Sau 42 năm chấm dứt chiến tranh, nhìn lại lịch sử Việt Nam (*)

27 Tháng Tư 20176:28 CH(Xem: 15090)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  28  APRIL  2017


Sau 42 năm chấm dứt chiến tranh, nhìn lại lịch sử Việt Nam (* tựa của Văn Hóa))


Lê Duẩn 'thắng Mỹ nhưng cái giá quá cao'


BBC 27/4/17 3 giờ trước


image005Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tác giả Zachary Shore nói ông Lê Duẩn (hàng đầu bên trái) đã nắm quyền kể cả khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống nhưng già yếu


Việt Nam vừa kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907-7/4/2017).


Với 26 năm liên tục đảm nhận cương vị Bí thư thứ Nhất và Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Duẩn được Đảng Cộng sản gọi là "chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng".


Tuy vậy, đến vài năm gần đây, giới nghiên cứu nước ngoài mới bắt đầu có những bài viết chi tiết hơn về chính khách này.


Trong bài về ông Lê Duẩn trên tạp chí Journal of Cold War Studies năm 2015, sử gia Zachary Shore, nhận xét:


"Người ta đã viết nhiều về con người và chính sách của Hồ Chí Minh, nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ của Lê Duẩn lên chiến lược thì ít được quan tâm."


Nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4 năm nay, sử gia Zachary Shore, từ Trường hải quân hệ sau cao học của Mỹ (Naval Postgraduate School), cho BBC biết nhận định của ông về tầm nhìn chiến lược của ông Lê Duẩn trong chiến tranh:


Zachary Shore: Dường như Lê Duẩn là người quyết định rất nhiều trong chiến lược chống Mỹ của Hà Nội. Theo sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ 1954, và thậm chí có thể là sớm hơn, Lê Duẩn đã ghi dấu Mỹ là kẻ thù chính của Hà Nội.


Một thập niên sau, đến thời điểm Tổng thống Johnson leo thang, Lê Duẩn đã mài sắc các nhận định chiến lược. Đến giữa thập niên 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã già, yếu và dần chuyển thành nhân vật lãnh đạo tượng trưng. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, chủ yếu quyết định nằm trong tay Lê Duẩn và cánh tay phải của ông, Lê Đức Thọ.


BBC: Trong bài nghiên cứu của mình (2015), ông nói Lê Duẩn hiểu rõ kẻ thù, đánh giá đúng ý định của đối phương. Ông có thể nói rõ hơn?


image006

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và TBT Lê Duẩn (hình minh họa)


Chìa khóa để hiểu kẻ thù là nắm bắt động cơ và những hạn chế của đối thủ. Lê Duẩn hiểu rõ những hạn chế của Mỹ trong suốt cuộc chiến. Tuy vậy, cái nhìn của ông ấy về những động cơ của Mỹ thì mù mờ hơn.


Lê Duẩn nhận ra Mỹ bị lúng túng vì những cam kết khắp thế giới. Khác với Bắc Việt, có thể tập trung toàn lực chống Mỹ, Mỹ thì bận rộn kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, chống các phong trào cánh tả ở châu Phi, Trung và Nam Mỹ, kiềm chế chiến tranh và hòa bình ở Trung Đông.


Hồ sơ cho thấy Lê Duẩn nhận ra Mỹ lo lắng về thương vong. Vì thế ông ta ra hẳn yêu cầu: phải giết được 40 đến 50.000 lính Mỹ trong vài năm sau khi Mỹ leo thang. Nhờ nhận ra những hạn chế chủ yếu của Mỹ, Lê Duẩn soạn nên các chiến lược đánh vào những điểm yếu nhất của kẻ thù.


BBC: Ông có cho rằng nếu ông Lê Duẩn không làm lãnh đạo trong đảng, mục tiêu thống nhất đất nước của Hà Nội có thể không thành vào năm 1975?


Dĩ nhiên không thể nói chắc được. Một số nhận định của Lê Duẩn không có tính tiên tri. Ông đánh giá nhầm mức ủng hộ cho chủ nghĩa cộng sản ở Nam Việt Nam. Ông hy vọng tổng nổi dậy ở miền Nam nhưng nó không xảy ra.


Ông là xung lực, có lẽ là quan trọng nhất, đằng sau nỗ lực thống nhất đất nước bằng mọi giá. Đáng buồn là cái giá mà ông áp đặt lên nhân dân Việt Nam thật to lớn.Zachary Shore


Tuy vậy, ông là xung lực, có lẽ là quan trọng nhất, đằng sau nỗ lực thống nhất đất nước bằng mọi giá. Đáng buồn là cái giá mà ông áp đặt lên nhân dân Việt Nam thật quá to lớn.


BBC: Theo ông, quyết định tổng tiến công Mậu Thân 1968 có phải là sai lầm lớn nhất của ông Lê Duẩn trong chiến tranh?


Nếu xét số thương vong, được ước đoán khoảng hàng chục ngàn người, đợt tấn công Mậu Thân phải được xem là sai lầm chiến thuật.


image007

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Lê Duẩn là Bí thư thứ Nhất, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (1960-1986)


Tuy vậy, nó lại trở thành chiến thắng chiến lược do nó đã làm đảo ngược sự ủng hộ chiến tranh trong dân chúng Mỹ.


Chúng ta vẫn không biết chắc liệu Lê Duẩn có nhìn ra trước kết quả bước ngoặt này không. Chúng ta đành phải đồn đoán, tranh cãi chừng nào nhiều kho tư liệu còn đóng cửa. Một ngày nào đó, khi giới sử gia được tiếp cận đủ hồ sơ, chúng ta mới biết được khả năng đánh giá của Lê Duẩn đến đâu, và tư duy chiến lược của ông đã tác động đến cuộc chiến như thế nào.


Tư liệu:


Lê Duẩn và 'chiến tranh vì hòa bình' - BBC Tiếng Việt


Bài tiếng Anh trên BBC


BBC Tiếng Việt phỏng vấn vợ của cố TBT Lê Duẩn


Ông Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng 1979


BBC sẽ tiếp tục phỏng vấn một số chuyên gia nước ngoài đánh giá các khía cạnh của Chiến tranh Việt Nam. Quý vị đóng góp bài vở về chủ đề này, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.


Ông Diệm không thoát nổi 'ảnh hưởng của Mỹ'


BBC 25 tháng 4 2017


image008Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tổng thống Ngô Đình Diệm thăm Hoa Kỳ tháng Năm năm 1957


Chiến tranh Việt Nam, mà nhiều người gọi là cuộc chiến Đông Dương lần hai, đã kết thúc năm 1975.


Tuy vậy, đến nay, giới nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là tại Bắc Mỹ, vẫn tiếp tục cho ra nhiều công trình liên quan.


Một ví dụ mới nhất là cuốn sách 'Vietnam's Lost Revolution: Ngo Dinh Diem's Failure to Build an Independent Nation, 1955-1963' vừa được Nhà xuất bản đại học Cambridge ấn hành năm 2017.


Đầu tiên, tác giả, Geoffrey C. Stewart cho BBC Tiếng Việt biết về những nét mới trong nghiên cứu về Cuộc Chiến Việt Nam nhân dịp thêm một năm ngày lịch sử 30/04.


Tiến sĩ Geoffrey C. Stewart: Cái mới cho những nhà nghiên cứu là góc nhìn của người Việt về cuộc chiến.


Do trước đây có hạn chế với các nguồn tư liệu ở Việt Nam, giới nghiên cứu chỉ dựa vào nguồn của phía Mỹ. Trong khoảng 20, 25 năm qua, các học giả mới bắt đầu được tiếp cận kho tư liệu ở Hà Nội, TPHCM, Đà Lạt để tìm hiểu cuộc chiến từ góc nhìn người Việt. Nhờ đó họ có thể hiểu khát vọng, tham vọng của người Việt. Các nhà nghiên cứu như tôi có thể viết lại cách hiểu về các xung đột tại Việt Nam không hẳn là chiến tranh ủy nhiệm của thời Chiến tranh Lạnh (mặc dù đây vẫn là khía cạnh quan trọng của chiến tranh), mà là cuộc đấu tranh hậu thuộc địa rộng lớn hơn vì độc lập và thống nhất.


Các câu hỏi về quyền tự quyết dân tộc, phát triển và thậm chí thế nào là trở thành hiện đại đóng góp cho hiểu biết về chiến tranh cũng quan trọng không kém cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các đồng minh của Bắc và Nam Việt Nam, là Xô-Trung và Mỹ.


BBC:Ông có thể chọn ra một số nghiên cứu mang tính "đột phá" giúp soi rọi cuộc chiến theo một ánh sáng khác?


Do trước đây có hạn chế với các nguồn tư liệu ở Việt Nam, giới nghiên cứu chỉ dựa vào nguồn của phía Mỹ. Tiến sĩ Geoffrey C. Stewart


Một số các nghiên cứu quan trọng nhất vài năm qua là những quyển sách chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu Việt Nam.


Sách giáo khoa Vietnam at War (2009) của Mark Bradley mang tính đại diện cho cái gọi là "khúc quanh Việt Nam" trong nghiên cứu. Nó dựa trên nghiên cứu trước đó của ông ấy trong kho lưu trữ Việt Nam, để kể về Chiến tranh Đông Dương lần Một và Hai, từ góc nhìn người Việt. Ông ấy xem các xung đột này là sản phẩm từ đấu tranh nội bộ giữa các cá nhân và nhóm ở Việt Nam xung quanh câu hỏi viễn kiến quốc gia hậu thuộc địa nào sẽ chiếm ưu thế trong người dân. Theo cái nhìn này, người Pháp, sau đó là Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều là kẻ chõ mũi vào cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Những nước này, theo mức độ khác nhau, đều cố gắn Việt Nam vào cấu trúc riêng của họ trong trật tự thế giới hậu Thế chiến Hai.


Các tác phẩm gần đây với luận cứ về chủ đề tương tự có thể kể như Hanoi's Road to the Vietnam War, 1954-1965 (2013) của Pierre Asselin, Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam (2012) của Nguyễn Thị Liên Hằng, và Cauldron of Resistance: Ngo Dinh Diem, the United States and 1950s Southern Vietnam (2013) của Jessica Chapman.


Các tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu của tôi là Diem's Final Failure: Prelude to America's War in Vietnam (2002) của Philip E. Catton và Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States and the Fate of South Vietnam (2013) của Edward Miller. Hai cuốn sách này dựa vào kho lưu trữ ở TP. HCM để đánh giá nỗ lực của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm nhằm tạo dựng một nhà nước vững bền, độc lập từ 1955 đến 1963. Khác với nhiều nghiên cứu trước đây về giai đoạn này, họ cho rằng Ngô Đình Diệm là một người có lập trường riêng, viễn kiến riêng về một Việt Nam hậu thuộc địa.


image009Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một số người cho rằng Ngô Đình Diệm là chính khách duy nhất có thể cạnh tranh với Hồ Chí Minh


Sách của tôi, Vietnam's Lost Revolution: Ngo Dinh Diem's Failure to Build an Independent Nation, 1955-1963, triển khai từ tác phẩm của hai học giả trên, để tìm hiểu cuộc cách mạng quốc gia và xã hội mà chính thể Ngô Đình Diệm muốn xây dựng khắp nông thôn Nam Việt Nam, để thu phục người trung thành và lập ra một quốc gia có khả năng tồn tại về kinh tế và chính trị, và có thể tự quyết trên trường quốc tế.


BBC:Xin ông cho biết đánh giá về việc nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay? Tiếp cận các kho lưu trữ có khó không?


Tiến sĩ Geoffrey C. Stewart: Tôi chỉ làm việc ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia II ở TP HCM, nên không thể nói về Hà Nội hay Đà Lạt. Nhưng trải nghiệm của tôi rất tích cực.


Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn TPHCM bảo trợ cho tôi. Các nhân viên tại đó rất thiện chí và hiệu quả. Tôi phải chờ đợi để được cho phép vào kho lưu trữ, nhưng sau khi đã có giấy phép, các nhân viên hỗ trợ rất tích cực khi tôi yêu cầu tài liệu. Ngoại trừ một số nguồn không liên quan trực tiếp đến dự án của tôi, còn lại thì các đề nghị của tôi không bị từ chối lần nào.


BBC:Cuốn sách vừa ra mắt của ông nói về Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông có nghĩ rằng chiến tranh sẽ diễn ra khác đi nếu ông Diệm và gia đình không bị hạ bệ năm 1963?


Tiến sĩ Geoffrey C. Stewart: Đây là câu hỏi thú vị vì nó nói về chữ 'nếu' trong lịch sử. Theo tôi, Ngô Đình Diệm là cạnh tranh thay thế lớn nhất cho Hồ Chí Minh trong tư cách một lãnh đạo quốc gia mà người Việt có thể tụ họp phía sau. Ông ấy là lãnh đạo miền Nam trong gần một thập niên, có viễn kiến tuy hơi rối rắm về một Việt Nam hậu thuộc địa. Ông ấy đã loại được một số trung tâm quyền lực cạnh tranh ở miền Nam.


Mặc dù ông Ngô Đình Diệm muốn tạo dựng một quốc gia Nam Việt Nam tự chủ, chính phủ Sài Gòn phụ thuộc viện trợ của Mỹ về kinh tế. Tiến sĩ Geoffrey C. Stewart


Tuy vậy, trong đầu thập niên 1960, cuộc nổi dậy nhanh chóng bắt rễ ở miền Nam cũng chứng tỏ sự mỏng manh trong tính chính danh của ông. Ông Ngô Đình Diệm có thể trụ lại và thương lượng kiểu gì đó với chính phủ Bắc Việt, nhưng mọi thỏa thuận chia sẻ quyền lực rốt cuộc cũng sẽ dẫn tới thống nhất theo đòi hỏi của Hà Nội.


Tuy nhiên, để thương lượng nghiêm túc diễn ra, chính phủ Ngô Đình Diệm lại phải nói chuyện với người Mỹ. Mà mọi nhượng bộ giữa miền Bắc và miền Nam cũng đi ngược lại quyền lợi của Mỹ trong vùng. Tôi không nghĩ rằng chính phủ Ngô Đình Diệm có thể tồn tại nếu quay lưng với Washington.


Mặc dù ông Ngô Đình Diệm muốn tạo dựng một quốc gia Nam Việt Nam tự chủ, chính phủ Sài Gòn phụ thuộc viện trợ của Mỹ về kinh tế. Không có viện trợ Mỹ, chính phủ Nam Việt Nam sẽ sụp đổ, hoặc ông Ngô Đình Diệm sẽ bị lật đổ bởi một nhóm sẵn sàng hơn làm việc với người Mỹ - đây là điều rốt cuộc đã xảy ra.


Tác giả Geoffrey C. Stewart hiện đang giảng dạy ở Đại học Western Ontario, Canada. BBC sẽ tiếp tục phỏng vấn một số chuyên gia nước ngoài đánh giá các khía cạnh của Chiến tranh Việt Nam. Quý vị đóng góp bài vở về chủ đề này, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 27322)
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 27138)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đã được Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification, Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas Health Science Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân của họ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đã chết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trong trại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (xin xác nhận).
17 Tháng Bảy 2015(Xem: 30807)
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 20719)
"Các thay đổi sẽ cho phép binh lính Nhật được tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai tới nay. Các dự luật sẽ vẫn cần được Thượng viện phê chuẩn, nhưng nhiều người trông đợi là rốt cuộc chúng sẽ được thông qua để trở thành luật."
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 22074)
Sáng 7/7/2015 đoàn biểu tình với cờ vàng, biểu ngữ loa phóng thanh cầm tay tập trung tại công viên La Fayette bên cạnh tòa Bạch Ốc hô to những khẩu hiệu đòi hỏi tự do - dân chủ - nhân quyền và yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu tôn giáo, dân chủ trong nước.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 27395)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lấy 2 câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để kết thúc bài diễn văn của ông: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh cuộc hội đàm lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng - phụ đề thêm mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn. Ảnh: Thủ bút câu thơ Kiều của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tư liệu của MTL - thân hữu báo Văn Hóa.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 21369)
Thông tín viên RFI tại Vienna Sami Boukhelifa tường thuật : « Chỉ 48 tiếng đồng hồ thôi, không hơn, để hoàn thành một sứ mạng gần như bất khả. Những lo ngại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đang hiện rõ.Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo là ''các cuộc thương lượng có thể kết thúc theo bất kỳ hướng nào''.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 23546)
"The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?"
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 27415)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lẩy 2 câu thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du kết thúc bài diễn văn: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh có một không hai trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng kèm theo mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 21142)
"Thủ Tướng Tony Abbott mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc rằng Australia lên án bất cứ hành động đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 23872)
"Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã kêu gọi bỏ phiếu "không đồng ý," phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, "Hôm nay chúng ta ăn mừng chiến thắng của dân chủ."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 22432)
Giới chức Mỹ nói Tổng thống Barack Obama sẽ có thông báo chính thức từ Nhà Trắng vào lúc 15:00 GMT (22:00 giờ Hà Nội) ngày 1/7. Hiện còn chưa rõ ngày tháng mở cơ quan ngoại giao ở hai nước, nhưng theo phóng viên BBC tại Cuba Will Grant thì có thể là giữa tháng Bảy.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 23606)
Nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN qua Mỹ, không nhiều thì ít, sự kiện này liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng và suy nghĩ của người Việt Nam hải ngoại đối với vận mệnh dân tộc quê hương. Báo Văn Hóa đưa ra một cuộc phỏng vấn ngắn (bằng điện thư) một câu hỏi chung, và mời một số nhân sĩ làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau chia sẽ suy nghĩ về sự kiện Nguyễn Phú Trọng. Tham gia "ý kiến" kỳ này gồm có các quý vị: Gs Lê Xuân Khoa từ California, Gs Nguyễn Ngọc Bích từ Washington DC.; Bác sĩ Đào Như từ Oak Park, Illinois, Kỹ sư Lý Thái Hùng từ Califorinia.
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21471)
"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một đạo luật cho phép sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này."
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21449)
"Trong ngôn từ Ả Rập nói riêng và Islam nói chung, “Iftar” là buổi ăn mà trong dân gian người Muslim nói tiếng Việt gọi nôm na là “buổi ăn sả chay” là buổi ăn cá nhân hoặc tập thể diễn ra vào buổi chiều khi mặt trời lặn."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21641)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Vienna vào tối 26/06/2015 để cùng với nhóm 5+1 và Iran thảo luận nước rút trong những ngày cuối tuần này để đạt được một thỏa thuận chung cuộc trước thời hạn chót là 30/06/2015."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21318)
"Nhiều nguồn thạo tin vào hôm 26/06 xác nhận rằng trong những tháng tới đây, Ấn Độ sẽ tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân song phương với các nước quan trọng trong vùng Châu Á, từ Úc, Nhật Bản, Indonesia cho đến Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và Singapore."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 22039)
"Buổi tiệc khoản đãi Iftar vừa qua là buổi khoản đãi thứ 7 cùa Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Vào thời các Tổng Thống Clinton, Bush tiền nhiệm, cũng đã tổ chức tiệc Iftar này tại Tòa Bạch Ốc."