Biển Đông cạn kiệt cá?

28 Tháng Ba 20176:35 CH(Xem: 15033)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  29  MAR  2017


Biển Đông cạn kiệt cá?


Thuyền cá VN bị bắt ở Quần đảo Solomon


image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thuyền cá Việt Nam như thế này đã bị bắt ngoài Thái Bình Dương (ảnh minh họa)


Ba thuyền cá Việt Nam với 43 thuyền viên vừa bị bắt vì hoạt động trái phép ở Quần đảo Solomon trong khi số ngư dân Việt bị nước ngoài bắt gia tăng.


Radio New Zealand trong bản tin 28/3 cho hay các thuyền này bị phát hiện đang đánh bắt trái phép ở vùng biển thuộc tỉnh Rennell và Bellona của Quần đảo Solomon.


Thông cáo của cảnh sát nói trên ba thuyền có tổng cộng 43 thuyền viên, những người này bị bắt ở gần rạn san hô Indespensable, cách đảo Rennell 50 cây số về phía nam.


Cảnh sát đã tới nơi khi được người dân ở Makira thông báo.


Hai tàu tuần tra RSIPV Auki và RSIPV Lata đã được điều tới hiện trường, nhưng chỉ bắt giữ được ba thuyền cá trong khi chiếc thứ tư đã chạy thoát.


Hiện các thuyền viên Việt Nam đã được chở tới thủ phủ Quần đảo Solomon là Honiara để thẩm vấn và được tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được thông báo về việc này.


Báo chí địa phương cũng nói đã phát hiện nhiều thuyền cá của Việt Nam đánh bắt ngoài khơi tỉnh Temotu, một tỉnh khác của Quần đảo Solomon.


Đánh bắt xa bờ


Tình trạng ngư dân Việt Nam đi đánh bắt xa bờ đang gia tăng, chủ yếu vì nguồn cá trong vùng biển Việt Nam ngày càng ít ỏi.


Con số ngư dân bị bắt khi vào các vùng biển của nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng.


Thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam ở Indonesia cho hay chưa hết tháng 3/2017, theo con số thống kê chưa đầy đủ, tháng này đã có tới 350 ngư dân trên 30 tàu cá của Việt Nam bị Indonesia bắt.


Để so sánh, con số ngư dân Việt bị Indonesia bắt trong tháng 3/2017 tương đương con số cả năm 2014.


Sứ quán Việt Nam đã can thiệp đưa 250 ngư dân về nước trong tháng 3/2017.


Giới chuyên gia về an ninh hàng hải cho hay mới đây đã thấy thuyền cá Việt Nam, đôi khi có kiểm ngư đi kèm, đánh bắt gần bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Chưa thấy Trung Quốc, quốc gia đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 tới tháng 8 mỗi năm trong vùng Biển Đông mà họ nhận chủ quyền, phản ứng gì./ (theo BBC 28/3/17)


Ngư dân Lý Sơn thời biển chết


 image004


image006

Vào lúc 11g ngày 9-7, tại toạ độ 16,06 độ vĩ Bắc -113, 06 độ kinh Đông (cách đông Đông Nam Đà Nẵng khoảng 290 hải lý, cách đông Đông Bắc đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa khoảng 30 hải lý), tàu cá QNg 90479 TS của Quảng Ngãi cùng năm ngư dân bị 2 tàu "nước ngoài" đâm chìm.


image007

Thái Lan mới bắt giữ 7 tàu cá của Việt Nam cùng với 38 thuyền viên vì “đánh bắt cá trái phép tại Vịnh Thái Lan thuộc địa phận tỉnh Nakhon Si Thammarat”. Tất cả tàu thuyền và ngư dân Việt đã được đưa tới một căn cứ hải quân hôm nay rồi sau đó được trao cho cảnh sát để đối mặt với các hành động pháp lý.


Biển không còn cá, đó là thảm trạng chung của biển Việt Nam. Để đối phó, ngư dân Việt Nam nói riêng, đặc biệt ngư dân chuyên đánh bắt xa bờ của làng chài Lý Sơn ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, đã tìm cách sang các vùng biển khác để đánh bắt mặc dù họ vẫn biết đây là hành vi phạm pháp. Nhưng xăng dầu tăng giá, đánh bắt ở Hoàng Sa quá nguy hiểm vì hải cảnh Trung Quốc rượt đổi, đánh đập, nã súng. Họ buộc lòng phải làm liều để gỡ vốn. Một thảm trạng mới đang đến gần với ngư dân khi biển Việt Nam xuống cấp.


Đi và về, hai khái niệm giống như cặp phạm trù có tính sinh tử đối với ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, quanh năm bám thuyền, lênh đênh cùng sóng gió, cùng bạn chài và phải đối mặt với không biết bao nhiêu nguy hiểm từ thiên nhiên và con người. Nếu thiên nhiên khắc nghiệt bởi sóng gió thì con người lại khắc nghiệt bởi những biên giới mơ hồ. Hải cảnh Trung Quốc có thể rượt đuổi, đâm chìm tàu, bắt bớ, thậm chí xả súng vào các ngư dân Việt Nam. Ở một chừng mực nào đó, có thể nói rằng nước mắt và máu hòa lẫn chén cơm của ngư dân Việt.


Thuyền trưởng Đinh Văn La, ngư dân Quảng Ngãi, chia sẻ với VOA Việt ngữ: “Tụi tui làm ngư dân khó khăn quá! Mà dầu mỡ thì lên giá quá, nhưng nhà nước không còn ủng hộ nữa. Bắt buộc tụi tui qua vùng biển các nước nhưng họ ví dữ quá, ngư dân bây giờ khó làm quá tay. Mong nhà nước xem xét ủng hộ dầu mỡ lại chứ!”


Sau đợt nhiễm độc nặng ở bờ biển miền Trung Việt Nam, hầu hết các vùng biển cận kề miền Trung đều hiếm hải sản, số lượng và chất lượng cá xuống đến mức thấp nhất. Các loại cá gần bờ lại dạt ra khơi để tồn tại và các loại cá nước sâu đã kéo nhau sang vùng biển khác. Hầu hết các chuyến ra khơi của ngư dân Lý Sơn đều chỉ đủ bù vốn và trả tiền lãi ngân hàng. Hiện tại, các thuyền đánh bắt xa bờ ở Lý Sơn chỉ đánh quanh quẩn ở khu vực hoặc có nhiều gia đình chuyển sang làm dịch vụ du lịch để giữ an toàn tính mạng.


“Tụi tui qua bển thì người ta rượt đuổi hoài, mình phải tranh thủ thời gian tránh né để đánh bắt chứ, khó khăn mà, họ dí hoài,” thuyền trưởng Đinh Văn La nói.


Một thuyền trưởng khác tên Điệp ở Lý Sơn cho biết thêm: “Như mình qua biển Nhật Bản, Philippines thì họ có quyền họ bắt. Như mình đi nước mình đổ lại thì an toàn hết. Mình qua ranh giới của họ là họ bắt liền. Mình vi phạm ranh giới của họ thì lượng cá, lượng mực nó nhiều hơn bên mình. Đa số Việt Nam mình bên này ít quá, đi đánh bắt xa bờ thì không đủ số lượng. Nên mình đánh liều qua lãnh giới của họ để đánh bắt ít, nếu lọt thì mình có chút mà sống, mà sợ không lọt thì bị họ bắt, đôi khi liều mà sợ vậy đó. Lãnh hải của mình ít quá, không kiếm được đủ để chia 5 triệu hoặc mười triệu cho mỗi anh em.”


Khác với những chuyến đi trước đây, thường thì nhanh nhất là nửa tháng, dài hạn nhất là một tháng, vùng đánh bắt chủ yếu là biển Hoàng Sa. Hiện nay, mỗi chuyến đi của ngư dân kéo dài từ một tháng đến ba tháng, ngư dân Việt Nam phải sang vùng biển các nước khác để đánh bắt và đương nhiên là đánh bắt bất hợp pháp. Những chuyến đi dài phi pháp luôn tiềm ẩn nguy cơ bị bắt hoặc gặp cướp biển.


Những chuyến trở về với ít ỏi hải sản, những chuyến trở về không gỡ nổi vốn, mối nguy phá sản cận kề bởi nợ ngân hàng ngày càng chồng chất... Điều này khiến cho nhiều ngư dân bỏ nghề, bỏ biển vào bờ làm đủ các nghề, trong đó kinh doanh du lịch chiếm phần đông nhưng không hề biết gì về loại hình kinh doanh này nên bữa được bữa mất, lại quay ra biển. Và biển như một ẩn dụ chẳng bình yên đối với ngư dân Lý Sơn./ (theo VOA24/03/2017)
01 Tháng Ba 2017(Xem: 14183)
« Barack Obama giảm, Donald Trump tăng lên : Ngân sách quốc phòng sẽ được bổ sung 54 tỷ đô la, tức là tăng gần 10% so với mực hiện nay. Như vậy, nguyên thủ Hoa Kỳ muốn thực hiện lời hứa là bảo vệ các công dân Mỹ. Ông nói : Ngân sách này sẽ tập trung vào lĩnh vực công an và an ninh quốc gia. Chi ngân sách sẽ tăng ở mức kỷ lục trong lĩnh vực quốc phòng để tái xây dựng quân đội Hoa Kỳ vào một thời điểm mà nước Mỹ đang cần nhất.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 15785)
Trung tâm Đánh giá quốc phòng và dự toán Hoa Kỳ (CSBA) cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến.
26 Tháng Hai 2017(Xem: 16150)
Gọi họ là “địa chủ, tư sản” e rằng hơi “bất kính” vì theo lời một vị Thiếu tướng quân đội - ông Nguyễn Xuân Tỷ: “Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Một khi họ “kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa” mà gán cho họ thành phần “địa chủ, tư sản” là không “phải phép”. Thiếu tướng Tỷ đã không sai khi sử dụng cụm từ “Cán bộ” để gọi tầng lớp này, nguyên văn ý kiến của ông như sau: “Làm “Cán bộ” mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng, thậm chí cả ngàn tỷ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng…”.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 15240)
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 17/2 gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong cuộc tiếp xúc được coi là cấp cao nhất đầu tiên giữa phía Hà Nội và chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 13907)
Trong diễn văn của mình, Tổng thống Donald Trump đã gọi truyền thông là 'gian dối' và thường xuyên nhắc lại rằng một số hãng thông tấn 'không muốn đưa sự thật' mà chỉ bịa chuyện về mình.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14066)
Giải pháp « hai nhà nước » không còn là một đòi hỏi nữa, như lời phát biểu của tổng thống Donald Trump : « Tôi nghĩ đến hai nhà nước hay một nhà nước… và tôi thích giải pháp mà hai bên sẽ lựa chọn… Tôi sẽ hài lòng với quyết định mà hai bên thỏa mãn… ».
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14554)
Hôm 15/02/2017, trong chuyến thăm đầu tiên tới Bruxelles và tham dự cuộc họp với các bộ trưởng Quốc Phòng của các nước thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã trấn an các nước đồng minh là Hoa Kỳ vẫn ở lại NATO, nhưng ông Mattis cũng cứng rắn yêu cầu các nước tăng chi phí quân sự.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 14385)
Vẫn theo nguồn tin này, có sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ trắng cùng với sự ‘lên ngôi’ của một vị Tổng thống có các chính sách phản ánh giá trị của những người Mỹ trắng theo chủ nghĩa dân tộc.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 15160)
Đại diện tỉnh Móng Cái trong một cuộc phỏng vấn với BBC bác bỏ đã có việc đánh công dân Trung Quốc và chỉ nói đã xảy ra giằng co. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 15/2 nói với báo giới rằng họ đang "làm rõ vụ việc và sẽ giải quyết theo đúng bản chất sự việc".
13 Tháng Hai 2017(Xem: 14697)
Hai nhà lãnh đạo đã bắt tay nhau nhiều lần. Cái bắt tay kéo dài 19 giây trong phòng Bầu Dục và Trump vỗ nhẹ vào lưng ông Abe hiển thị một mối quan hệ cá nhân ấm áp đã bắt đầu nảy nở, kể từ khi ông Shinzo Abe là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới thăm khi Trump đắc cử.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 14738)
Trong cuộc họp báo với Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định thêm: "Thời kỳ Anh - Mỹ can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền với ý đồ bắt cả thế giới phải theo mô hình của mình đã qua rồi". Hiển nhiên những phát biểu này của nguyên thủ Anh - Mỹ đã khiến Trung Nam Hải yên tâm hơn, tạm thời có thể kê cao gối nằm.
07 Tháng Hai 2017(Xem: 14454)
Chào đón xuân Đinh Dậu, Lee's Sandwiches, Chân thành cảm tạ và kính chúc Quý khách hàng, Quý đồng hương, thân hữu, cùng toàn thể nhân viên một năm mới Hạnh Phúc - Bình An / An Khang Thịnh Vượng.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14790)
- Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nêu quan tâm về các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, nói rằng Australia sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực. - “Chúng tôi coi Hoa Kỳ là cường quốc thiết yếu trong khu vực Nam Á-Thái Bình Dương. Đa số các nước trong vùng đều muốn người Mỹ tăng cường vai trò lãnh đạo, chứ không giảm nhẹ vai trò này, tất cả các nước đều không muốn các thế lực khác ngoài Hoa Kỳ, có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực”.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14212)
Quân thánh chiến Hồi Giáo Syria đang bị tấn công từ tứ phía. Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Paul Khalife gửi về bài tường trình :
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14769)
“Tôi muốn rằng sẽ không một ai có thể hiểu lầm là trong giai đoạn chuyển tiếp ở Washington, chúng tôi mạnh mẽ đứng bên cạnh, 100% sát cánh với ông và với nhân dân Nhật Bản, thưa ông Thủ tướng.”
05 Tháng Hai 2017(Xem: 15169)
Hôm 03/02/2017, trong một cuộc họp báo bên lề cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của Liên Hiệp Châu Âu, ông Joseph Muscat, thủ tướng Malta, thông báo châu Âu đã thông qua hàng loạt biện pháp để chặn dòng người tị nạn từ Libya vượt biển trái phép sang châu Âu, chủ yếu là qua Ý.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 14784)
“Nước Mỹ sẽ không bao giờ ngơi nghỉ cho đến khi nào tất cả trẻ em thuộc mọi màu da đều được có cơ hội để thực hiện Giấc mơ Mỹ”