Macron và Trump có ổn định được vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương?

25 Tháng Tư 20186:52 CH(Xem: 12820)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 25 APRIL 2018


Manila, Bắc Kinh tìm cách khai thác chung


TTO - Philippines đang tìm cách đạt thỏa thuận khai thác tài nguyên chung với Trung Quốc tại Biển Đông trong “vài tháng tới”, Reuters dẫn lời một quan chức Philippines cho hay.


Trung Quốc là một quốc gia phê chuẩn UNCLOS 1982 nhưng cố tình không bao giờ đưa ra định nghĩa pháp lý cho đường 9 đoạn trên Biển Đông hoặc cái gọi là các quyền của họ bên trong đó.


Đường lưỡi bò ban đầu bao gồm 11 đoạn, dựa trên bản đồ do chính quyền Tưởng Giới Thạch đơn phương tuyên bố để lại. Những năm 1950, Bắc Kinh bỏ đi 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ.


Năm 2013 Trung Quốc thêm vào 1 đoạn phía đông nam Đài Loan, nâng tổng cộng đoạn đứt nét lên con số 10 nhưng vẫn thường được gọi là "yêu sách đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò".


Quyền tài phán của Bắc Kinh trong đường lưỡi bò mới chẳng khác nào quyền tài phán của một quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước này. Như vậy, các quốc gia, khi xin phép Trung Quốc, đã vô tình thừa nhận cái vô lý thành hợp lý, cái mơ hồ thành hữu hình và thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh.


Bước đầu trong liên hoàn kế


Mục đích của cái gọi là "dự án nghiên cứu khoa học" này như vậy đã quá rõ ràng. Nó được thúc đẩy bởi âm mưu chính trị nhằm tăng cường yêu sách của Trung Quốc để chuẩn bị cho những thay đổi có thể trong chính sách độc chiếm Biển Đông trong tương lai.


Nối liền 9 đoạn (thực tế là 10 đoạn, bao gồm 1 đoạn được thêm vào phía đông nam Đài Loan năm 2013) chỉ là bước đi đầu tiên. 


Các tính toán về tổng trữ lượng dầu khí, khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác ở Biển Đông cũng đang được Trung Quốc tiến hành, dựa trên sự tài trợ của chính quyền trung ương và tỉnh Quảng Đông.


Chẳng bao lâu nữa, chúng tôi sẽ có một ý tưởng rõ ràng về những gì thuộc về chúng tôi ở Biển Đông và những gì không.


Một thành viên nhóm nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc


"Điều này sẽ cho phép chúng tôi hoạch định và điều phối tốt hơn các nỗ lực để bảo vệ (cái gọi là - PV) lợi ích quốc gia của chúng tôi trong khu vực, đồng thời giảm nguy cơ xung đột với các quốc gia khác vì không có biên giới trên biển", một thành viên nhóm nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc nói trên báo SCMP.


Một số nhà khoa học thậm chí tin rằng tổng số cảm biến giám sát dưới lòng biển mà Trung Quốc bố trí ở Biển Đông đã vượt qua số lượng cảm biến của Mỹ đang có.


Trước mắt, nhóm nghiên cứu đã nối liền đường 9 đoạn bằng hệ thống định vị toàn cầu. "Dữ liệu GPS đã chuẩn bị sẵn sàng, có thể cung cấp độ phân giải khác nhau, từ vài km tới vài cm (liên quan tới độ rộng của đường lưỡi bò mới - PV) trong trường hợp cần thiết", một thành viên giấu tên tiết lộ.


Trung Quốc sẽ dám làm gì?


Việc nối liền đường 9 đoạn dựa trên một bản đồ cũ mà theo nhóm nghiên cứu là được công bố năm 1951 bởi chính quyền Bắc Kinh.


Bản đồ này cho thấy 2 đường đen-đỏ hình dáng tương tự đường lưỡi bò hiện nay. Trong đó đường màu đen có chấm đen thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đường màu đỏ liền mạch là giới hạn cuối cùng quyền tài phán của Bắc Kinh.


image006

Tấm bản đồ mà nhóm nghiên cứu "đường lưỡi bò mới" cho là căn cứ để họ nối liền các đoạn của đường lưỡi bò cũ - Ảnh chụp màn hình SCMP


"Chúng tôi cực kỳ phấn khích khi tìm thấy nó. Đó là thứ Bắc Kinh có thể trưng ra thế giới", thành viên nhóm nghiên cứu nhấn mạnh. 


Thế nhưng độ tin cậy của tấm bản đồ đó chỉ có người Trung Quốc mới biết!


Trong khi Trung Quốc đang tiến hành thương thảo với các nước ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), tất nhiên sau khi đã đạt được các mục tiêu quan trọng trên Biển Đông, việc công bố "đường lưỡi bò mới" có thể vấp phải sự phản đối từ nhiều phía.


"Nếu Trung Quốc công bố yêu sách của họ ở Biển Đông bằng một đường liên tục nối liền 9 vạch ngang, đó là sự phủ nhận hoàn toàn phán quyết tháng 7-2016 của tòa trọng tài. Động thái này sẽ gây ra mối lo ngại sâu sắc cho các quốc gia ở Đông Nam Á và xa hơn nữa", tiến sĩ Ian J. Storey, một chuyên gia hàng hải châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Yusof Ishak ở Singapore, nêu ra cảnh báo.


Một chuyên gia giấu tên làm việc tại Viện Nghiên cứu Biển Đông của chính phủ Trung Quốc trong khi đó nhận định không có nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ đưa "đường lưỡi bò mới" lên các văn bản in ấn chính thức trong thời gian sớm sắp tới.


"Theo hiểu biết của tôi, chính phủ Trung Quốc chưa có kế hoạch thay đổi đường 9 đoạn. Các nhà ngoại giao và chuyên gia về luật biển sẽ phản đối việc nối liền. Mọi việc vẫn đang theo đúng hướng Bắc Kinh muốn. Song đây chưa phải là thời điểm tốt nhất để phân định ranh giới", vị này nói một cách đầy ẩn ý. DUY LINH


Macron và Trump có ổn định được vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương?


Thu Hằng 24-04-2018


image007

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron tại Washington, ngày 23/04/2018.REUTERS/Joshua Roberts


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công du Mỹ với ba hồ sơ chính là thỏa thuận hạt nhân Iran, tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chính sách thương mại của chủ nhân Nhà Trắng. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, do Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, và cho dù không nằm trong chương trình nghị sự chuyến thăm, Pháp và Hoa Kỳ vẫn cần phải đẩy mạnh phối hợp chiến lược để làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực này.


Truyền thống bảo vệ hòa bình, tự do và phồn thịnh xuyên suốt Đại Tây Dương được Bắc Mỹ và châu Âu duy trì từ hơn 7 thập kỷ qua. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng duy trì cam kết mạnh mẽ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không chỉ dừng ở những thông cáo ngoại giao, chính quyền của tổng thống Trump còn triển khai lực lượng quân sự hùng hậu, gồm hàng trăm tầu chiến, hơn 1.000 máy bay và vài chục nghìn quân nhân Mỹ trong khu vực.


Pháp cũng gắn bó chặt chẽ với vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương vì có nhiều hải đảo, kiêm nhiệm vụ tiền đồn hải quân và không quân cùng với lực lượng vài nghìn quân nhân bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của Pháp. Ngày 10/03/2018, tổng thống Macron còn khẳng định vai trò cường quốc hải quân Pháp trong vùng khi ký với thủ tướng Ấn Độ Modi một thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác.


Tuy nhiên, theo nhận định trên trang National Interest (24/04/2018) của hai chuyên gia Walter Lohman và Valérie Niquet, cho đến nay, cả Pháp và Mỹ chỉ hành động « độc lập », không đủ vững chắc để đảm bảo ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, dù có sự tham gia của Anh Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ hay một số đối tác khác. Vì vậy, Pháp và Mỹ phải cải thiện sự phối hợp chiến lược, cũng như với mạng lưới đối tác và đồng minh vì thiếu phối hợp chiến lược sẽ dẫn đến thiếu niềm tin vào nhau. Để làm được việc này, theo hai chuyên gia trên, tổng thống Trump và tổng thống Macron cần tập trung vào ba ưu tiên chính.


Thứ nhất, cả hai nước phải đưa ra được một thông điệp rõ ràng, kiên định về chính sách đối với Trung Quốc. Châu Âu ghi nhận cam kết mạnh mẽ của Mỹ tại châu Á, nhưng đôi khi lại không phân biệt được Washington coi Bắc Kinh là thách thức đối với trật tự trong khu vực hay là một đối tác có chung chí hướng. Nội bộ châu Âu cũng bị chia rẽ về Trung Quốc. Ví dụ mới nhất là về dự án Con đường tơ lụa mới, Paris tỏ ra quan ngại trong khi nhiều nước châu Âu lại coi đó là cơ hội kinh tế quan trọng.


Thứ hai, phương Tây phải phân biệt rõ hơn giữa bạn và thù. Do quan ngại về kiểu « đơn phương hành động » của chính quyền Trump, nhiều nước châu Âu đôi khi nhầm lẫn về sự khác biệt thực sự, cơ bản giữa Hoa Kỳ và các chế độ toàn trị, như Trung Quốc chẳng hạn. Phải nhắc lại là các giá trị và thể chế của Mỹ rất vững chắc. Và nếu như các đồng minh phương Tây xem xét kỹ, không thiên vị, về các chính sách và hành động chính thức của chính quyền Trump tại châu Á, họ sẽ thấy là họ còn thiếu nhiều giá trị liên quan đến họ.


Hoa Kỳ cũng nên hiểu hơn về tác động toàn cầu do chính sách thương mại của họ gây ra. Nếu có vấn đề Trung Quốc, thì Hoa Kỳ cần bàn với các đồng minh về cách xử lý, và không nên đơn phương hành động, tác động đến cả đồng minh và đối tác. Biện pháp mạnh tay này chỉ có lợi cho chính sách gây chia rẽ của Trung Quốc mà thôi.


Cuối cùng, Pháp, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu khác có cùng quan điểm cần cam kết đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, ở cấp độ cao trong chiến lược vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, bởi vì cho đến nay, tuy các bên vẫn có sự phối hợp đáng kể nhưng ít khi đạt đến phản ứng ở cấp độ chính trị, trừ trường hợp nghiêm trọng như tình hình trên bán đảo Triều Tiên.


Hoa Kỳ và châu Âu có chung nhiều lợi ích và cũng chia sẻ nhiều giá trị. Cả hai bên, cũng như vùng châu Á-Ấn Độ Dương, đều được hưởng lợi nếu cùng khai thác được mối quan hệ một cách chiến lược. Nổi tiếng về tính cách « thực dụng » và suy nghĩ « không theo khuôn khổ », tổng thống Trump và tổng thống Macron có thể thúc đẩy quan hệ Mỹ-Pháp theo đúng hướng./


Tổng thống Macron tặng cây sồi cho TT Trump?

RFI Đăng ngày 23-04-2018 Sửa đổi ngày 23-04-2018 16:48


image005Chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ và chuyên cơ của tổng thống Pháp tại căn cứ Joint Base Andrews ở Maryland, ngày 22/04/2018.REUTERS/Yuri Gripas


Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tặng nguyên thủ chủ nhà Donald Trump một cây sồi, được chiết từ rừng Belleau, gần Château-Thierry (tỉnh Aisne, miền bắc Pháp), nơi gần 2.000 lính thủy Mỹ đã ngã xuống trong Thế Chiến I. Đây cũng là món quà mang tính biểu tượng sau quyết định rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris của tổng thống Trump. (RFI).
08 Tháng Chín 2015(Xem: 19125)
"Kim Lạn Vinh cho biết, Bắc Kinh muốn bố trí một điểm dừng chân tại Hawaii trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình nhưng bị từ chối, vì đó là nơi đóng trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đơn vị rất quan trọng trong chính sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông."
07 Tháng Chín 2015(Xem: 20212)
Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 20052)
"Theo các nguồn tin từ phía Mỹ, đoàn tàu Trung Quốc bao gồm năm chiếc, ba khu trục hạm, một tàu đổ bộ và một tàu tiếp liệu đã đi qua vùng biển Alaska của Mỹ, trên đường về nước sau khi tham gia cuộc tập trận với Nga vùng Viễn Đông Nga. Vấn đề đáng chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của quần đảo Mỹ Aleutian."
04 Tháng Chín 2015(Xem: 19279)
"Trong diễn văn ở buổi lễ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi "xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến về quá khứ, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc để đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước." - "Đức Tăng Thống Quảng Độ cũng nói rằng Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản."
31 Tháng Tám 2015(Xem: 18370)
"Chánh thẩm Tòa án Tối cao Vassikiki Thanouwas đã tuyên thệ nhậm chức trong tư cách là vị nữ thủ tướng đầu tiên của Hy Lạp hôm thứ Năm."
27 Tháng Tám 2015(Xem: 20768)
"...Những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?"
21 Tháng Tám 2015(Xem: 20947)
"Khoảng 1 tấn ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi được nhập lậu về Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 21795)
"Indonesia đã đánh chìm 34 tàu nước ngoài bị bắt, trong đó có tàu của Việt Nam, nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi quốc đảo lớn nhất thế giới."
20 Tháng Tám 2015(Xem: 24850)
Montreal - VH - "Theo tin từ Tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 15 (giờ Canada) sáng thứ Năm 20 tháng 8 năm 2015."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 19434)
"Theo RT ngày 18/8, ông Putin đã lên một chiếc tàu lặn mini chỉ có ba chỗ ngồi và tham gia chuyến thám hiểm ở độ sâu 83 mét ngoài khơi bờ biển Crimea."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 20230)
"Trung Quốc xác nhận hóa chất độc hại xyanua natri được cất chứa tại các nhà kho bị phá hủy trong những vụ nổ lớn ở thành phố cảng Thiên Tân mới đây."
16 Tháng Tám 2015(Xem: 21671)
- "Khi hạ cánh xuống thủ đô Havana sáng thứ Sáu 14/8, ông John Kerry là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Cuba trong 70 năm. Ông phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh rằng "đây là thời khắc lịch sử". - "Chỉ vài ngay sau khi tổng thống Yanukovych bị lật đổ, đầu tháng 3-2014 Nga đã nhanh chóng động binh chiếm giữ bán đảo Crimea - nơi Nga đang có căn cứ quân sự (Hạm đội biển Đen) thuê đất của Ukraine." -Võ Chí Công: chuyện “Liên bang Đông Dương”, họ biết ta không có ý đồ đó song cứ nêu lên cốt để chia rẽ và giành lấy Lào và Campuchia, gạt ta ra…
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20182)
"phía Úc phải công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam cho biết rõ hành tung của những thuyền nhân vừa bị gởi trả về, cũng như bảo đảm an toàn cho tất cả những người này."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 20326)
"Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 13/8 được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định là 6.4010 nhân dân tệ đổi lấy một đôla, giảm 1,1% so với mức 6.3306 ngày trước đó."
13 Tháng Tám 2015(Xem: 19559)
"Dự kiến sẽ có một cuộc tranh luận với quy mô chưa từng có trong ít nhất một thập kỷ qua của những "gã khổng lồ" trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 70..."