Tòa án Indonesia từ chối mở định vị, thuyền trưởng Việt Nam xin đi tù

29 Tháng Ba 20187:14 CH(Xem: 13445)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU Á  - THỨ SÁU 30 MAR 2018


Tòa án Indonesia từ chối mở định vị, thuyền trưởng Việt Nam xin đi tù


29/03/2018


TTO - Đề nghị được mở thiết bị định vị (GPS) nhằm khẳng định mình bị bắt ở tọa độ thuộc chủ quyền VN đã không được chủ tọa phiên tòa người Indonesia chấp nhận. Các thuyền trưởng VN Lưu Văn Lý, Lê Thanh Thừa mong sớm được đi tù.


image028
Thuyền trưởng Lưu Văn Lý (phải) bước ra khỏi phiên tòa - Ảnh: LÊ NAM

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia lại tiếp tục không có mặt ở phiên tòa chiều nay 29-3 dù trước đó vị đại diện này có liên lạc với luật sư đại diện quyền lợi của của các thuyền trưởng xác nhận sẽ tham gia.


Vô vọng sau nhiều lần phản kháng


Ở lần ra tòa trước (ngày 15-3) thuyền trưởng tàu cá Kiên Giang Lưu Văn Lý đã đề nghị được mở GPS để khẳng định vị trí tàu ông bị bắt còn nằm trong vùng biển VN. 


Tại tòa lần này, khi được chủ tọa Fahri cho phép phát biểu, ông nói: "Tôi mong muốn được mở lại thiết bị định vị để các vị thấy rằng tôi bị bắt trong vùng biển VN chứ không phải vị trí nằm sâu trong biển Indonesia được ghi trong biên bản tiếng Indonesia mà tôi bị buộc phải ký vào vì bị đe dọa tính mạng. Tôi đi đánh cá theo bản đồ hợp pháp của chính phủ VN cung cấp. Tôi cũng nhiều lần yêu cầu phải có đại diện Đại sứ quán VN tham gia phiên toàn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân VN nhưng các vị đó không có mặt". 


Ông Lý cũng cho biết đã nhờ người mang từ VN sang và chuẩn bị các thiết bị để có thể khởi động lại GPS. "Tôi muốn mở lại GPS", ông nói.


Chủ tọa Fahri cho biết ông hiểu yêu cầu của thuyền trưởng Lưu Văn Lý nhưng đã qua giai đoạn có thể mở thiết bị này. Nếu ông khăng khăng đòi mở lại thì tòa phải hủy toàn bộ quy trình điều tra, xét xử trong hơn 12 tháng qua để làm lại. "Ông có đồng ý không?", chủ tọa Fahri hỏi ông Lý.


Một hồi im lặng ông Lý không trả lời. 


Chủ tọa phiên tòa yêu cầu luật sư Christoper, bào chữa quyền lợi của thuyền trưởng Lý đọc lời bào chữa cho thân chủ của mình. 


Tới thời điểm này, điện phòng xử án vụt tắt. Cả phòng tối om nhưng phiên tòa vẫn tiếp diễn cho đến cả phiên tòa sau.


Ông Christoper nhấn mạnh thân chủ ông vô tội vì bị bắt khi đang đánh bắt trên vùng biển VN có vị trí tọa độ thuộc vùng biển VN. Hơn nữa căn cứ theo Hiệp định giữa chính phủ VN và chính phủ Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa ký kết năm 2003 nêu rõ nêu các loại tàu thuyền của hai nước đi vào lãnh hải của nhau thì cơ quan có thẩm quyền quản lý biển của hai nước được phép yêu cầu các tàu thuyền đó dừng lại kiểm tra. Phía Indonesia chỉ được phép truy đuổi tàu cá của VN khi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Indonesia.


Lúc này thuyền trưởng Lưu Văn Lý xin được có ý kiến. Ông cho rằng mình bị oan và nếu đề nghị mở GPS không được chấp thuận cùng với việc vắng sự có mặt của đại diện Đại sứ quán VN tại phiên tòa quyền lợi của ông không được đảm bảo. Ông xin sớm được đi tù "để tôi còn có cơ hội về đoàn tụ với gia đình và có cơ hội đi làm lại trả nợ cho gia đình". 


Chủ tọa tuyên bố sẽ tuyên án với ông Lưu Văn Lý vào ngày 17-4-2018.


image027
Thuyền trưởng Lưu Văn Lý (phải, mặc áo thu sọc) trong phòng xử án, phía xa là luật sư Christoper, bào chữa cho ông - Ảnh: LÊ NAM

Ở phiên xét xử thuyền trưởng Lê Thanh Thừa diễn ra ngay sau đó. Ông Thừa cũng yêu cầu mở lại GPS nhưng chủ tọa cũng không đồng ý với cùng lý do của thuyền trưởng Lý. 


Sau khi hội ý với luật sư Christoper, ông Thừa đề nghị được đi tù sớm như người đồng hương của mình. 


Chủ tọa phiên tòa tuyên bố sẽ tuyên án Lê Thanh Thừa vào ngày 17-4.


Trước đó, lúc 12h ngày 13-4-2017, các tàu cá do những thuyền trưởng này điều khiển (thuộc tỉnh Kiên Giang) được cấp phép khai thác ở vùng khơi biển VN tại khu vực cách đông nam Hòn Khoai, Cà Mau 148 - 155 hải lý thì bị lực lượng vũ trang của Indonesia rượt đuổi, vây bắt và cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia.


Cả năm thuyền trưởng đều không thừa nhận cáo trạng của Viện Công tố tỉnh Natuna, Indonesia và kháng cáo.


Họ có đơn kêu cứu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền Indonesia điều tra, xác định lại tọa độ các tàu cá trước và tại thời điểm bị bắt.


LÊ NAM (từ Natuna, Indonesia)

15 Tháng Chín 2016(Xem: 17693)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15801)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14777)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15043)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15450)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15121)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14095)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15903)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17920)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16232)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15547)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16757)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14318)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14246)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15953)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17466)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .
21 Tháng Tám 2016(Xem: 15849)
"Hơn 1.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam và gia đình họ đã đi từ Úc đến Việt Nam để tham dự buổi lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào thứ Năm 18/08/2016, nhưng chính phủ Việt Nam đã hủy bỏ sự kiện này ngay hôm trước".