Modi thăm TQ cùng với Tập 'ngồi bờ hồ ngắm cảnh'

06 Tháng Năm 20186:57 CH(Xem: 12814)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ HAI 07 MAY 2018


Modi thăm TQ cùng với Tập 'ngồi bờ hồ ngắm cảnh'


GS Srikanth Kondapalli Đại học Jawaharlal Nehru


image033Bản quyền hình ảnh Reuters/PIB INDIA Image caption Đây là lần thứ hai Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón Thủ tướng Modi ngoài Bắc Kinh


Hai nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Ấn Độ đã gặp nhau tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc từ 27-28/4/2018 trong sáu cuộc họp 'không chính thức'.


Ngoài các cuộc họp, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ còn thưởng thức các chương trình văn hóa, tham quan bảo tàng, đi bộ quanh Đông Hồ, và cả chèo thuyền.


Ngôn ngữ cử chỉ của hai nhà lãnh đạo thể hiện sự thoải mái, nhằm cho thấy rằng hình tượng của lính biên phòng đứng nghiêm đối mặt Donglang/Doklam trên rặng Himalaya chỉ là chuyện quá khứ.


Hai ông cũng vạch ra lộ trình cho các cuộc tiếp xúc tích cực hơn trong quan hệ song phương và quốc tế.


Đây là lần thứ hai Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón Thủ tướng Modi bên ngoài thủ đô Bắc Kinh sau các cuộc tiếp xúc ở Tây An vào giữa năm 2015, đáp lại sự tiếp đón của Thủ tướng Modi ở Ahmedabad hồi tháng 9/2014 khi Chủ tịch Tập thăm Ấn Độ.


Cơ chế 'các cuộc họp không chính thức' hôm 28/04 ở Vũ Hán này là một sáng kiến mới trong ngoại giao song phương và cách vượt qua trở ngại song phương khó gỡ nhằm làm tốt đẹp nhất quan hệ của hai quốc gia đông dân nhất thế giới hiện đang được định hình như 'cùng trỗi dậy' trên thế giới.


Trong khi cơ chế này loại bỏ bất kỳ tuyên bố chung hoặc công khai về bất kỳ giải pháp ràng buộc nào xuất phát từ các cuộc tiếp xúc như vậy, nó được xem như một cách để tăng cường đối thoại chiến lược giữa hai nhà lãnh đạo.


image032

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Cuộc gặp Vũ Hán có nhiều phần mang tính thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, giảm bớt thủ tục


Trên thực tế, cả hai đã gặp gỡ trên chục lần ở các cuộc họp song phương hoặc đa phương, nhưng dường như họ cần các cuộc gặp riêng rẽ như vậy để không chỉ ổn định quan hệ song phương mà còn giúp thiết lập các chương trình nghị sự trên trường quốc tế một cách tích cực.


Đây cũng là xu hướng quốc tế nếu chúng ta xem xét cuộc gặp Tập - Obama ở Sunnylands hồi tháng 6/2013, cuộc gặp Tập - Obama ở Mar-o-Lago đầu năm 2017, hoặc cuộc gặp Putin - Abe trong năm 2017 ở Hokkaido.


Nhìn chung, điều này giúp các nhà lãnh đạo hiểu nhau mà không bị vướng mắc bởi các cấu trúc quan liêu khác và những thứ tương tự.


Trong khi tác động của các cuộc gặp như vậy không rõ ràng và ngay tức khắc, giá trị của chúng được nhấn mạnh trong việc ổn định quan hệ song phương.


image034

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Có rất nhiều tranh chấp chủ quyền trên biên giới của Tây Tạng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Bức ảnh cho thấy đường Great Yamaguchi ở Arunachal Pradesh.


Kết quả cuộc họp ở Vũ Hán cũng có thể sẽ mất một thời gian mới lắng xuống trong bối cảnh song phương, nhưng sẽ được tiết lộ trong cuộc gặp song phương chính thức sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo.


Tuy vậy, một số kết quả to lớn có thể được xác định.


Không khí đầm ấm và thân thiện chiếm ưu thế trong ngày đầu gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo. Thủ tướng Modi cảm ơn Chủ tịch Tập đã tiếp đón ông hai lần ngoài Bắc Kinh và mời Chủ tịch Tập thăm Ấn Độ trong năm 2019.


Mối liên hệ lịch sử và văn hóa được ám chỉ như trách nhiệm của hai nhà lãnh đạo để nâng cao hai quốc gia chiếm 40% dân số toàn cầu này.


Ma trận quyền lực toàn cầu xúc động khi uy tín và vinh quang của hai quốc gia này trong quá khứ đã được khôi phục.


Dường như có một nỗ lực kết nối Giấc mơ Trung Hoa và Sự trẻ hóa - phổ biến ở Trung Quốc sau khi thay đổi lãnh đạo ở Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 vào năm 2012 - với những nỗ lực xây dựng một "Ấn Độ mới" kể từ khi chính phủ mới lên cầm quyền vào năm 2014.


Nhìn chung, các cuộc hội đàm hai ngày được tiến hành trong bầu không khí thoải mái cho thấy sự dịu bớt căng thẳng giữa hai nước.


Thông cáo báo chí của quân đội Trung Quốc cho thấy khả năng hiểu nhau trong việc xoa dịu căng thẳng biên giới vốn bị lung lay bởi các cuộc tuần tra biên giới ở Donglang hay Doklam hồi năm ngoái.


Xây dựng lòng tin


Trong khi các chi tiết vẫn chưa rõ ràng, có khả năng các biện pháp xây dựng lòng tin hiệu quả - một ý tưởng mới nổi trong cuộc họp hai nhà lãnh đạo ở Hạ Môn, nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Khối BRICS tháng 9/2017 - có thể được công bố dần dần để tạo dựng sự ổn định.


Sáu biện pháp xây dựng lòng tin đã tồn tại giữa hai quốc gia cho đến nay. Giá trị của chúng vẫn được nhắc lại.


Có khả năng nhiều nỗ lực hơn nữa có thể được thực hiện để tăng cường các cơ chế hiện tại bao gồm các hoạt động chung tay chống khủng bố giữa quân đội hai nước.


Hai nhà lãnh đạo cũng đề xuất sự cần thiết để xây dựng 'hướng dẫn chiến lược' cho các lực lượng vũ trang riêng rẽ nhằm tạo điều kiện giúp cho việc tạo dựng ổn định biên giới.


Trung Quốc nhấn mạnh tự do thương mại và mở rộng quan hệ kinh tế như Nhân dân Nhật báo đã chỉ ra. Đây rõ ràng là bước tiến lớn mà Trung Quốc đã tạo ra trong lĩnh vực này trong bốn thập kỷ qua.


Ngoài ra, bài phát biểu của cả hai nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh Davos và G-20 gần đây đã đề xuất hỗ trợ cho quá trình toàn cầu hoá và chống lại các khuynh hướng bảo hộ thương mại tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.


Điều này cho thấy một số kết quả cụ thể của các cuộc họp trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong việc thiết lập các khu sản xuất để xuất khẩu sang thị trường thứ ba - như đã được đề cập trong tuyên bố chung giữa Thủ tướng Lý Khắc Cường và Thủ tướng Manmohan Singh tháng 5/2013 nhưng chưa được thực hiện.


Thành phố thông minh, các dự án năng lượng, phát triển kỹ năng và những thứ tương tự là các lĩnh vực hợp tác khác có liên quan.


Đã có một số thỏa thuận tại Vũ Hán về các chương trình xóa đói giảm nghèo, điều chỉnh trật tự kinh tế toàn cầu bằng cách tổ chức lại quyền biểu quyết trong các cơ quan cho vay, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu.


Cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý tìm kiếm các dự án kinh tế chung ở Afghanistan.


Mặc dù đây không phải là một ý tưởng mới - vốn bắt nguồn từ các cuộc tiếp xúc song phương trong năm 2010 - do tình hình không ổn định ở Afghanistan nếu quân đội do Mỹ lãnh đạo rút đi, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tỏ ra lạc quan, ngay cả khi hai nước tăng cường, luân phiên tới đất nước này được thể hiện qua việc thay đổi diễn ngôn từ sự bất ổn hướng đến phát triển kinh tế.


image035

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Ấn Độ và Trung Quốc tập trận chung chống khủng bố


Hai nhà lãnh đạo cũng đưa ra tuyên bố chung về chống khủng bố. Cả hai bên đều xác định đây là một thách thức lớn đối với an ninh mỗi quốc gia.


Trung Quốc xác định "ba tệ nạn" (chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa bè phái) là thách thức số một trong hơn một thập kỷ qua.


Trước các báo cáo về việc có người Uighur (Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương) tham gia Nhà nước Hồi giáo ở Syria, Trung Quốc bắt đầu hợp tác chống khủng bố với Syria, cùng với việc tăng cường các hoạt động diễn tập "sứ mệnh hòa bình" với các nước cộng hòa Trung Á và Nga tiếp giáp.


Ấn Độ cũng coi "khủng bố xuyên biên giới" là thách thức an ninh với quốc gia.


Cả hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ đều đề xuất tại các cuộc họp ở Vũ Hán rằng họ phản đối mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố - như một sự lập lại vị trí của họ trong gần hai thập kỷ qua nhưng hợp tác tích cực vẫn chưa chắc chắn, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ của Bắc Kinh với Islamabad.


Mặt khác, trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt thể hiện lợi thế của mỗi bên về lợi ích song phương.


Trong khi Trung Quốc có bước tiến lớn về giáo dục nghề nghiệp, nước này cũng ưa chuộng các chương trình phần mềm đào tạo do công nghệ thông tin Ấn Độ thiết kế.


Tương tự, lĩnh vực y tế xã hội ở Trung Quốc được phát triển tốt, trong khi các công ty dược phẩm Ấn Độ trở nên nổi bật toàn cầu thông qua cách bào chế dược phẩm phổ thông.


Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc giải quyết dịch virus Ebola ở Tây Phi, SARS, cúm gia cầm và các đại dịch khác cũng được biết đến. Một số thỏa thuận về những vấn đề này sẽ được bàn đến trong tương lai.


Cuối cùng, quan hệ văn hóa là một lĩnh vực khác với phạm vi rộng lớn trong việc mở rộng liên lạc giữa mọi người, phim, hội chợ sách và triển lãm, trao đổi sinh viên và học giả, đoàn văn hóa và những người khác.


Chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Bắc vào ngày đầu tiên cũng nhấn mạnh nhu cầu phải bảo tồn các hiện vật văn hóa - một lĩnh vực mà cả hai quốc gia cùng ưu tiên rộng rãi.


Cả hai nhà lãnh đạo đồng ý phát triển du lịch, đặc biệt là mở các tuyến du lịch Phật giáo.


Bản quyền hình ảnh Reuters/PIB INDIA Image caption Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi tham quan bảo tàng tỉnh Hồ Bắc


Nhiều điểm trên giữa hai nước không phải là mới hay đáng ngạc nhiên, cho thấy việc khôi phục hiện trạng như trước vốn bị xáo trộn bởi sự cố Donglang/Doklam hồi năm ngoái mà đã nhiều lần thử thách quan hệ song phương.


Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã thiết lập các phương hướng cho quan hệ song phương chuyển biến tích cực.


Đây là kết quả trước những áp lực từ các sự kiện quốc tế đang thay đổi nhanh chóng - mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại của Mỹ, vụ phóng tên lửa vào Syria, đề xuất hòa bình của Hàn Quốc và những sự kiện khác trong thời gian gần đây.


Đó sẽ là sự đánh giá uy tín với hai nhà lãnh đạo để tổ chức các cuộc họp không chính thức như vậy nhằm tiến lên theo hướng tích cực.


Các cuộc họp ở Vũ Hán có thể không dẫn đến bất kỳ thông báo khả quan nào từ hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ nhưng nó báo hiệu cho cộng đồng quốc tế và khu vực rằng những "nền kinh tế mới nổi" lớn nhất thế giới sẵn sàng bàn về các vấn đề gây tranh cãi và nỗ lực tạo ra hòa bình và ổn định trên biên giới và thay đổi diễn ngôn để đạt kết quả cùng có lợi.


Mặc dù hai nhà lãnh đạo đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố rõ ràng nào về việc cùng cố gắng trong lĩnh vực quốc tế, việc hai nhà lãnh đạo đi đến sự thống nhất chung về một số vấn đề nhất định đã đủ để gửi tín hiệu cho các cường quốc.


Các cuộc họp ở Vũ Hán là quan trọng, ngay cả khi gia tăng, tác động đến quan hệ song phương Trung - Ấn.( BBC 03/5.2018)


Bài của Giáo sư Srikanth Kondapalli, nhà nghiên cứu về Trung Quốctừ Đại học Jawaharlal Nehru, New Dehli đã được đăng trên trang BBC Tiếng Trung của BBC News.

21 Tháng Giêng 2016(Xem: 18515)
"Chùa Giác Hoàng là một ngôi chùa lớn nằm giữa thủ đô nước Mỹ (tọa lạc tại số 5401 đường 16, NW, Washington, DC 20011) được thành lập từ năm 1976, chỉ một năm sau ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và được coi như một ngôi “chùa Quốc gia” với sư và Phật tử đều là những người tị nạn cộng sản".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 16541)
"Các ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ ở Mỹ đã tham gia cuộc tranh luận lần thứ tư hôm Chủ Nhật. Họ tranh cãi về chính sách đối nội Mỹ nhằm nêu rõ sự khác biệt giữa họ với nhau trước khi cuộc bầu cử sớm diễn ra. Thông tín viên Katherine Gypson của đài VOA tường thuật".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 17250)
"Bà Thái Anh Văn sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Bà lên thay cho ông Mã Anh Cửu, là người đã nắm quyền trong 8 năm và không được tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 16832)
Ứng viên Tổng thống Mỹ phải: “sinh ra đã là người Mỹ” – điều này chưa bao giờ bị thách thức tại tòa nhưng vẫn thường được giải thích rộng rãi là sinh ra là công dân Mỹ, tức sinh ra ở Mỹ và có một trong hai cha mẹ là công dân Mỹ
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 18349)
"Ba ngày sau khi thông báo cho nổ thử thành công bom H, hôm nay 09/01/2016, Bình Nhưỡng cho công bố video phô trương một vụ bắn thử tên lửa đạn đạo mới từ tàu ngầm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 18540)
"Ngồi bên cạnh bà Michelle Obama sẽ là Naveed Shah, một cựu binh sĩ Mỹ người Hồi giáo, đến Mỹ từ lúc nhỏ khi cha mẹ nhập cư từ Pakistan. Shah nhập ngũ vào năm 2006 và đã phục vụ tại Iraq".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 34159)
" ... môn Sử có một lúc đã bị loại khỏi chương trình học của bậc trung học phổ thông, sau đó được Quốc Hội Việt Nam quyết định giữ lại; nhưng những người quan tâm đến vấn đế này và tương lai của nền giáo dục Việt Nam vẫn không mấy tin tưởng mà vẫn còn thắc mắc là sử nào sẽ được dạy và dạy như thếnào?"
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 19165)
"Bắc Triều Tiên hôm qua loan báo thử nghiệm quả bom H đầu tiên, đã ba lần thử bom A vào các năm 2006, 2009, 2013, dẫn đến việc bị Liên Hiệp Quốc ra nhiều nghị quyết trừng phạt".
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 18604)
"Theo hãng tin AFP, cựu Tổng thống Bill Clinton vào ngày thứ Hai, 04/01/2015, sẽ vận động ở bang New Hampshire để lần đầu tiên hỗ trợ cho vợ là nguyên Ngoại trưởng Hillary Clinton".
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 27415)
Trong các số báo Văn Hóa trước, ban biên tập đã đưa ra chủ đề "Sử Việt và dạy Sử ở Xã hội Chủ nghĩa VN ra sao?" Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương là vị khách được mời đóng góp vào chủ đề này. Dù đã trọng tuổi, nhưng với nhiệt tình và lòng yêu mến Lịch sử VN, ông đã gởi bài viết dưới đây (Kỳ 1) đến báo Văn Hóa. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 31004)
"Trong cuộc bảo vệ sự toàn vẹn - chủ quyền lãnh thổ lãnh hải sinh tử hiện nay đối với người láng giềng khổng lồ phương Bắc; nhận lời mời của Nhật báo Văn Hóa Online, Giáo sư Phạm Cao Dương đã gởi cho Văn Hóa bài viết về vấn đề hệ trọng này nhân ngày đầu năm Dương lịch 2016. Xin gởi đến quý bạn đọc vài hàng tiểu sử Giáo sư Phạm Cao Dương".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 18879)
"theo nhận định của nhật báo Singapore The Straits Times, trong một bài đăng trên mạng ngày 30/12/2015, trên thực tế chuyến bay nói trên của phi cơ Úc không phải là một hành động thách thức Trung Quốc như người ta nghĩ".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 22909)
"Gần 70 năm sau ngày lập quốc, người dân đất nước Palestine chưa biết được tổ quốc mình ở nơi đâu".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 18181)
"Cộng đồng Kinh tế ASEAN –AEC chính thức ra mắt vào ngày cuối cùng của năm 2015, nhằm tăng cường liên kết vùng, đưa các quốc gia ASEAN thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất chung".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 17533)
"Ngày 31/12/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký văn kiện an ninh quốc gia coi Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh. Lần đầu tiên từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Matxcơva nêu đích danh Washington là đối thủ".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 16328)
"Cư dân Texas nào đã hoàn tất khoá học bắt buộc về an toàn và có giấy phép mang súng giấu kín giờ đây có thể công khai mang súng ngắn để trong bao nơi công cộng".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16869)
"Tôi tin là Nhà nước Hồi giáo hiện giờ mạnh hơn cách nay 16 tháng. Họ đang kiểm soát một phần đất rộng lớn, không chỉ ở Iraq và Syria, mà điều quan trọng là họ đã có những tiến bộ lớn ở Afghanistan và như quí vị đã biết, họ muốn tấn công nước Mỹ".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16356)
"Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) ngày 29/12/2015 cho biết trên toàn thế giới có 110 nhà báo bị chết trong năm 2015. Con số này cao gần gấp đôi so với năm 2014 với 66 nhà báo bị sát hại. Tổ chức RSF yêu cầu « cần nhanh chóng bổ nhiệm một đại diện đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc để bảo vệ các nhà báo ».
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19011)
"Khoảng 50.000 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản, hơn một nửa trong số đó ở Okinawa. Binh lính Mỹ đóng ở đó là để nhanh chóng phản ứng trước những mối đe dọa trong khu vực, cung cấp hỗ trợ thiên tai và bảo vệ những lợi ích của Mỹ và Nhật Bản".
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17998)
- "Giáo hoàng Francis kêu gọi giáo dân cần tỉnh táo hơn trong một thế giới bị ám ảnh bởi "chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa". Hôm thứ Sáu 25/12, ông sẽ đưa ra thông điệp Giáng sinh truyền thống từ ban công trung tâm của thánh đường nhìn ra quảng trường St Peter". - "Trong một xã hội mà người ta thường xuyên mê đắm bởi chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa, vẻ hào nhoáng và tự đại, Chúa hài đồng kêu gọi chúng ta cần sống đơn giản, cân bằng, kiên định, có khả năng thấu cảm và làm những điều cần thiết".