Cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp đắc cử Tổng giám đốc UNESCO

15 Tháng Mười 20176:15 CH(Xem: 12770)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ  HAI 16  OCT  2017


Cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp đắc cử Tổng giám đốc UNESCO


14/10/2017  


TTO - Bà Audrey Azoulay, cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp, vừa đánh bại đối thủ người Qatar trong vòng bỏ phiếu thứ năm, giành vị trí tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ tới.


image003

Bà Audrey Azoulay, tổng giám đốc UNESCO đắc cử phát biểu với truyền thông tại trụ sở của UNESCO tại Paris, Pháp - Ảnh: REUTERS


Theo hãng tin AFP, với 30 phiếu bầu, bà Azoulay, 45 tuổi, đã chiến thắng trước đối thủ chính là ứng cử viên Qatar, cũng là một cựu Bộ trưởng văn hóa, ông Abdulaziz Al-Kawari, sau khi ông này không có được sự ủng hộ từ các quốc gia vùng Vịnh khác, chỉ nhận được 28 phiếu.


Cuộc đua giành vị trí kế nhiệm bà Irina Bokova, tổng giám đốc UNESCO, diễn ra trong bối cảnh Washington vừa công bố kế hoạch rút khỏi tổ chức này sau nhiều năm căng thẳng về các quyết định của UNESCO mà phía Mỹ cho là đã lên án, chỉ trích Israel, một đồng minh quan trọng của họ.


Trước tình hình chia rẽ của các nước Ả Rập, cựu Bộ trưởng Văn hóa Pháp chia sẻ quan điểm sau khi đắc cử: "Ở một gian đoạn khủng hoảng, hơn bao giờ hết chúng ta cần bắt tay vào và nỗ lực củng cố tổ chức này".


Bà Azoulay là người gốc Marocco, theo đạo Do Thái. Với việc đắc cử vị trí Tổng giám đốc UNESCO, bà sẽ đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là thuyết phục để Mỹ và Israel không rời bỏ tổ chức này.


Một nhiệm vụ khác cũng khó khăn không kém với bà Azoulay là cải tổ cơ quan phụ trách về văn hóa, khoa học và giáo dục của LHQ với những tồn tại của thể chế quan liêu trong suốt 7 thập kỷ qua kể từ khi thành lập.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chúc mừng chiến thắng của bà Azouley trên tài khoản mạng xã hội Twitter, nói rằng: "Nước Pháp sẽ tiếp tục đấu tranh vì khoa học, giáo dục và văn hóa trên thế giới".


Việc đề cử bà Azoulay sẽ còn phải được 195 quốc gia thành viên LHQ bỏ phiếu thông qua vào ngày 10-11. Tuy nhiên trước nay chưa từng có chuyện đề cử của hội đồng bầu chọn bị bác tại cuộc bỏ phiếu phê chuẩn. Như vậy là bà Azoulay sẽ trở thành nữ lãnh đạo thứ hai của UNESCO sau bà Bokova./


Mỹ rút gây ảnh hưởng thế nào với UNESCO


13/10/2017 15:31 GMT+7


TTO - Đây là lần thứ hai Mỹ tuyên bố rút khỏi UNESCO. Quyết định lần này đã gây sự chú ý đáng kể. Những câu hỏi nào cần giải đáp?


image004

Phía trước trụ sở của UNESCO ở thủ đô Paris của Pháp - Ảnh: AFP


UNESCO - một tổ chức của Liên Hiệp Quốc giúp bảo tồn các địa điểm lịch sử và văn hóa trên thế giới - đã thu hút sự quan tâm của công luận sau khi Mỹ và Israel tuyên bố sẽ rút khỏi tổ chức này.


Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng "xu hướng chống Israel" của UNESCO là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ quyết định rút khỏi tổ chức này vào cuối năm 2018 và chuyển sang vị trí "quan sát viên thường trực".


"Quyết định này không nên xem nhẹ… Nó phản ánh mối quan ngại của Mỹ đối với các khoản nợ ngày càng nhiều tại UNESCO, sự cần thiết phải cải cách cơ bản trong tổ chức, và xu hướng chống Israel vẫn còn tiếp diễn tại đây" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert giải thích rõ.


Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova, gọi đây là một quyết định "cực kỳ đáng tiếc".


UNESCO là gì?


UNESCO là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc. Đây là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của LHQ được thành lập vào năm 1945 với trụ sở tại Pháp. UNESCO hiện có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên.


Trong các sứ mệnh của UNESCO có việc thúc đẩy giáo dục giới tính và xóa mù chữ cũng như cải thiện bình đẳng giới ở các quốc gia trên thế giới. UNESCO còn giúp bảo tồn các di sản văn hóa, các địa điểm lịch sử… như nhà thờ Hồi giáo lớn Samarra ở Iraq từng trước nguy cơ bị nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đe dọa phá hủy.


Tại sao Mỹ rút khỏi UNESCO?


Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng "xu hướng chống Israel" là một trong những nguyên nhân chính khiến nước này rút khỏi UNESCO. 


Tuy nhiên, nguồn gốc của quyết định này có từ những năm 1990 khi Quốc hội Mỹ thông qua một điều luật cắt giảm nguồn quỹ cho các cơ quan của LHQ nào công nhận Palestine là một quốc gia thành viên, theo báo San Diego Union Tribune.


Hồi năm 2011, UNESCO đã chính thức cho phép Palestine trở thành thành viên thứ 195 của tổ chức này. Mỹ ngay lập tức đã dừng đóng góp tiền (ước tính khoảng 70 triệu USD/năm) cho tổ chức này.


Mỹ sau đó vẫn là một thành viên nhưng không đóng góp vào ngân quỹ UNESCO. Theo ước tính, Mỹ đã "nợ" UNESCO khoảng 600 triệu USD kể từ năm 2011. Và cụm từ "khoản nợ ngày một nhiều" được Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập chính là một nguyên nhân khác khiến Mỹ rút khỏi UNESCO.


Mỹ từng rút khỏi UNESCO?


Vào năm 1984, tổng thống Mỹ thời điểm đó là Ronald Reagan đã ra quyết định đưa Mỹ rút khỏi UNESCO vì lo ngại tình trạng tham nhũng và sự duy trì hệ tư tưởng lệch hướng có lợi cho Liên Xô vào đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh, theo báo Foreign Policy.


Tổng thống George W.Bush sau đó đã đưa Mỹ trở lại UNESCO vào năm 2002.


Mỹ ngụ ý gì với cụm từ "xu hướng chống Israel"?


Kể từ khi lên lãnh đạo nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông đã giữ lập trường ủng hộ mạnh mẽ Israel tại LHQ. Hồi tháng 2, sau khi được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley đã đăng đàn khẳng định cam kết sự ủng hộ "không gì lay chuyển được" của Washington dành cho Israel.


"Có mặt tại đây, tôi muốn nhấn mạnh sự ủng hộ ‘bọc thép’ của Mỹ dành cho Israel. Tôi muốn khẳng định Mỹ quyết tâm chống lại xu hướng chống Israel của LHQ" - bà Haley nói hồi tháng 2.


image005

Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley - Ảnh: REUTERS


Căng thẳng giữa Palestine và Israel đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi đầy "nhức nhối" trong tổ chức LHQ, đặc biệt tại UNESCO, nơi sự ủng hộ dành cho Palestine bị Mỹ xem là "xu hướng chống Israel".


Theo báo New York Times, hồi năm 2015 UNESCO từng chỉ trích Israel vì "gây hấn" và ngăn chặn những người Hồi giáo đi tới nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở Jerusalem. Tới tháng 7 năm nay, UNESCO tuyên bố thành phố Bờ Tây Hebron thuộc Palestine trở thành Di sản thế giới. Israel đã nổi giận trước quyết định này vì cho rằng lịch sử của người Do Thái "bị phớt lờ".


Phản ứng bên trong và ngoài nước Mỹ như thế nào?


Trong một dòng trạng thái đăng trên Twitter, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng ông hài lòng với quyết định của Mỹ. Sau khi Mỹ công bố thông tin này, Israel cũng nối gót tuyên bố rút khỏi UNESCO.


Tại Mỹ, các thành viên Đảng Cộng hòa như Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã hoan nghênh quyết định rút khỏi UNESCO của Tổng thống Donald Trump.


Trong khi đó, các tổ chức như Ủy ban người Do Thái tại Mỹ (AJC) lại lấy làm tiếc trước quyết định này vì cho rằng nếu ở trong tổ chức thì Mỹ có thể có tiếng nói của mình trước những vấn đề cần lên tiếng.


Quyết định rút khỏi UNESCO của Mỹ có thể gây nhiều ảnh hưởng đáng kể. Nó cũng cho thấy xu hướng của chính quyền ông Trump nhằm rút khỏi các vấn đề quốc tế và tập trung hơn vào các vấn đề nội bộ nước Mỹ. (theo BÌNH AN)
17 Tháng Năm 2016(Xem: 21243)
"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó".
13 Tháng Năm 2016(Xem: 16863)
Thái độ của Philippines: "Song phương" hay "Đa phương" về Biển Đông?
10 Tháng Năm 2016(Xem: 18600)
"Một nhà khoa học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là 'chiến tranh địa vật lý' để 'cố tình phá hoại' gây thảm họa môi trường, tác hại kinh tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 23469)
"Hàng triệu con cá chết trải dài hơn 200km dọc bãi biển miền trung Việt Nam đang đặt ra những thử thách lớn nhất cho đến nay đối với tân chính phủ ".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 16520)
"Tôi viết lá thư này nhân danh Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ. Chúng tôi quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt Lào và Thái Lan. Năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc..."
02 Tháng Năm 2016(Xem: 17168)
"Ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua dành đề cử vào Nhà trắng thuộc Đảng Cộng Hòa của Mỹ, Donald Trump cáo buộc Trung quốc “cưỡng bức thương mại” Hoa Kỳ".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 16402)
- TNS McCain kêu gọi nới lỏng thêm cấm vận vũ khí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 18074)
"Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa". "Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17581)
"Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, gần đây khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông, do ý đồ thống trị của Bắc Kinh qua việc xây dựng các thiết bị quân sự tại vùng biển này".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 16950)
"Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack đã thăm Việt Nam hôm 25/4 để gặp các quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, và một số tổ chức khác. Ông Vilsack và phía Việt Nam đã bàn thảo các chi tiết của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 15634)
"Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua tại Matxcơva, hai Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua thương lượng".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 18113)
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 17056)
Sự kiện tác giả người Mỹ gốc Việt chiến thắng hạng mục Tiểu thuyết của giải thưởng danh giá Pulitzer 2016 đã đem lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt trong ngoài nước.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16790)
- That man was rare. And we were damn lucky to have him! Người dân Mỹ, dù vẫn còn hơi sớm, hẳn đã phần nào cảm nhận được sự thật rằng: Barack Obama thực sự xuất chúng. Và nước Mỹ rất may mắn khi có ông.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 17411)
"Hôm 17/04/2016, tổng thống Miến Điện Htin Kyaw đã ân xá cho hơn 80 tù nhân nhân dịp năm mới truyền thống của người Miến Điện".