Bắc Hàn dùng nguyên tử buộc Mỹ cam kết sự tồn vong của chế độ

20 Tháng Năm 20187:26 CH(Xem: 13371)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 20 MAY 2018


Bắc Hàn dùng nguyên tử buộc Mỹ cam kết sự tồn vong của chế độ


 image005

 Kim Jong Un (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh minh họa.SAUL LOEB/AFP


Ngày 16/05/2018, Bắc Triều Tiên lại buộc báo chí thế giới nhắc đến lần nữa khi « đe dọa hủy thượng đỉnh giữa Kim và Trump », theo tựa của Le Monde. « Kim Jong Un lên giọng trước thềm thượng đỉnh với Mỹ » là nhận định trên trang nhất của Le Figaro. Les Echos nêu lý do « Kim báo trước với Trump là ông sẽ không bao giờ chấp nhận phi hạt nhân hoàn toàn ».


Thượng đỉnh Kim-Trump, theo dự kiến, sẽ diễn ra ngày 12/06 tại Singapore. Nhưng Bình Nhưỡng dọa « cân nhắc lại » nếu Washington tìm cách dồn Bình Nhưỡng đơn phương tuyên bố từ bỏ hạt nhân, theo phát biểu của thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Kye Gwan. Thực ra, vị lãnh đạo này không tấn công trực tiếp tổng thống Donald Trump, cũng không phải ngoại trưởng Mike Pompeo mà lên án phát biểu của cố vấn an ninh quốc gia John Bolton khi ông này kêu gọi áp dụng « mô hình Libya » đối với Bắc Triều Tiên.


« Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ từ bỏ hạt nhân » là nhận định chung của hai chuyên gia Juliette Morillot, chuyên về Bắc Triều Tiên và Pierre Rigoulot, giám đốc Viện Lịch sử Xã hội, trong chuyên mục « Thảo luận » của nhật báo Công Giáo La Croix. Vì từ năm 2012, vũ khí hạt nhân đã được ghi vào Hiến Pháp và trở thành bản sắc của Bắc Triều Tiên.


Theo bà Juliette Morillot, « các thách thức của cuộc đàm phán giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ liên quan rất nhiều đến vấn đề phi hạt nhân ». Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27/04/2018 nhấn mạnh đến phi hạt nhân hóa toàn bán đảo Triều Tiên, cả miền Bắc lẫn miền Nam.


Bắc Triều Tiên đã tỏ thiện chí khi trả tự do cho ba tù nhân Mỹ, đồng thời phá hủy khu thử hạt nhân plutonium trên núi Mantap. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy công việc phá hủy đã bắt đầu. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn còn hai trung tâm làm giầu uranium nằm trong lòng đất và không ở núi Mantap. Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ tìm cách thương lượng để vào được các khu vực này, dù không dễ dàng gì.


Kim Jong Un giờ chờ đợi rất nhiều từ Washington. Bắc Triều Tiên từng luôn yêu cầu Mỹ ký một thỏa thuận bất tương xâm và đảm bảo sự sống còn cho chế độ Bắc Triều Tiên. Theo chuyên gia Morillot, thực ra Bình Nhưỡng không phải chờ đến ví dụ của Iran để hiểu rằng Hoa Kỳ không đáng tin mà đã biết điều này từ nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, Bình Nhưỡng cần cam kết từ phía Mỹ.


Chưa họp thượng đỉnh mà chính quyền Mỹ đã tỏ ra đắc thắng. Có lẽ vì thế, dọa hủy thượng đỉnh cũng là cách để Kim Jong Un chỉnh đốn lại Donald Trump. Thêm vào đó, chính lãnh đạo Bắc Triều Tiên đang là người chèo lái con thuyền đàm phán. Kim Jong Un sang Trung Quốc hai lần để gặp chủ tịch Tập Cận Bình và muốn sử dụng lá bài Trung-Mỹ có lợi cho ông.


Theo chuyên gia Pierre Rigoulot, khái niệm « phi hạt nhân » được Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ định nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bình Nhưỡng hiểu điều này như là « tạm dừng ». Ngoài ra, khi đề cập đến « phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên », chế độ Kim Jong Un muốn bao hàm cả chiếc ô hạt nhân Mỹ ở Hàn Quốc, song đây lại là điều khó chấp nhận được với Mỹ. Về phần mình, Washington lại yêu cầu Bắc Triều Tiên phi hạt nhân « hoàn toàn, kiểm chứng được và không thể đảo ngược », nhưng kịch bản này lại khó có thể xảy ra.


Bắc Triều Tiên hiện ở trong tình thế đặc biệt của một quốc gia đã làm chủ vũ khí hạt nhân và lại bị yêu cầu từ bỏ loại vũ khí này. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Pierre Rigoulot, dù có phá hủy thì Bình Nhưỡng vẫn có khả năng trang bị lại vũ khí nguyên tử chỉ trong vòng vài tuần.


Viễn cảnh tương lai là Mỹ và Bắc Triều Tiên có thể đồng thuận ở một số biện pháp như để Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đến giám sát. Thượng đỉnh Kim-Trump sẽ mới chỉ là bước đầu của một chặng đường dài. Hai miền Triều Tiên có thể hướng tới một hiệp định hòa bình trên bán đảo và công nhận chế độ của nhau, dưới sự bảo trợ của Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, chuyên gia Pierre Rigoulot không tin vào khả năng một thỏa thuận về nguyên tử sẽ được ký giữa Bình Nhưỡng và Washington vì đơn giản là sẽ đe dọa đến chế độ Kim Jong Un.


John Bolton : « Đại diều hâu » làm tổ trong Nhà Trắng


Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton của tổng thống Mỹ Donald Trump là người phát biểu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên theo « mô hình Libya » khiến Bắc Triều Tiên dọa cân nhắc lại cuộc họp thượng đỉnh Kim-Trump. Hai chủ đề nóng là thỏa thuận hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên đều được John Bolton thì thầm vào tai tổng thống Mỹ.


Với Libération, « John Bolton là một « đại diều hâu » làm tổ trong Nhà Trắng » và hoàn thiện đội ngũ diều hâu quanh tổng thống Trump. Hai cựu cố vấn của Obama nhận xét : « Với John Bolton, có ít vấn đề quốc tế mà chiến tranh không phải là lời đáp trả ». Là một « đứa trẻ ngỗ ngược thời chính quyền Bush », theo miêu tả của New York Times, John Bolton ủng hộ chiến tranh tại Irak và lật đổ chế độ Saddam Hussein. Từ khi ông vào Nhà Trắng, rất nhiều thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia đã khăn gói ra đi.


Bất chấp những bằng chứng về việc Iran tôn trọng thỏa thuận hạt nhân, ông John Bolton một mực khẳng định « điều quan trọng là ngay từ đầu, đó đã là một thỏa thuận tồi, giờ vẫn thế và phải xé nó đi », đúng với khẳng định của tổng thống Trump.


Libération trích nhận định của chuyên gia Stewart M. Patrick, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế (Council on Foreign Relations), việc bổ nhiệm John Bolton vào Nhà Trắng là « chiến thắng quyết định của « phe dân túy » trước « phe ủng hộ toàn cầu » trong chính quyền Trump. Định nghĩa và bảo vệ chủ quyền quốc gia Mỹ là tâm điểm của cuộc chiến này ». Và chính ở điểm này, tổng thống Trump và cố vấn Bolton có cùng quan điểm. Trong cuốn sách nói về vai trò đại sứ của ông ở Liên Hiệp Quốc từ 2005-2006, ông John Bolton dành nhiều trang giấy để chỉ trích Liên Hiệp Quốc, chủ nghĩa đa phương và mọi loại thỏa thuận quốc tế.


« America First » buộc châu Âu đoàn kết đối phó với Trump


Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rất rõ ràng : Hoa Kỳ phải ngừng làm « sen đầm quốc tế » và quyền lợi của người dân Mỹ được đặt trên hết trong chính sách « Americain First ». Nhưng tăng thuế đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Liên Hiệp Châu Âu, đơn phương trừng phạt Iran sau khi rút khỏi hiệp định hạt nhân, yêu cầu các đồng minh NATO tăng ngân sách… tổng thống Donald Trump lại không có ý định từ bỏ vai trò « sen đầm kinh tế ».


Trước cách điều hành không giống ai, « phá vỡ các luật lệ và thỏa thuận, buộc đối phương và cả đồng minh phải quy phục », của tổng thống Mỹ, châu Âu buộc thực hiện « Europa First », theo nhận định bài xã luận trên Le Figaro.


« Châu Âu cố giữ đoàn kết trước Donald Trump » là nhận xét trên trang nhất của Le Figaro. Trong cuộc họp cấp cao giữa nguyên thủ và thủ tướng các nước Liên Hiệp Châu Âu diễn ra vào tối 16 và ngày 17/05 tại Sofia, châu Âu tìm một tiếng nói chung đối với « thái độ » được cho là « thất thường » của tổng thống Mỹ về hồ sơ hạt nhân Iran và thương mại quốc tế. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu khẳng định : « Nếu Iran tôn trọng các cam kết của họ, Liên Hiệp Châu Âu cũng tôn trọng những cam kết của châu Âu, đây sẽ là một thông điệp » gửi đến tổng thống Mỹ.


« Việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận làm thay đổi cán cân ở Trung Đông ». Đây là nhận định của bà Isabelle Lasserre trên Le Figaro. Vì lập trường mới của tổng thống Trump làm tăng cường trục Mỹ-Israel-Ả Rập Xê Út, gây sức ép với liên minh Iran-Nga và có thể sẽ làm thay đổi các cuộc xung đột đang tàn phá khu vực.


Mỹ cấm vận Iran : Total rút, Trung Quốc hưởng lợi


Quyết định đơn phương tái lập trừng phạt kinh tế Iran của tổng thống Mỹ có nguy cơ đẩy các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động và hợp tác với Iran khỏi đất nước Hồi Giáo này. Vì vậy, « Liên Hiệp Châu Âu tìm cách duy trì quan hệ kinh tế với Iran » là nhận định của Le Monde. Ít nhất là duy trì những hợp đồng đã được ký trước đó, « nhưng Hoa Kỳ không thật sự cởi mở lắm » với đề xuất này, theo đánh giá của một nhà ngoại giao ở Bruxelles.


Hậu quả đầu tiên là « Các doanh nghiệp Pháp buộc phải rời khỏi Iran », theo trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Total đang trong giai đoạn từ bỏ dự án khai thác khí đốt South Pars 11 có quy mô lớn ngoài khơi Iran và bên hưởng lợi là tập đoàn PetroChina. Toàn bộ 50,1% vốn đầu tư của Total trong dự án này sẽ được nhượng lại cho đối tác Trung Quốc (chiếm 30%).


Các doanh nghiệp Pháp muốn tiếp tục hoạt động tại Iran sẽ lĩnh nguy cơ bị phong tỏa tài khoản ở một ngân hàng Pháp và sẽ bị ngừng cấp tín dụng. Bài học của ngân hàng BNP Parisbas vẫn còn đó, nên các ngân hàng Pháp tìm cách tự bảo vệ mình trước lệnh cấm vận của Mỹ. Tuy nhiên, có một số ngân hàng châu Âu không có hoạt động với Mỹ đang tìm cách tiếp quản.


Nước Pháp ngược đãi người cao tuổi như thế nào ?


Đây là câu hỏi lớn trên trang nhất của Le Monde. Trong bản báo cáo được công bố ngày 16/05/2018, Ủy ban Tư vấn Đạo đức Quốc gia Pháp đã đưa ra chỉ trích nghiêm khắc đối với việc chăm sóc người cao tuổi.


Số người trên 75 tuổi hiện chiếm 9% dân số Pháp, nhưng sẽ đạt đến ngưỡng 16,2% vào năm 2060 và như vậy sẽ có gần 2,26 triệu người sống lệ thuộc. Thế nhưng, đáng báo động là ở Pháp vẫn tồn tại sự « phủ nhận tập thể » về việc tỉ lệ người già và điều này được thể hiện qua việc « ngược đãi tiềm ẩn và không có trách nhiệm ».


Vẫn theo bản báo cáo, việc tập trung người cao tuổi vào các nhà dưỡng lão là một « cách cưỡng bức » và thậm chí là một hình thức « cô lập ». Trong khi đó, chính sách đối với người cao tuổi, dễ tổn thương, lại « không thích hợp và bất kính »./(theoThu Hằng 17-05-2018)
08 Tháng Chín 2015(Xem: 19121)
"Kim Lạn Vinh cho biết, Bắc Kinh muốn bố trí một điểm dừng chân tại Hawaii trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình nhưng bị từ chối, vì đó là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đơn vị rất quan trọng trong chính sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông."
07 Tháng Chín 2015(Xem: 20209)
Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 20051)
"Theo các nguồn tin từ phía Mỹ, đoàn tàu Trung Quốc bao gồm năm chiếc, ba khu trục hạm, một tàu đổ bộ và một tàu tiếp liệu đã đi qua vùng biển Alaska của Mỹ, trên đường về nước sau khi tham gia cuộc tập trận với Nga vùng Viễn Đông Nga. Vấn đề đáng chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của quần đảo Mỹ Aleutian."
04 Tháng Chín 2015(Xem: 19273)
"Trong diễn văn ở buổi lễ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi "xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước." - "Đức Tăng Thống Quảng Độ cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản."
31 Tháng Tám 2015(Xem: 18368)
"Chánh thẩm Tòa án Tối cao Vassikiki Thanouwas đã tuyên thệ nhậm chức trong tư cách là vị nữ thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp hôm thứ Năm."
27 Tháng Tám 2015(Xem: 20763)
"...Những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?"
21 Tháng Tám 2015(Xem: 20943)
"Khoảng 1 tấn ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi được nhập lậu về Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 21789)
"Indonesia đã đánh chìm 34 tàu nước ngoài bị bắt, trong đó có tàu của Việt Nam, nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi quốc đảo lớn nhất thế giới."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 24848)
Montreal - VH - "Theo tin từ Tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 15 (giờ Canada) sáng thứ Năm 20 tháng 8 năm 2015."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 19431)
"Theo RT ngày 18/8, ông Putin đã lên một chiếc tàu lặn mini chỉ có ba chỗ ngồi và tham gia chuyến thám hiểm ở độ sâu 83 mét ngoài khơi bờ biển Crimea."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20229)
"Trung Quốc xác nhận hóa chất độc hại xyanua natri được cất chứa tại các nhà kho bị phá hủy trong những vụ nổ lớn ở thành phố cảng Thiên Tân mới đây."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 21670)
- "Khi hạ cánh xuống thủ đô Havana sáng thứ Sáu 14/8, ông John Kerry là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Cuba trong 70 năm. Ông phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh rằng "đây là thời khắc lịch sử". - "Chỉ vài ngay sau khi tổng thống Yanukovych bị lật đổ, đầu tháng 3-2014 Nga đã nhanh chóng động binh chiếm giữ bán đảo Crimea - nơi Nga đang có căn cứ quân sự (Hạm đội biển Đen) thuê đất của Ukraine." -Võ Chí Công: chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạt ta ra…
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20179)
"phía Úc phải công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam cho biết rõ hành tung của những thuyền nhân vừa bị gởi trả về, cũng như bảo đảm an toàn cho tất cả những người này."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20247)
"Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 13/8 được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định là 6.4010 nhân dân tệ đổi lấy một đôla, giảm 1,1% so với mức 6.3306 ngày trước đó."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 19556)
"Dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận với quy mô chưa từng có trong ít nhất một thập kỷ qua của những "gã khổng lồ" trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 70..."