Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hồng Kông

29 Tháng Sáu 201711:27 CH(Xem: 12806)

VĂN HÓA ONLINE - CHAU Á  - THỨ  SÁU 30 JUNE  2017


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hồng Kông


image004Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên lúc đến phi trường Hồng Kông, ngày 29/06/2017.REUTERS/Bobby Yip


Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân, ngày hôm nay, 29/06/2017, đã tới đặc khu hành chính Hồng Kông, để dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày nhượng địa này được trao trả cho Trung Quốc và lễ nhậm chức lãnh đạo đặc khu hành chính của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).


Theo thông tín viên RFI Florence de Changy tại Hồng Kông, hàng ngàn cảnh sát được huy động để bảo vệ an ninh, không để cho lãnh đạo Trung Quốc thấy được cảnh một bộ phận dân chúng ở lãnh thổ này tỏ thái độ bất mãn về việc Bắc Kinh không tôn trọng cam kết « một nước hai chế độ » và tố cáo sự can thiệp ngày càng thô bạo của Trung Quốc vào đời sống chính trị ở Hồng Kông :


« Nhìn chung, người dân Hồng Kông không hài lòng về 20 năm qua, dưới sự bảo hộ của Trung Quốc trên cơ sở nguyên tắc một nước hai chế độ mà theo cam kết là sẽ được duy trì trong vòng 50 năm.


Một nước thì đương nhiên là Trung Quốc. Nhưng có hai chế độ, đó là ý tưởng mà người dân Hồng Kông muốn duy trì các đặc trưng của mô hình này, tức là một thành phố tự do, với một Nhà nước pháp quyền vững chắc, tư pháp độc lập và có một mức độ tự trị cao, tách biệt rõ ràng với chế độ tại Trung Hoa lục địa. Mô hình này phải được duy trì đến năm 2047.


Thế nhưng, trong những năm gần đây, quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng.


Hồi tháng 08/2014, Hồng Kông đã từ chối các cải cách chính trị mà Bắc Kinh đưa ra và làm dấy lên sự phản ứng, được gọi là Cách Mạng Dù Vàng. Thế rồi có vụ mất tích của năm chủ nhân hiệu sách ở Hồng Kông, đó là những nơi đã bán các cuốn sách phê phán chế độ Trung Quốc. Nhiều sự cố đã làm gia tăng bầu không khí ngờ vực của người dân Hồng Kông đối với Trung Quốc, trong lúc Bắc Kinh ngày càng tỏ ra cứng rắn.


Như vậy, ý tưởng từng bước xích lại gần nhau như mọi người đã từng hy vọng trong những năm 80 còn rất xa vời. Vả lại, phe đối lập đã chuẩn bị nhiều hoạt động bất phục tùng dân sự. Cảnh sát ở trong tình trạng cảnh giác cao. Do đó, trong chuyến công du này, ít có khả năng nhìn thấy cảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp và bắt tay người dân trên đường phố »./(theoRFI 29-06-2017 )
20 Tháng Bảy 2017(Xem: 12656)
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 15128)
1. biển Đông Việt Nam. 2. biển Tây Philippines. 3. biển Nam Trung Quốc. 4. biển Bắc Indonesia, Malaysia, Brunei. 5. Vịnh Thái Lan. 6. Vịnh Bắc Bộ. 7. Biển Quốc Tế. (theo VĂN HÓA)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14038)
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị G20, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, thay vì đối tác toàn diện như hiện nay.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 12958)
Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13136)
Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh : “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13595)
Trong một động thái bất thường, cô Ivanka Trump ngồi thế chỗ bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong phiên họp của các nhà lãnh đạo G20. Ông Trump rời cuộc họp trong chốc lát để gặp nhà lãnh đạo Indonesia. Cô Ivanka đảm nhiệm vị trí cố vấn cho bố.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14900)
Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất. Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13288)
Hãng tin Reuters nói thêm, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không cho phép hải quân tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông ... Ngược lại, ông Duterte tỏ ra cởi mở về sự hợp tác trên Biển Sulu, trước các hoạt động ngày càng dồn dập của quân Hồi giáo trong khu vực.