Bàn môn điếm:lính Bắc Hàn liều chết đào thoát thần kỳ qua Nam Hàn

23 Tháng Mười Một 20176:42 CH(Xem: 14218)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  SÁU 24  NOV  2017


Anh lính Triều Tiên đào thoát như phim hồi phục thần kỳ


23/11/2017


TTO - Anh lính Triều Tiên 24 tuổi vượt biên giới sang Hàn Quốc ngay từ khu phi quân sự đã hồi phục nhanh hơn dự kiến dù bị trúng vài phát đạn của đồng đội.


Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn lời bác sĩ Lee Cook Jong - người đang chữa trị cho anh lính, cho biết anh "sẽ không chết".


Anh lính này - được gọi bằng tên đơn giản là "Oh", hiện đang được theo dõi sức khỏe ở bộ phận cấp cứu thuộc trung tâm y khoa của Trường ĐH Aju, tỉnh Suwon của Hàn Quốc.


Bác sĩ Lee cho biết Oh đã phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật do trúng 5-6 viên đạn của đồng đội truy đuổi khi bỏ trốn. Anh có chút suy sụp tinh thần và sẽ được điều trị thêm khi sức khỏe thể chất ổn hơn.


Hiện tại các bác sĩ chọn cách cho anh xem truyền hình và nghe nhạc nhưng tránh cho anh xem tin tức thời sự vì sợ bị ảnh hưởng tâm lý.


image015

Anh lính đào tẩu bị đồng đội bắn nằm gục bên phần đất Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS


Anh đã được phẫu thuật trong 5 giờ vào ngày 13-11 - ngày anh bỏ trốn và được phẫu thuật lần 2 hai ngày sau đó.


Vụ bỏ trốn hôm 13-11 của anh lính trẻ đã trở nên nổi tiếng toàn cầu sau khi đoạn phim tái dựng toàn cảnh anh bỏ trốn được công bố.


Đoạn phim dài 7 phút được Bộ chỉ huy Liên Hiệp Quốc (UNC) đóng tại Khu vực phi quân sự DMZ ở biên giới liên Triều công bố đồng thời để tố cáo việc một số binh sĩ Triều Tiên đã vi phạm vào đường phân định biên giới chia cắt 2 nước và như thế là vi phạm Hiệp ước đình chiến ký năm 1953.


image016

Hình ảnh lính Triều Tiên bị ghi nhận xâm phạm vào Đường phân định biên giới vào ngày 13-11 - Ảnh: AFP


Cuộc đào tẩu diễn ra ở khu vực An ninh chung (J.S.A) là khu vực căng thẳng nhất ở biên giới 2 miền.


Anh lính đã lái xe bỏ trốn sang hướng Hàn Quốc và ngay lập tức bị đồng đội truy đuổi sát nút. Hình ảnh thậm chí cho thấy anh lính suýt bị đồng đội bắt kịp và họ nổ súng khi cách anh chỉ vài mét.


Anh lính trúng đạn nằm gục trên bãi đất và một thời gian sau đó một số binh sĩ Hàn mới bò đến tiếp cận kéo anh về.


image017

Các binh sĩ Triều Tiên hốt hoảng khi có đồng đội đào tẩu - Ảnh: REUTERS


Vụ việc khiến dư luận sững sờ bởi tính chân thật của nó (đương nhiên ở khu vực này dày đặc các camera an ninh). Tuy nhiên cũng có ý kiến nghi ngờ về quyết định công bố đoạn phim một cách tỉ mỉ như vậy.


Hôm 22-11, chính Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tại thủ đô Seoul đã chủ động tổ chức họp báo để công bố đoạn phim.


Tình trạng sức khỏe của anh lính Oh cũng được công bố nhỏ giọt, trong đó đáng chú ý là thông tin anh bị nhiễm giun sán nặng. Thông tin này gây ngờ vực bởi những người lính được đưa ra khu vực phi quân sự thường là lính tuyển cả về sắc vóc, sức khỏe lẫn tinh thần.


Đương nhiên khi hồi phục sức khỏe anh lính Oh sẽ được thẩm tra kỹ về động cơ đào thoát nhằm ngăn chặn khả năng "đào tẩu theo kịch bản" để cài người cung cấp thông tin giả.


image018

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, vào ngày 22-11, đã công bố đoạn phim anh lính Triều Tiên đào tẩu - Ảnh: REUTERS


Khu phi quân sự nằm trong làng Panmunjeon (Bàn Môn điếm), phía Bắc cách thủ đô Seoul 50km, ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Đây là chứng tích lịch sử chiến tranh lạnh, bởi làng này nằm ngay trận tuyến của cuộc chiến Nam - Bắc Triều Tiên 1950-1953.


Nam và Bắc Triều Tiên thiết lập biên giới, chia cắt bán đảo Triều Tiên ra làm hai sau chiến tranh. Hiệp định đình chiến đã được ký kết vào ngày 27-7-1953 tại làng Pamunjeon (Bàn Môn Điếm), và làng này trở thành khu vực an ninh chung cho cả hai miền.


Khu phi quân sự (DMZ) là khu vực, biên giới hoặc ranh giới nằm giữa hai hay nhiều lực lượng quân sự đối lập mà tại đó hoạt động quân sự không được phép tiến hành. 


Khu phi quân sự được thiết lập ở vĩ tuyến 38 trên bán đảo Triều Tiên sau cuộc nội chiến năm 1953. Hai bên Nam - Bắc Triều cùng lùi 2km tạo ra vùng phi quân sự rộng 4km, dài 256km. Đây được coi là khu phi quân sự lớn nhất trên thế giới.


image019

Anh lính Triều Tiên bỏ chạy về phía lãnh thổ Hàn Quốc sau khi chiếc xe của anh bị kẹt vào rãnh thoát nước - Ảnh chụp màn hình


Theo Hiệp ước đình chiến năm 1953, cả Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Hai bên vẫn duy trì quân đội đồn trú tại vĩ tuyến 38 để phòng trường hợp bên kia quyết định tấn công.


Kể từ khi được thiết lập năm 1953 cho tới ngày nay, ở DMZ đã diễn ra nhiều cuộc giao tranh nhỏ làm chết và bị thương nhiều binh sĩ của hai miền Nam - Bắc (kể cả lính Mỹ).


Cũng có vài trường hợp binh sĩ đào tẩu ngay tại khu vực căng thẳng này và thường là không thành công.


Đoạn phim dài gần 7 phút Bộ chỉ huy Liên Hiệp Quốc (UNC) cung cấp cho truyền thông vào ngày 22-11:


Đoạn phim đã được cắt ghép lại để kể về hành trình chạy trốn sang đất Hàn Quốc của anh lính Triều Tiên - Nguồn: UNC


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Bàn môn điếm:Làng đình chiến ở khu phi quân sự Nam - Bắc Hàn

Nếu không tuân theo những chỉ dẫn nghiêm ngặt, những người tham quan làng Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên có thể lãnh đạn vào mọi thời điểm.


image022


Cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 55 km, Bàn Môn Điếm nằm trên đường ranh giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: China Daily


image021


Văn bản đình chiến mà hai miền ký năm 1953 ở Bàn Môn Điếm đã kết thúc cuộc chiến, nhưng về mặt lý thuyết, hai nước vẫn trong tình trạng chiến tranh do họ chưa bao giờ ký hiệp ước hòa bình. Ảnh: Reuters


image022


Dù mang tên “khu vực phi quân sự” (DMZ), dải đất có chiều dài 4 km ngăn cách hai miền lại là vùng quân sự hóa mạnh nhất thế giới. Quân đội hai nước xây công sự bê tông ngầm, rải mìn, dựng hàng rào thép gai, những hàng bê tông chống tăng trong DMZ. Ảnh: Flickr


image023


Khu đất có hình dạng gần tròn cách làng khoảng một km về hướng đông là Khu vực An ninh chung, nơi Hàn Quốc và Triều Tiên đều thực hiện các biện pháp an ninh. Quan chức hai bên thường xuyên gặp nhau ở đây để thảo luận. Ảnh: AP


image024


Mỗi năm hàng nghìn du khách tới Bàn Môn Điếm để tham quan chiến tuyến cuối cùng trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Yonhap


image025


Tòa nhà màu xanh dương là nơi quan chức hai bên thường hội đàm. Ảnh: news.cn


image026


Bàn hội nghị nằm ngay phía trên đường biên giới. Dây microphone ở giữa bàn chính là đường biên giới quốc tế. Khi du khách bước vào tòa nhà, họ sẽ thấy 4 binh sĩ Mỹ thuộc lực lượng giám sát của Liên Hợp Quốc đứng gác ở các góc. Ảnh: Flickr


image027


Lính Triều Tiên đứng ngoài và ngó qua cửa sổ là cảnh tượng quen thuộc ở đây. Ảnh: RT


image028


Du khách không được thực hiện những cử chỉ có thể khiến lính gác của Triều Tiên tức giận. Họ cũng không được phép mặc quần jean màu xanh, quần soóc và những loại trang phục khiêu khích khác. Ảnh: China Daily


image029


Trước khi vào làng Bàn Môn Điếm, du khách phải ký bản cam kết về việc họ sẽ tự chịu trách nhiệm nếu binh sĩ Triều Tiên hay Hàn Quốc bắn họ. Ảnh: AP


Nam - Bắc Hàn trên bản đồ thế giới


image030


Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên - còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên hay Bắc Hàn - là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Ở phía nam, nước này giáp biên giới với Hàn Quốc, nước từng cùng là một quốc gia duy nhất với quốc hiệu là Triều Tiên cho tới tận năm 1945. Biên giới phía bắc đa phần giáp với Trung Quốc dọc theo sông Áp Lục và Đồ Môn. Bắc Triều Tiên và Liên bang Nga có chung biên giới dài chỉ 18.3 km dọc theo sông Đồ Môn ở góc đông bắc đất nước. Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh sau thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953.


Bạn có biết: Mặc dù đóng cửa với thế giới bên ngoài, bất kỳ ai cũng có thể du lịch tới Triều Tiên gồm cả công dân có hộ chiếu Mỹ.


  • Diện tích: 120.540 km²
  • Dân số: 25 triệu (2016)
  • Ngôn ngữ: Tiếng Triều Tiên
  • Thủ đô: Bình Nhưỡng
  • Mã điện thoại: 850


(theo Nguyễn Sương /08/2015)

24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16654)
" Các lãnh đạo Đông Nam Á đã nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến dự cuộc họp thượng đỉnh tại Sunnylands, bang California, vào đầu năm tới. Đó là thông báo của phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ ngày 23/12/2015 được hãng tin Reuters trích dẫn". - Ảnh bên: Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc họp không chính thức tại điền trang Sunnylands gần Los Angeles, California, ngày 7/6/2013.
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16829)
"Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, nói kế hoạch này đem lại cho người dân Syria một "lựa chọn thực sự... giữa chiến tranh và hòa bình". He said the plan gave Syrians a "real choice... between war and peace".
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17238)
"Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu chính phủ cấp 5.09 ngàn tỉ yen trong năm tài chính khởi sự từ tháng 4/201".
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18896)
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos viết trên mạng Twitter: "Người Colombia luôn đẹp nhất thế giới. Chúc mừng @gutierrezary Hoa hậu Hoàn vũ 2016!!!! Tôi thấy thật tự hào!"
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16704)
"Một phát ngôn viên Lực lượng Tuần duyên Nhật nói đây là lần đầu tiên tàu tuần duyên có vũ trang của Trung Quốc được phát giác gần Senkaku. Ba chiếc tàu khác của Trung Quốc cũng được nhìn thấy trong khu vực này. Các chiếc tàu Trung Quốc đó không chiếc nào tiến vào vùng biển mà Nhật Bản cho là lãnh hải của mình".
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16879)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, chủ trì phiên họp, nói nghị quyết đã gửi “một thông điệp rõ ràng đến tất cả những ai quan tâm rằng giờ là thời điểm để kết thúc những cuộc bắn giết ở Syria".
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17395)
"Phát biểu tại Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia tại thành phố McLean, bang Virginia vào ngày thứ Năm, Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ - vào lúc nhiều người bắt đầu du hành trong dịp lễ và chuẩn bị đón năm mới - rằng họ nên nhớ là "có những người yêu nước tận tâm" đang làm việc ngày đêm để bảo vệ họ".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 20141)
VĂN HÓA- CALIFORNIA; "Nhật ký Biển Đông" là các tin tức cập nhật từ tháng Tư, 2015 đến tháng 12, 2015 liên quan đến sự kiện, hoạt động của các quốc gia, các nhân vật "tham chiến" ở Biển Đông.
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18322)
"Cặp vợ chồng người Việt này đáp máy bay từ Addis-Abeba, Ethiopia về Hà Nội. Trong hành lý có hơn 1.500 hiện vật, gồm ngà voi, đũa ngà, nữ trang …"
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18577)
"Công du nước Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar được đồng nhiệm Hoa Kỳ Ashton Carter nghênh đón tại Lầu Năm Góc ngày 10/12/2015".
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19362)
Người dân Myanmar lại mới nhận thêm một tin mừng khi Thống tướng Than Shwe, chính trị gia quân sự được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trên bầu trời chính trị quốc gia Đông Nam Á này dù đã về hưu từ năm 2010, tuyên bố xem bà Aung San Suu Kyi là một "nhà lãnh đạo tương lai" của đất nước. Ảnh bên: Thống tướng Than Shwe và vợ đi lễ Phật và cầu nguyện cho tướng Aung San, thân phụ của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tại một ngôi chùa. Ảnh: The Irrawaddy. Google image
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17601)
“Là đội quân mới nhất tham gia trận chiến Syria, Anh quốc đã tăng cường khả năng quân sự, sau khi thực hiện các trận không kích đầu tiên nhắm vào quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo trong đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm 03/12/2015. Sáu chiến đấu cơ mới đã được gởi đến khu căn cứ quân sự của Anh tại Chypre để tham gia các chiến dịch không kích".
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18184)
"Các bức ảnh được viễn vọng kính Long Range Reconnaissance Imager (LORRI) lắp trên phi thuyền không gian New Horizons có kích thước bằng một cây đàn dương cầm, chụp được 15 phút trước khi phi thuyền tiến gần nhất đến Sao Diêm Vương với khoảng cách 17.000 kilômét".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17136)
"5 người Syria đầu tiên trong số 12.000 người tỵ nạn đã đến Úc theo kế hoạch tái định cư cho những người chạy trốn cuộc nội chiến".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16971)
"Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định với báo giới: “Nhà tiêu thụ chính cho nguồn dầu bị đánh cắp từ các chủ sở hữu hợp pháp ở Syria và Iraq là Thổ Nhĩ Kỳ".
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16076)
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thốnng Obama nói, “Có thể vụ này có liên quan đến khủng bố, nhưng chúng ta chưa biết rõ.”
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16599)
"ông chủ điện Kremlin đã nổi giận khi chiếc Su-24 bị chiếc F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rớt gần với biên giới Syria. Còn người đầy quyền lực tại Ankara cũng không chịu được việc Nga vô số lần xâm phạm không phận. Thổ Nhĩ Kỳ từ chối xin lỗi, Nga ra lệnh trừng phạt kinh tế. Khẩu chiến như thế tiếp tục leo thang".
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17453)
"Xung quanh những diễn biến mới về cuộc "khủng hoảng 17 giây" giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đài CNN ngày 1/12 bình luận, cả Moscow và Ankara sẽ đều thiệt hại khi Nga thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ bắn rơi máy bay Su-24 trên biên giới với Syria".
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17039)
"nhóm Kalayaan Atin Ito cho biết có 10.000 tình nguyện viên (chủ yếu là sinh viên) từ 81 tỉnh thành của Philippines sẽ tham gia vào cuộc biểu tình kéo dài 1 tháng này".