Cú "hắt hơi" của Trump bao trùm thế giới đông tây

18 Tháng Mười Hai 201610:16 CH(Xem: 16676)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  19   DEC  2016


image011

Lý Kiến Trúc


Kỳ 4 & 5 hết


Cú "hắt hơi" của Trump bao trùm thế giới đông tây


image012


Đối với Trump, trước hết và trên hết là Mỹ.


Trump không hắt hơi một lần, nhiều lần. Bộ tham mưu của Trump nói rằng những phát biểu của ông đều được chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng trước, tức là từ khi bước vào cuộc vận động ứng cử tổng  thống Hoa Kỳ.


Thế mới biết người Mỹ nhìn xa nhìn trước cả chục năm, trăm năm, nhìn chính xác chứ không viển vông.


Tổng thống Obama nói ông Trump là người thực dụng. Đúng! Trump là một nhà kinh doanh có tài và thành công lớn.


Bản chất của nhà kinh doanh là cạnh tranh sản phẩm - thương lượng - thu hút khách hàng. Nói nôm na là làm đủ mọi cách để có lời, để phát triển cơ sở, và quan trọng nhất: biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai để cạnh tranh sản phẩm - thương lượng - thu hút khách hàng.


Từ Trump tới Putin


Putin là đối tượng của Trump, nhưng Putin không phải đối thủ để đối đầu ngay lúc này. Cần thương lượng với Putin để nói chuyện với Trung Đông và Châu âu. Trump xoa dịu tự ái Putin bằng cách hiếm thấy Trum đề cập tới vụ Crimea; tảng lờ cho không quân Putin là mưa làm gió ở Trung Đông, chiến lược sử dụng "di dân" của Putin khiến Châu âu chới với. Việc Trump bổ nhiệm Rex Tillerson trùm ExxonMobil làm ngoại trưởng Mỹ vốn là "bạn" với Putin cho thấy cách "dụng nhân như dụng mộc" về chính sách ngoại giao của Trump đối với Nga.


Rồi đây Mỹ - Nga "thương lượng" sẽ trở thành hai cường quốc kinh tế và quân sự ở Châu âu. Mỹ - Nga sẽ là hai ông chủ lớn ở Tây thế giới. Thế còn Đông thế giới? Ông Tầu đang là ông trùm ở Châu á.


Từ Trump tới Thái Anh Văn


Đối thủ số một của Trump ở Đông thế giới là Trung Quốc. Ngược lại, Trump là kẻ cực kỳ nguy hiểm đối với Trung Nam Hải. (Chớ thấy Trump ra mặt chống Tầu mà Ta vội mừng!)


Trump nói thẳng: "Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi".


Ông Trump quên điểm quan trọng: sản phẩm Made in China từ thượng vàng hạ cám đang tràn ngập thị trường Mỹ hàng chục năm nay. Người Mỹ (giới trung lưu và lợi tức thấp bị móc túi hàng tỉ đô la qua các sản phẩm "dỏm"; ông Trump cứ thử cho nhân viên đi thống kê đồ dùng trong nhà của một gia đình trung lưu - lợi tức thấp xem có bao nhiêu đồ Made in China).

Nói đi đôi với Làm; chiến thuật của Trump sử dụng ở Đông thế giới ra sao?


Đài Loan là mục tiêu đầu tiên của Trump khi nhắm vào Châu á. Cú điện đàm bất ngờ đầu tiên của Trump với tổng thống Thái Anh Văn làm Trung Nam Hải choáng váng. Trump tuyên bố sẽ "xét lại" thuyết "một Trung Hoa". Trump biện luận: thật là vô lý khi Mỹ bán cho Đài Loan hàng chục tỉ đô la vũ khí tại sao lại không nói chuyện với khách hàng thơm tho của mình!


Rồi đây, Mỹ sẽ tiếp tục mời chào vị khách hào phóng Đài Loan; tất nhiên ngược lại, Mỹ cũng sẽ bơm cho Đài Loan trở nên một quốc gia độc lập thay vì ngậm ngùi "tự trị" mấy chục năm nay. Đài Loan sẽ trở thành cường quốc cạnh tranh sản phẩm kinh tế. Sản phẩm của Đài Loan vốn tốt xưa nay (có thể tốt nhất so với sản phẩm của Asean). Made in Taiwan sẽ đè bẹp Made in China.


Thương lượng với Đài Loan sẽ nâng cao vị trí Đài Loan trên trường quốc tế. Tiếp tục bán vũ khí tối tân và huấn luyện chuyên viên Đài Loan để trở thành một "chiến Mã" trong bàn cờ biển nam Trung Hoa, bởi Đài Loan là một trong 5 nước tranh chấp và có "tài sản" là đảo Ba Bình ở trung tâm quần đảo Trường Sa, tức là giữa biển nam Trung Hoa.


Trump nói thẳng: «Trung Quốc có hỏi ý chúng ta nếu đánh sụt giá đồng tiền của họ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh nổi), làm sản phẩm của chúng ta khó vào được thị trường nước họ (Hoa Kỳ không đánh thuế họ) ; hoặc xây dựng một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa biển nam Trung Hoa thì có được hay không? Tôi không nghĩ thế! »


Đánh hơi thấy chiến thuật và ý đồ chiến lược của Trump về "một phức hợp quân sự quy mô ngay giữa biển nam Trung Hoa thì có được hay không?", Thái Anh Văn tung chiến hạm, không quân ra tập trận quanh đảo Ba Bình. CSIS tung ra ngay không ảnh các căn cứ phức hợp quân sự của Trung Nam Hải ở các đảo nhân tạo.  


Bước đầu, chiến thuật "dụng quân Đài Loan như dụng mộc" của Trump để đối phó với Trung Nam Hải đã "ép phê". Bồi thêm một cú: Tướng tư lệnh Harris đáp lời tướng tư lệnh Ngô Thắng Lợi: Mỹ sẵn sàng đáp trả.


Trung Nam Hải cũng không vừa, huy động phi đoàn chiến đấu cơ, oanh tạc cơ bay áp sát vùng phòng không Đài Loan vượt ra Tây Thái bình dương tập trận.


Từ Trump tới Duterte


Philippines là mục tiêu thứ hai của Trump khi nhắm vào Châu á. Cung cách của Duterte là tay anh chị trong làng chính trị, có vẻ hơi "khó chơi". Tuy nhiên, Duterte không phải là đối thủ cạnh tranh với Trump, cũng chưa cần thương lượng lắm, nhưng cần thu hút khách hàng. Khách hàng Philippines cũng là một "chiến Xa" nếu biết lái nó, cứ để nó tự lái đến Bắc Kinh xem sao.


Trump sẽ duy trì 5 căn cứ quân sự Mỹ ở vành đai "maginot Philippines" ở Tây Thái bình dương. Chính sách- chiến lược "xoay trục" của Mỹ về Châu á Thái bình dương vẫn tiếp tục chuyển động, có khác là chiến thuật. Nên nhớ vành đai "maginot Philippines" hướng về cả Tây lẫn Đông biển Philippines, xin nhắc lại, hải chiến thư hùng giữa Mỹ và Nhật thời Đệ nhị thế chiến, các trận cuối cùng diễn ra ở Đông Philippines.


Đặc biệt, eo biển Cao Hùng Đài Loan - Luzon là tọa độ chốt đường chiến hạm, tầu ngầm Trung Nam Hải xuất phát từ căn cứ Phú Lâm và Hải Nam.      


(Xem thêm phần viết về Duterte ờ Kỳ 3)


Từ Trump tới Nguyễn Xuân Phúc


Việt Nam là mục tiêu thứ ba của Trump khi nhắm vào Châu á.


Nhẽ ra điện đàm của ông Trump gọi về Việt Nam phải nói chuyện với ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; không biết ông Trump muốn nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phúc hay ông tổng Trọng "bàn giao" ông Phúc nói chuyện với Trump? Ai biết chuyện này xin "phỏng vấn" ông Phạm Minh Chính "đặc phái viên thứ hai" mới đi Bắc Kinh yết kiến Lưu Vân Sơn.


Việt Nam đối với ông Trump có nằm trên danh sách cạnh tranh sản phẩm - thương lượng - thu hút khách hàng không? Không!


Nhưng Việt Nam ỷ vào có bờ biển dài liền lạc nhìn ra biển Đông, có cảng Cam Ranh là "nhà khách" tốt cho chiến hạm dừng chân, có tài sản khá nhiều ở biển nam Trung Hoa, có cái đuôi vung vẩy tận vịnh Thái Lan.


Nhưng Việt Nam tỏ ra "ương ngạnh", nôm na là không "khuất phục" trước Mỹ.


Lưỡng viện Mỹ bèn bồi cho một quả: thông qua hai dự luật tôn giáo và nhân quyền. TPP đã chìm xuồng rồi. Viễn ảnh CPC coi bộ khá gần gũi. 


Ông Phúc nói những gì với ông Trump? Có trời mà biết. Chỉ biết CSIS lại "tố" những bức không ảnh Việt Nam đang ra sức bồi đắp bãi chìm Đá Lát và kéo dài đường băng đảo Trường Sa Lớn. Thủ thân thủ thế, "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ" là biện pháp tối ưu cho Việt Nam.


Một số giới quan sát chính trị cho rằng Việt Nam bồi đắp đảo, bãi, chuyển vận vũ khí ra đảo là để chuẩn bị đối đầu với dã tâm xâm lược của Trung Nam Hải, theo ý người viết: Lầm!(lkt)./ 


image014


Trận liệt Đông Nam Á. VĂN HÓA MAP

05 Tháng Mười 2014(Xem: 21072)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20168)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20412)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22279)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21293)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23582)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21470)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21318)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21276)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26177)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26479)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22526)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22365)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26657)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32276)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20888)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23460)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23277)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27479)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21572)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.