Jean-Marie Le Pen từng khóc khi mất Điện Biên Phủ

23 Tháng Tư 20177:58 CH(Xem: 14091)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  APRIL  2017


Jean-Marie Le Pen từng khóc khi mất Điện Biên Phủ


Phạm Cao Phong Gửi tới BBC từ Paris


image065Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Bà Marine Le Pen là ứng viên tổng thống của phe thiên hữu Pháp


Marine Le Pen tóc vàng có thể là niềm hãnh diện của gia đình Le Pen vì vượt trội hơn cha, Jean-Marie Le Pen nhưng lại khiến nhiều người lo ngay ngáy, kể cả các nước láng giềng.


Vận mệnh Liên hiệp châu Âu cũng trở nên mờ nhạt, nếu bà Chủ tịch Mặt trận Quốc gia Pháp (FN) trở thành tổng thống.


Tranh cử tổng thống năm 2002, người cha Jean-Marie Le Pen đã làm sững sờ cả nước Pháp khi lọt vào vòng hai của cuộc đua vào điện Elysée với tỷ lệ 17,79% phiếu bầu.


Ứng viên cánh tả sáng giá Lionel Jospin thất cử khi tụt xuống vị trí thứ ba.


Cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam làm cả hai phái tả và hữu quên đi những cái kèn cựa lúc đó, để cùng hô hào dồn phiếu cho tổng thống vừa miễn nhiệm Jacques Chirac.


Kết cục, ông Chirac đăng quang thêm một nhiệm kỳ với số phiếu 'cao vô lý', như tỷ lệ thường dành cho các nhà độc tài: 82,2%.


Phe tả Pháp đến nay còn đau về vụ này mà họ gọi là là 'vụ Chichi', như gọi chó vì phải đi xuống đường đưa phiếu cho ứng cử viên đối nghịch.


Năm nay, ngược lại, nếu bà Marine Le Pen không vào qua vòng một mới là kinh ngạc.


Vì tâm lý dân Pháp đã thay đổi và nhiều khẩu hiệu thiên hữu nay trở nên bình thường ở chốn công khai.


Khóc vì thất thủ ở Điện Biên Phủ


image066

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Jean-Marie Le Pen (phải) trong một buổi lễ tại Frejus của cựu binh Pháp trở về từ Đông Dương


Năm 1953, với hai người bạn, Pierre Petit, và cựu thị trưởng thành phố Nice, Jacques Peyrat, Jean-Marie Le Pen tình nguyện vào lính dù sang Đông Dương chống lại 'Quỷ đỏ Việt minh'.


Hung hãn, liều lĩnh, ngay trong trận đầu tiên đụng độ tại Kiến An (Hải Phòng), khi đại úy chỉ huy hoảng loạn ra lệnh rút lui lúc đơn vị rơi vào trận địa phục kích của Việt Minh, Jean-Marie đã dí súng vào gáy cấp trên, dằn giọng 'ông lùi một bước, tôi bắn bể đầu'.


Khi được hỏi về việc này có thật hay không, cựu chủ tịch danh dự của Mặt trận Quốc gia Pháp đã không bác bỏ.


Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, Jean-Marie Le Pen đau buồn, khóc lóc vật vã.


Rút vào Sài Gòn để phụ trách trị sự tờ báo lính Caravelle, viên sĩ quan Lê dương cay đắng:


"Thời điểm này tôi hiểu phải làm điều gì khác, chứ không phải cầm súng và có lòng dũng cảm là đủ để giành chiến thắng trong chiến tranh."


Cuộc viễn chinh bảo vệ đế chế thực dân trên mảnh đất Đông Dương hằn trong tâm trí của Jean-Marie Le Pen và thất bại tiếp theo của Pháp tại Algerie là tiền đề cho ông Le Pen dấn thân vào chính trị.


Với một con mắt để lại tại chiến trường và lòng hận thù, như ông nói "nỗi nhục Đông Dương và vết bầm dập của cuộc chiến tranh Algérie đã đưa tôi đến quyết định dấn thân vào chính trị".


Người 'anh hùng chỉ có một ngươi thôi' đã tận dụng thói biếng nhác, thờ ơ, nông nổi chính trị của cử tri Pháp tập kích thành công vòng một năm 2002.


Giống y như người dân Anh vắng mặt ngày bỏ phiếu nói 'đi hay ở' với Liên hiệp châu Âu, để rồi buồn, rồi thẫn thờ.


Với người cha còn là một sự đột biến, một phút lơ đãng của những người vô trách nhiệm về quyền công dân, thì hiện tại Marine là lo thường trực của tất cả các chính trị gia.


image067

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Jean-Marie Le Pen đã nuối tiếc nước Pháp thực dân sau khi thua ở Điện Biên Phủ năm 1954


Các dự báo nói, nếu chọn cách phổ thông đầu phiếu chỉ có một vòng thì chắc chắn nước Pháp chia rẽ sẽ có một nữ tổng thống với tỷ lệ một trên ba cử tri (32%) ủng hộ Mặt trận Quốc gia của Marine Le Pen.


Họ dễ nghe lọt tai các lập luận đơn giản:


"Người nước ngoài cướp công ăn, việc làm của dân Pháp. Họ đến chỉ để lợi dụng, ăn bám trợ cấp xã hội, đẻ một đống con để 50 năm nữa nước Pháp trở thành một nước theo đạo Hồi..."


Điều đó lý giải vì sao 48% giai cấp công nhân, thợ thuyền bị mê hoặc bởi người phụ nữ 'một mình chống lại 10 người đàn ông'.


Nhìn trên bản đồ nước Pháp, nơi nào là những vùng trũng về kinh tế, giáo dục, nơi đó là mảnh đất của Mặt trận Quốc gia.


'Thoát khỏi EU'


Chúng ta sẽ đón tiếp nhưng là đón tiếp họ trong các trại định cưMarine Le Pen nói về dân nhập cư


Marine Le Pen lấy cụm từ 'nhân danh dân tộc' chống lại 'hệ thống toàn cầu hóa', lèo lái chủ nghĩa cực đoan bài ngoại kháng cự chính sách về nhập cư, về liên minh Châu Âu của các tổng thống tiền nhiệm.


Marine cho đăng những hình ảnh phản cảm về Nhà nước Hồi giáo tự xưng cắt đầu con tin và không ngần ngại gán cho nạn nhân chịu bạo hành của cảnh sát là kẻ 'bỉ ổi', phát ngôn gây sốc về việc tín đồ Hồi giáo 'lấn chiếm' hè phố làm nơi cầu nguyện.


Đảng Mặt trận Quốc gia tuyên truyền cho việc ra khỏi EU như lối thoát cho sự trì trệ kinh tế, mang lại sức mua cho người dân.


Hoặc nâng mức trần cho những người có kinh tế eo hẹp, người về hưu, hứa dành cho họ một khoản tiền thưởng với tiền thu được từ việc tăng thuế nhập khẩu.


Số tiền này khoảng 80 euro hàng tháng, cho bất cứ ai có lương dưới 1500 euro.


Marine Le Pen chủ trương từ bỏ đồng euro để quay lại với đơn vị tiền tệ cũ của Pháp là đồng franc.


Với nữ ứng cử viên tổng thống này, ra khỏi Eurozone như là liều thuốc diệu kỳ, đồng tiền Pháp sẽ được phá giá, là bàn đạp cho khu vực xuất khẩu. Paris lại có thể thanh toán nợ công cho nước ngoài bằng đồng franc phá giá.


Marine khai thác triệt để quan điểm bài ngoại:


  • Hứa hẹn trục xuất các phần tử cực đoan nước ngoài, phong tỏa visa dài hạn;
  • Xác minh người mang thị thực đó không 'cướp việc làm' của công dân Pháp;
  • Đánh thuế 10% đối với các hợp đồng lao động dành cho người nước ngoài;
  • Tái lập kiểm soát biên giới nước Pháp, huy động lực lượng quân trừ bị tuần tra biên giới.


'Nhân danh dân tộc' với cành hoa hồng xanh không gai, trộn màu xanh của cánh hữu và bông hồng của cánh tả, Marine Le Pen đang gửi đến các nhà chính trị truyền thống sự lộ tức giận của dân trước bệnh giỏi nói, lơ đãng ăn người, nói trước, quên sau.


Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai.


Nếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này.


Đừng nên nghĩ rằng câu 'Con hơn cha là nhà có phúc' đúng trong trường hợp này. Sự thù hận của người cha Jean-Marie Le Pen không phải là hạt mầm tươi tốt cho một thế giới còn nhiều oán thù./(teo BBC 21/4/17)


Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Cao Phong, nhà báo tự do tại Paris.

29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17751)
Hành động này của Bắc Kinh là một “cảnh báo gầm gừ” diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đồng ý bán tên lửa cho Việt Nam và triển khai nhiều hoạt động tuần tra mạnh mẽ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20263)
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 18/11 cho biết ông đã ra lệnh cho lực lượng hải quân đánh đắm các tàu nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải nước này để đánh cắp cá và các nguồn tài nguyên khác.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21334)
Tại Nghị viện Australia ngày 17/11, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc mưu tìm hòa bình chứ không phải xung đột và mong muốn giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển. Lời phát biểu của ông Tập được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama báo động về mối nguy xung đột ở Châu Á giữa bối cảnh các căng thẳng tranh chấp leo thang ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đều có liên quan đến chính sách bành trướng của Trung Quốc.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20770)
Một cử chỉ dường như rất lịch duyệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã khoác một chiếc áo choàng lên vai Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện trong một buổi xem trình diễn pháo hoa, đã bị báo chí phương Tây thi nhau chế nhạo. Họ gọi ông Putin là “Tổng tư lệnh Don Juan” của nước Nga, so sánh không hề giấu diếm ông Putin với nhân vật nổi tiếng vì tài quyến rũ phụ nữ.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19972)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức nghi thức trọng thể cấp nhà nước để chào đón chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng trong tháng 6/2013, ông đã cùng Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc gặp gỡ. Hai bên đã nhất trí rằng cùng nhau xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước lớn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20472)
Ông Tập nói rằng miễn là hai nước tập trung vào đại cục và có tầm nhìn dài hạn, tôn trọng lẫn nhau và tham vấn hữu nghị lẫn nhau thì mối quan hệ song phương sẽ được củng cố và tăng cường. Về phần mình, Chủ tịch Việt Nam nói Việt Nam sẵn sàng xử lý các tranh chấp với Trung Quốc ‘một cách đúng đắn’ để sao cho vấn đề này không ảnh hưởng đến quan hệ song phương, cũng theo Tân Hoa Xã.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21196)
Tuần dương hạm Moskva mang tên lửa dẫn đường của Nga sẽ tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật ở Biển Đông, trong một chuyến thăm được mô tả là hiếm hoi tới vùng biển này. Tuần dương hạm Moskva loại 11.500 tấn lớp Slava thuộc Hạm Đội Hắc Hải đã rời Singapore sau khi kết thúc các cuộc diễn tập. Tàu chiến này, dựa trên một thiết kế của những năm 1970, được đưa vào biên chế vào năm 1983, và thiết kế cho một thủy thủ đoàn lên tới gần 500 người. Tàu được lắp đặt tên lửa hành trình chống hạm P-500 (SS-N-12 Sandbox).
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22794)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CSViệt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22634)
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam…
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23025)
Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam. Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Người đứng đầu cơ quan này. được xem là “cánh tay phải của Thủ tướng”.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22489)
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21549)
Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến khác mà phía Mỹ quan tâm nhưng hiện nay vẫn còn trong tù, muốn được ‘thả vô điều kiện’, người nhà của ông nói với BBC Việt ngữ. Ông Quân bị kết án 30 tháng tù về tội ‘Trốn thuế’ và hiện đã thụ án hơn hai phần ba bản án. Cũng như các ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), ông Quân nằm trong danh sách các tù nhân chính trị mà chính quyền Hoa Kỳ quan tâm và yêu cầu Hà Nội thả.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 21643)
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?!
21 Tháng Mười 2014(Xem: 22225)
Thủ tướng Đức Angela Merkel: « Biển Đông: lợi ích chiến lược của Đức »; Ngoại trưởng Hillary Clinton: « Biển Đông: lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ »; Dương Khiết Trì: “Biển Nam Hải: lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Ảnh: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (hàng thứ hai, bên trái), Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ảnh chụp ngày 16/10/2014 với một số lãnh đạo tham gia Thượng đỉnh Á Âu tại Milano (Ý). Ở hàng trước, bên phải là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. REUTERS / Alessandro Garofalo.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 24975)
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu thăm Trung Quốc từ ngày 16 – 18/10/2014. Trong đoàn có 6 Trung tướng, 6 Thiếu tướng, 1 Đại tá, đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Không quân, Hải quân, Biên phòng, Thông tin và 2 Quân khu.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 23656)
Đội Đặc nhiệm 171 của Trung Quốc cập cảng căn cứ hải quân San Diego hôm 10/8, bắt đầu chuyến thăm dài 5 ngày, Xinhua cho hay. Đội Đặc nhiệm 171, gồm tàu khu trục Hải Khẩu, tàu khu trục tên lửa Nhạc Dương, tàu tiếp viện Thiên Đảo Hồ, cùng một trực thăng và hơn 700 binh sĩ. Hạm đội này vừa tham gia cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất thế giới RIMPAC ở Hawaii
14 Tháng Mười 2014(Xem: 23317)
Cảnh tượng hỗn loạn đã bùng nổ tại địa điểm chính của phong trào chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong hôm nay (13/10), sau khi hàng trăm người phản đối biểu tình cố gắng phá bỏ các hàng rào chướng ngại.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 22403)
Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy hôm thứ Năm 09/10 do chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình. Phóng viên Hồng Nga của BBC đang có mặt tại khu Admiralty nơi diễn ra biểu tình./
09 Tháng Mười 2014(Xem: 22662)
Ngày 7-10, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria đã tiến vào thị trấn Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đưa quân sang Syria chống IS. Theo AFP, Kobane hiện đang là chiến trường chính giữa các tay súng IS và các đối thủ, bao gồm Mỹ cùng các đồng minh phương Tây và Ả Rập. 2 lá cờ của IS đã được kéo lên ở phía đông thị trấn.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 23190)
Một số người biểu tình đốt cờ đỏ sao vàng và nón lá trong ngày thứ ba của đợt biểu tình phản đối Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần thứ ba quốc kỳ Việt Nam bị đốt ngay trước tòa nhà đại sứ quán Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu trừng phạt người làm việc này.