Shangri-la nói những gì về biển Đông?

04 Tháng Sáu 201711:32 CH(Xem: 13796)

VĂN HÓA ONLINE - THẾ GIỚI HÔM NAY  - THỨ  HAI  05 JUNE  2017


Shangri-la: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông


image018Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis phát biểu tại hội nghị An Ninh Shangri-la lần thứ 16, Singapore, ngày 03/06/2017.REUTERS/Edgar Su


Phát biểu tại hội nghị về an ninh Shangri-la, Singapore, ngày 03/06/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lên án Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân quân sự và chỉ trích Trung Quốc về việc quân sự hóa Biển Đông.


Theo lời ông Mattis, Bắc Triều Tiên là « một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta », cho nên toàn bộ các nước phải tham gia hỗ trợ cho mục tiêu chung là phi hạt nhân bán đảo Triều Tiều Tiên. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trên vấn đề này.


Bắc Triều Tiên hiện đang nỗ lực phát triển một tên lửa liên lục địa có thể bắn tới các bờ biển của lãnh thổ Hoa Kỳ và hôm thứ Hai (29/5) đã lại tiến hành bắn thử tên lửa, bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ông Mattis cho rằng những hành động của chế độ Bình Nhưỡng là « phi pháp » chiếu theo luật pháp quốc tế và theo ông, có một sự đồng thuận rất mạnh của quốc tế cho rằng tình hình này không thể tiếp diễn. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ khen ngợi Trung Quốc đã cam kết làm việc với cộng đồng quốc tế để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.


Do chính quyền Donald Trump đang cần đến sự hợp tác của Bắc Kinh trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, nên những nước châu Á đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lo ngại là Washington sẽ hy sinh lợi ích của các nước này để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.


Hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã gián tiếp trấn an các nước châu Á đó, khi chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Ông Mattis lên án thái độ « khinh miệt » của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành « quân sự hóa » Biển Đông.


Lãnh đạo Lầu Năm Góc chỉ trích « tầm mức và những tác động » của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông. Ông thúc giục các nước có liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, tìm những giải pháp thông qua đối thoại.


Cuối tháng 5/2017, Washington đã khiến Bắc Kinh có phản ứng giận dữ khi điều khu trục hạm Dewey đến sát Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Trung Quốc kiểm soát. Theo Washington, đây chỉ là một chuyến tuần tra nhằm bảo đảm tự do hàng hải tại các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.


Thủ tướng Úc cảnh cáo Trung Quốc về Biển Đông


Cũng tại hội nghị An Ninh Shangri-La hôm nay, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc chẳng được gì nếu sử dụng vũ lực ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. Ông muốn ám chỉ đến chính sách tại Biển Đông của Bắc Kinh.


Theo thủ tướng Úc, trong trường hợp phải đối đầu với « một Trung Hoa áp bức », các nước láng giềng « sẽ phải tìm cách tạo đối trọng trước sức mạnh của Bắc Kinh, bằng cách tăng cường liên minh và quan hệ đối tác với nhau và đặc biệt là với Hoa Kỳ ».


Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong vùng nhờ nền kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy, thủ tướng Úc khuyến khích Bắc Kinh « tôn trọng chủ quyền của các nước khác, cũng như xây dựng niềm tin và các dự án hợp tác với các nước láng giềng »./ (theo Thanh Phương, Thu Hằng 03-06-2017)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 15317)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17 tại thủ đô Manila - Philippines kết thúc với bản thông cáo chung "bất lợi" cho Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá "bàn tay Trung Quốc" đã thò vào hội nghị Manila và "không có ai có thể ngăn cản nổi các hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo thành hải điểm quân sự tại vùng biển nam Trung Hoa/biển Đông Việt Nam/biển tây Philippines. Trong lúc đó, mặt trận biển tây Thái Bình Dương đang diễn ra những hoạt động hải quân khó lường của các cường quốc gồm Mỹ, Nhật, Pháp và có thể hơn nữa đối phó với các vụ thử tên lửa đe dọa của Bắc Hàn.
27 Tháng Tư 2017(Xem: 14975)
Ứng cử viên trung hữu Emmanuel Macron là nhân vật khá xa lạ với dư luận Pháp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây đang nổi lên như nhân vật sáng giá nhất cho ghế tổng thống Pháp.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14014)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14035)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14109)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13884)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13581)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12935)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13340)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13601)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 15279)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13335)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 14398)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13744)
Điều đó không phải do yếu kém của hệ thống phòng không hiện có của Syria hay của Nga ở Syria mà đơn giản Tomahawk đã chọn được kẽ hở ngoài tầm tác chiến của các loại tên lửa phòng không hiện có.