năm 2014, sự kiện giàn khoan HD 981 trực tiếp phá vỡ chủ quyền lãnh hải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh quốc phòng, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thế "không thể lùi" đã buộc phải tuyên bố cứng rắn về lập trường để tranh thủ sự ủng hộ khi Việt Nam thực sự cần đến."


"Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy phái đoàn Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014."


"Nếu năm nay phái đoàn Việt Nam tuyên bố chung chung thì trong tương lai khi xảy ra xung đột, các nước ủng hộ Việt Nam sẽ khó có lý do hợp lý để ủng hộ Việt Nam."/(theo BBC 30/5/18)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Chủ tịch VN nêu quan ngại Biển Đông tại Shangri-La 2016

image001

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang chào khán giả tại Đối thoại Singapore; ông nói: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua.”


Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói những diễn biến gần đây trong khu vực và trên Biển Đông “tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không”.


Ông Trần Đại Quang phát biểu tại Đối thoại Singapore thứ 38 do Viện Yusof Ishak - Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức hôm 30/8/2016.


“Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua,” ông nói.


Ông kêu gọi “tất cả quốc gia đoàn kết, chung tay hành động, tăng cường hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi”.


Chủ tịch nước Việt Nam nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam là “bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” và giải quyết tranh chấp bằng “các biện pháp hòa bình”.


Đây là lần đầu ông Trần Đại Quang thăm Singapore trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam.


Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược từ 2013.


Ông nói sự phát triển “rất đáng khâm phục” của Singapore là “bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam”./(BBC 30/8/2016)
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15549)
Ngày 01/12/2016, tổng thống tân cử Mỹ thông báo đã chọn đại tướng James Mattis chỉ huy Lầu Năm Góc. Vị tướng Thủy Quân Lục Chiến bốn sao này, hồi hưu từ ba năm nay, có lập trường chống lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 15420)
Quốc hội Việt Nam hôm 22/11 nói Hà Nội vẫn chờ đợi diễn biến ở chính trường Mỹ trước khi có quyết định chính thức và sẽ cùng các nước bàn về tương lai TPP nếu Mỹ rút.
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16567)
- Obama: “Ngày hôm nay, chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình Castro, và cầu nguyện cho nhân dân Cuba. Trong những ngày sắp tới, chúng ta sẽ nhắc lại quá khứ nhưng cũng sẽ hướng tới tương lai. Nhân dân Cuba nên biết rằng họ có một người bạn và đối tác nơi Hoa Kỳ.” - Trump: “Di sản mà Fidel Castro để lại là di sản của các đội xử bắn, trộm cắp, những gian khổ vượt ngoài sức tưởng tượng, dân nghèo đói và bị tước các quyền làm người căn bản.”
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16883)
Bảy trẻ em và một phụ nữ thiệt mạng trong khu vực do chính phủ kiểm soát ở mạn tây Aleppo sau khi một trường học bị trúng hỏa lực của quân nổi dậy, truyền thông nhà nước cho hay.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14731)
Liên tiếp trong mùa Hè - Thu năm nay, ngày 17-18/8 năm 2016 và ngày 14-15/11 năm 2016, Nha Trang là nơi tiếp đón hai cuộc hội thảo lớn về biển nam Trung Hoa. Ảnh bên: Ông Lê Công Phụng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Phạm Gia Khiêm nguyên Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tại Hội nghị Quốc tế ở Nha Trang.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16682)
Bốn tháng rưỡi đã trôi qua kể từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền và tiến hành chiến dịch chống ma túy. Người dân Philippines đều ủng hộ cuộc chiến này nhưng lại bị chia rẽ về biện pháp tiến hành.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 18043)
Sau chiến thắng của nhà tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, nước Mỹ có nguy cơ đi theo chủ nghĩa biệt lập và như vậy sẽ không còn can thiệp nhiều ra bên ngoài nữa.
17 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16167)
Việc ông Obama chọn Berlin để nói lời giã biệt với châu Âu không phải là ngẫu nhiên. Có chút gì đó giống như ông muốn truyền ngọn đuốc cho người mà được xem như là thành trì cuối cùng của thế giới tự do sau thắng lợi của ông Donald Trump.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16254)
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason (Virginia - Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á, cho rằng không nên vội vã khai tử chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ, vì nếu căn cứ vào các tuyên bố hiếm hoi của ông Trump...
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 16182)
"Nhưng phân tích của chúng tôi là lá thư của Comey, gây nghi ngờ vô lý, vô căn cứ, đã ngăn chặn đà tiến của chúng tôi."
13 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14712)
Hô những khẩu hiệu như "Không phải tổng thống của tôi!" vài ngàn người biểu tình đã tuần hành trên Đại lộ Năm của thành phố New York tới tòa nhà chọc trời Trump Tower, nơi cư ngụ của tổng thống đắc cử.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14838)
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhân chuyến công du Ấn Độ của ông Abe tháng 12 năm 2015.REUTERS/Adnan Abidi
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14866)
"Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu."
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14984)
Chuyến viếng thăm Trung Quốc của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược « xoay trục » tương tự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14374)
Một liên minh được Hoa Kỳ hậu thuẫn gồm các chiến binh người Kurd và Syria đã tiến hành chiến dịch nhằm tái chiếm Raqqa, một cứ điểm của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14503)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.