Biển Đông cạn kiệt cá?

28 Tháng Ba 20176:35 CH(Xem: 15034)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  29  MAR  2017


Biển Đông cạn kiệt cá?


Thuyền cá VN bị bắt ở Quần đảo Solomon


image005

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Thuyền cá Việt Nam như thế này đã bị bắt ngoài Thái Bình Dương (ảnh minh họa)


Ba thuyền cá Việt Nam với 43 thuyền viên vừa bị bắt vì hoạt động trái phép ở Quần đảo Solomon trong khi số ngư dân Việt bị nước ngoài bắt gia tăng.


Radio New Zealand trong bản tin 28/3 cho hay các thuyền này bị phát hiện đang đánh bắt trái phép ở vùng biển thuộc tỉnh Rennell và Bellona của Quần đảo Solomon.


Thông cáo của cảnh sát nói trên ba thuyền có tổng cộng 43 thuyền viên, những người này bị bắt ở gần rạn san hô Indespensable, cách đảo Rennell 50 cây số về phía nam.


Cảnh sát đã tới nơi khi được người dân ở Makira thông báo.


Hai tàu tuần tra RSIPV Auki và RSIPV Lata đã được điều tới hiện trường, nhưng chỉ bắt giữ được ba thuyền cá trong khi chiếc thứ tư đã chạy thoát.


Hiện các thuyền viên Việt Nam đã được chở tới thủ phủ Quần đảo Solomon là Honiara để thẩm vấn và được tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được thông báo về việc này.


Báo chí địa phương cũng nói đã phát hiện nhiều thuyền cá của Việt Nam đánh bắt ngoài khơi tỉnh Temotu, một tỉnh khác của Quần đảo Solomon.


Đánh bắt xa bờ


Tình trạng ngư dân Việt Nam đi đánh bắt xa bờ đang gia tăng, chủ yếu vì nguồn cá trong vùng biển Việt Nam ngày càng ít ỏi.


Con số ngư dân bị bắt khi vào các vùng biển của nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng.


Thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam ở Indonesia cho hay chưa hết tháng 3/2017, theo con số thống kê chưa đầy đủ, tháng này đã có tới 350 ngư dân trên 30 tàu cá của Việt Nam bị Indonesia bắt.


Để so sánh, con số ngư dân Việt bị Indonesia bắt trong tháng 3/2017 tương đương con số cả năm 2014.


Sứ quán Việt Nam đã can thiệp đưa 250 ngư dân về nước trong tháng 3/2017.


Giới chuyên gia về an ninh hàng hải cho hay mới đây đã thấy thuyền cá Việt Nam, đôi khi có kiểm ngư đi kèm, đánh bắt gần bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Chưa thấy Trung Quốc, quốc gia đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt từ tháng 5 tới tháng 8 mỗi năm trong vùng Biển Đông mà họ nhận chủ quyền, phản ứng gì./ (theo BBC 28/3/17)


Ngư dân Lý Sơn thời biển chết


 image004


image006

Vào lúc 11g ngày 9-7, tại toạ độ 16,06 độ vĩ Bắc -113, 06 độ kinh Đông (cách đông Đông Nam Đà Nẵng khoảng 290 hải lý, cách đông Đông Bắc đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa khoảng 30 hải lý), tàu cá QNg 90479 TS của Quảng Ngãi cùng năm ngư dân bị 2 tàu "nước ngoài" đâm chìm.


image007

Thái Lan mới bắt giữ 7 tàu cá của Việt Nam cùng với 38 thuyền viên vì “đánh bắt cá trái phép tại Vịnh Thái Lan thuộc địa phận tỉnh Nakhon Si Thammarat”. Tất cả tàu thuyền và ngư dân Việt đã được đưa tới một căn cứ hải quân hôm nay rồi sau đó được trao cho cảnh sát để đối mặt với các hành động pháp lý.


Biển không còn cá, đó là thảm trạng chung của biển Việt Nam. Để đối phó, ngư dân Việt Nam nói riêng, đặc biệt ngư dân chuyên đánh bắt xa bờ của làng chài Lý Sơn ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, đã tìm cách sang các vùng biển khác để đánh bắt mặc dù họ vẫn biết đây là hành vi phạm pháp. Nhưng xăng dầu tăng giá, đánh bắt ở Hoàng Sa quá nguy hiểm vì hải cảnh Trung Quốc rượt đổi, đánh đập, nã súng. Họ buộc lòng phải làm liều để gỡ vốn. Một thảm trạng mới đang đến gần với ngư dân khi biển Việt Nam xuống cấp.


Đi và về, hai khái niệm giống như cặp phạm trù có tính sinh tử đối với ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, quanh năm bám thuyền, lênh đênh cùng sóng gió, cùng bạn chài và phải đối mặt với không biết bao nhiêu nguy hiểm từ thiên nhiên và con người. Nếu thiên nhiên khắc nghiệt bởi sóng gió thì con người lại khắc nghiệt bởi những biên giới mơ hồ. Hải cảnh Trung Quốc có thể rượt đuổi, đâm chìm tàu, bắt bớ, thậm chí xả súng vào các ngư dân Việt Nam. Ở một chừng mực nào đó, có thể nói rằng nước mắt và máu hòa lẫn chén cơm của ngư dân Việt.


Thuyền trưởng Đinh Văn La, ngư dân Quảng Ngãi, chia sẻ với VOA Việt ngữ: “Tụi tui làm ngư dân khó khăn quá! Mà dầu mỡ thì lên giá quá, nhưng nhà nước không còn ủng hộ nữa. Bắt buộc tụi tui qua vùng biển các nước nhưng họ ví dữ quá, ngư dân bây giờ khó làm quá tay. Mong nhà nước xem xét ủng hộ dầu mỡ lại chứ!”


Sau đợt nhiễm độc nặng ở bờ biển miền Trung Việt Nam, hầu hết các vùng biển cận kề miền Trung đều hiếm hải sản, số lượng và chất lượng cá xuống đến mức thấp nhất. Các loại cá gần bờ lại dạt ra khơi để tồn tại và các loại cá nước sâu đã kéo nhau sang vùng biển khác. Hầu hết các chuyến ra khơi của ngư dân Lý Sơn đều chỉ đủ bù vốn và trả tiền lãi ngân hàng. Hiện tại, các thuyền đánh bắt xa bờ ở Lý Sơn chỉ đánh quanh quẩn ở khu vực hoặc có nhiều gia đình chuyển sang làm dịch vụ du lịch để giữ an toàn tính mạng.


“Tụi tui qua bển thì người ta rượt đuổi hoài, mình phải tranh thủ thời gian tránh né để đánh bắt chứ, khó khăn mà, họ dí hoài,” thuyền trưởng Đinh Văn La nói.


Một thuyền trưởng khác tên Điệp ở Lý Sơn cho biết thêm: “Như mình qua biển Nhật Bản, Philippines thì họ có quyền họ bắt. Như mình đi nước mình đổ lại thì an toàn hết. Mình qua ranh giới của họ là họ bắt liền. Mình vi phạm ranh giới của họ thì lượng cá, lượng mực nó nhiều hơn bên mình. Đa số Việt Nam mình bên này ít quá, đi đánh bắt xa bờ thì không đủ số lượng. Nên mình đánh liều qua lãnh giới của họ để đánh bắt ít, nếu lọt thì mình có chút mà sống, mà sợ không lọt thì bị họ bắt, đôi khi liều mà sợ vậy đó. Lãnh hải của mình ít quá, không kiếm được đủ để chia 5 triệu hoặc mười triệu cho mỗi anh em.”


Khác với những chuyến đi trước đây, thường thì nhanh nhất là nửa tháng, dài hạn nhất là một tháng, vùng đánh bắt chủ yếu là biển Hoàng Sa. Hiện nay, mỗi chuyến đi của ngư dân kéo dài từ một tháng đến ba tháng, ngư dân Việt Nam phải sang vùng biển các nước khác để đánh bắt và đương nhiên là đánh bắt bất hợp pháp. Những chuyến đi dài phi pháp luôn tiềm ẩn nguy cơ bị bắt hoặc gặp cướp biển.


Những chuyến trở về với ít ỏi hải sản, những chuyến trở về không gỡ nổi vốn, mối nguy phá sản cận kề bởi nợ ngân hàng ngày càng chồng chất... Điều này khiến cho nhiều ngư dân bỏ nghề, bỏ biển vào bờ làm đủ các nghề, trong đó kinh doanh du lịch chiếm phần đông nhưng không hề biết gì về loại hình kinh doanh này nên bữa được bữa mất, lại quay ra biển. Và biển như một ẩn dụ chẳng bình yên đối với ngư dân Lý Sơn./ (theo VOA24/03/2017)
29 Tháng Sáu 2017(Xem: 12951)
Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân, ngày hôm nay, 29/06/2017, đã tới đặc khu hành chính Hồng Kông, để dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày nhượng địa này được trao trả cho Trung Quốc và lễ nhậm chức lãnh đạo đặc khu hành chính của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).
29 Tháng Sáu 2017(Xem: 12600)
Tối qua, 28/06/2017, tân tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã tới Washington và ông hội đàm với nguyên thủ Mỹ Donald Trump, ngày hôm nay. Đây là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của tổng thống Hàn Quốc kể từ khi ông nhậm chức.
18 Tháng Sáu 2017(Xem: 19198)
Cuộc triển lãm vũ khí gần Tokyo, do các bộ Quốc Phòng, Ngoại Giao và Công Nghiệp Nhật bảo trợ, sẽ là dịp để các nhà sản xuất Nhật « chào hàng » với các đối tác Đông Nam Á. Nhưng họ sẽ phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, nhất là vì Trung Quốc bán vũ khí giá rẻ hơn cho các nước Đông Nam Á.
13 Tháng Sáu 2017(Xem: 14138)
Từ nay, mỗi khi sang Liên Hiệp Châu Âu, người dân Ukraina không cần phải qua một đại sứ quán. Tính từ 12 giờ đêm 11/06/2017, Bruxelles chính thức hủy bỏ chế độ visa nhập cảnh Schengen cho Ukraina.
06 Tháng Sáu 2017(Xem: 12422)
Theo thủ tướng Úc Malcolm Turbull và các nhà điều tra tại bang Victoria, vụ bắt giữ con tin tại Melbourne hôm Thứ Hai, 05/06/2017 là một vụ" tấn công khủng bố"
06 Tháng Sáu 2017(Xem: 13961)
Đăng một loạt tin trên Twitter, ông Trump dường như ủng hộ việc cô lập Qatar. Ông Trump viết trên Twitter rằng ông "vui mừng" khi chuyến thăm Ả Rập Saudi gần đây "đang có kết quả". "Họ nói sẽ cứng rắn với việc cấp tiền cho cực đoan, và tất cả đều chỉ vào Qatar. Có lẽ đây sẽ bắt đầu để chấm dứt khủng bố."
06 Tháng Sáu 2017(Xem: 13318)
Dù mới nhậm chức không được bao lâu, tân bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, giờ gọi là bộ Quân Lực, bà Sylvie Goulard, đã đến ngay Singapore để tham dự Đối Thoại Shangri-La (02-04/06/2017). Tại đấy, cùng với nữ đồng nhiệm Nhật Bản Tomomi Inada, bộ trưởng Pháp đã không ngần ngại cổ vũ cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, và thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên.
06 Tháng Sáu 2017(Xem: 13317)
Ngày 06/06/2017, đại diện cho bang California, thống đốc Jerry Brown ký kết với Trung Quốc một thỏa thuận về hợp tác phát triển năng lượng sạch trong khuôn khổ chuyến công du Trung Quốc một tuần nhằm đẩy mạnh các hợp tác với Trung Quốc, sau khi chính quyền Donald Trump tuyên bố rời bỏ hiệp định khí hậu Paris.
01 Tháng Sáu 2017(Xem: 15067)
Tuần duyên Mỹ đã bàn giao tàu tuần duyên trọng tải cao cho Cảnh sát biển Việt Nam tại buổi lễ ở Honolulu vào sáng ngày 25/5/17.