Thành ủy Sàigon "phục sinh" tư tưởng Nam kỳ tự trị Trần Văn Giàu? / Nguyên TT Dũng sẽ đi "diễn thuyết?

25 Tháng Chín 20166:32 CH(Xem: 21086)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  28  SEP 2016


Thành ủy Sàigon "phục sinh" tư tưởng Nam kỳ tự trị Trần Văn Giàu? / Nguyên TT Dũng sẽ đi "diễn thuyết?


VĂN HÓA Tổng hợp


image017

* Nguyên TT Dũng sẽ đi "diễn thuyết" chứ không làm "giảng viên".  Ông Dũng sẽ "diễn thuyết" về Trần Văn Giàu ở Nam kỳ Lục tỉnh?
* Phó bí thư, Chủ tịch Tp. Sàigon tổ chức "dấu ấn" Trần văn Giàu.


- TT: Trần Văn Giàu thử thách khắc nghiệt. - Dấu ấn Trần Văn Giàu gắn bó với lịch sử cách mạng Sài Gòn.
- VH: Có hay không Trần Văn Giàu và chủ thuyết "Nam kỳ tự trị " trong Liên bang Đông Dương? - Trần Văn Giàu "không khâm tuân" Bắc bộ phủ. - Khi nào Việt Nam trở thành liên bang?
-  Trích đoạn Hồi ký Trần Văn Giàu (1940-1945).
- Cờ Vàng Sao đỏ Thanh niên tiền phong.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


GS Trần Văn Giàu: Thử thách khắc nghiệt rèn luyện nhân cách lớn


16/09/2016  


TTO - 130 tác giả gửi tham luận tham gia hội thảo “Đồng chí Trần Văn Giàu - Nhà cách mạng, nhà giáo, nhà khoa học - Dấu ấn một nhân cách” do Thành ủy TP.HCM tổ chức sáng 15-9 đều gọi “thầy” với GS Trần Văn Giàu.

image018

Cuốn sách Trần Văn Giàu - dấu ấn trăm năm của nhiều tác giả, do NXB Trẻ tái bản lần thứ ba được giới thiệu tại hội thảo - Ảnh: TỰ TRUNG


Thời cuộc đã đưa đẩy nhà cách mạng lẫy lừng, đầy khí phách và bản lĩnh Trần Văn Giàu trở thành một thầy giáo, một nhà nghiên cứu khoa học uyên bác và nghiêm cẩn.


Chính trong thử thách ấy, nhân cách của ông đã cao vượt lên, để lại cho những thế hệ đi sau sự ngưỡng phục không chỉ với những thành quả ông đạt được, mà với tâm thế bình thản khi ông bước qua khúc quanh cuộc đời, lòng trung thành với lý tưởng, với đất nước.


Khúc quanh ấy của cuộc đời ông đã không còn là một bí mật lặng lẽ nữa trong cuộc tọa đàm này.


Bước ngoặt gian truân


Tại hội thảo, lần đầu tiên TS Lưu Trần Luân - ủy viên hội đồng biên tập NXB Chính Trị Quốc Gia - công bố nội dung Trần Văn Giàu đã kiểm thảo trong cuộc chỉnh huấn năm 1952: “Những khuyết điểm trên cương vị bí thư Xứ ủy và chủ tịch Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng chiến đầu tiên của Nam bộ: không thống nhất được nội bộ; lợi dụng công khai lập Thanh niên tiền phong; liên lạc đầu cơ và vô nguyên tắc với bọn thân Nhật, bọn Pháp để nó lợi dụng; ra khẩu hiệu “Đánh đổ đế quốc Nhật, bài trừ phản động Pháp. Đông Dương độc lập muôn năm” trái với khẩu hiệu “Đánh Pháp đuổi Nhật” của trung ương; không chủ trương phát động chiến tranh du kích...”.


Bước ngoặt gian truân trong sự nghiệp và những oan khiên của cuộc đời GS Trần Văn Giàu chính ở chỗ này.


TS Lưu Trần Luân phát biểu: “Sau 70 năm nhìn lại, về mặt khoa học, chúng ta cần đánh giá một cách khách quan, công bằng, công tâm vị trí, vai trò của Trần Văn Giàu với tiến trình cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn và toàn Nam bộ”.


Và những trang sử máu và hoa của miền Nam đã rõ: vai trò mang tính quyết định của Trần Văn Giàu ở hội nghị Chợ Đệm tổ chức khởi nghĩa Tháng Tám 1945, hội nghị Cây Mai quyết định Nam bộ kháng chiến 23-9-1945 là không có gì để bàn cãi.


Đồng ý với ông Luân, TS Hồ Sơn Diệp, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, còn quan tâm đến một sự kiện cũ hơn nhưng thể hiện rõ tính cách Trần Văn Giàu: “Năm 1934, ông tiến hành cải tổ hệ thống tổ chức Đảng, giải thể Xứ ủy Nam kỳ, thành lập Đảng ủy liên địa phương Nam Đông Dương bao gồm miền Đông Nam kỳ, miền Tây Nam kỳ, miền Trung Trung kỳ và Campuchia nhằm tập hợp lực lượng cách mạng đủ mạnh để đối trọng với Chính phủ Pháp ở Nam kỳ. Tuy nhiên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Macau ra quyết định giải thể Đảng ủy liên địa phương Nam Đông Dương và tái lập Xứ ủy Nam kỳ, không có tên ông”.


Trần Văn Giàu chấp hành không thắc mắc.


Ông Diệp nhận xét: “Quyết định thành lập Đảng ủy liên địa phương Nam Đông Dương của Trần Văn Giàu năm 1934 có hợp lý không, đúng hay sai, lịch sử sẽ phán xét. Ở góc độ cá nhân, một cán bộ lãnh đạo Đảng cần có những quyết định táo bạo như ông, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đó chính là cốt cách của một lãnh tụ cách mạng chân chính”.


Tin vào cái sáng suốt của người đời


PGS.TS Võ Văn Sen nhắc lại lời tâm sự mà GS Trần Văn Giàu đã nói với học trò: “Tôi tin vào cái sáng suốt của người đời. Sóng gió chỉ là phơn phớt trên mặt thôi, người đời bao giờ cũng đánh giá đúng. Nếu bản thân, bằng thực tiễn tỏ ra không có năng lực, không ý chí thì sóng gió vùi dập chẳng trách ai được. Phải có chí, có lòng tin, bồi dưỡng mãi năng lực của mình thì người ta sẽ đánh giá mình bằng hoạt động, bằng những công trình, bằng nhân cách của mình”.


Và sau vài năm tiếp tục hoạt động ở Thái Lan, Campuchia với nhiệm vụ lập căn cứ hậu cần mua sắm vũ khí tiếp tế cho chiến trường Nam bộ, từ năm 1949 sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học của ông chính thức bắt đầu.


Ông đã nói về bước ngoặt này của mình: “Tôi cũng dự liệu là bước chuyển này sẽ không có kết quả. Nhưng tôi tự tin hồi nhỏ mình học giỏi, mấy lần vào tù lại giảng dạy nhiều. Tôi tin rằng kinh nghiệm có thể giúp tôi chuyển sang làm khoa học, dạy đại học có kết quả, có thể làm được”.


GS Trần Văn Giàu đã tự tin, đĩnh đạc cắn răng vượt qua nỗi đau đời mình như thế, như cái ngày vừa ra tù, đoàn tụ với vợ, với mẹ được chín ngày thì lại bị bắt. Hôm đó, ông viết: “Can đảm mấy cũng phải đứt ruột. Đứt ruột thì vẫn phải can đảm”.


Ngày nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, ông đã rơi nước mắt: “Nhân hôm nay, tôi nói tôi có một khuyết điểm to lớn là: bắt đầu nổ súng chống Pháp ở Nam bộ rồi 30 năm kháng chiến, nhưng chỉ có mấy tháng đầu tôi ở Sài Gòn, rồi sau đó tôi không có mặt. Tôi xấu hổ lắm, anh chị em thông cảm cho tôi. Hôm nay Nhà nước trao danh hiệu Anh hùng Lao động, tôi cho là phần nào, một cách để tôi rửa mặt...”.


Ông Phan Xuân Biên nói trước các đại biểu như là tự nói với mình: “Các công trình của GS Trần Văn Giàu gửi đi một thông điệp mà có lẽ đến nay cần quán triệt nghiêm túc, ấy là sứ mạng, trách nhiệm của khoa học xã hội nói chung, sử học và nhà sử học nói riêng trước nhân dân, trước dân tộc phải khách quan, trung thực, tôn trọng lịch sử, kiên quyết bảo vệ chân lý lịch sử. Ấy là nhân cách Trần Văn Giàu”.


Sống một đời trọn cả trăm năm, những điều GS Trần Văn Giàu để lại, hậu thế chiêm nghiệm và thảo luận mãi vẫn còn chưa đủ.


Tham dự hội thảo có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Thân Thị Thư cùng nhiều nhà khoa học trong cả nước


image019

Ông Tất Thành Cang - Ảnh: T.TR


Phát biểu kết luận hội thảo, ông Tất Thành Cang nhấn mạnh về nhân cách Trần Văn Giàu: “Có những bước ngoặt trong cuộc đời mấy ai biết hết nông sâu, nhưng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, tên tuổi Trần Văn Giàu luôn là một sự khẳng định về uy tín của một người chính trực, thể hiện son sắt một tinh thần cách mạng cao quý, kiên định gian nan không lùi bước, hiểm nguy không sờn lòng.


Những thăng trầm đầy gian khó đặt đồng chí trước những thử thách khắc nghiệt, nhưng chính thử thách ấy đã rèn luyện sự kiên định, lòng trung thành của nhân cách lớn”.



PHẠM VŨ (phamvu@tuoitre.com.vn)


 

image020

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết viếng giáo sư Trần Văn Giàu - Ảnh: T.THẮNG


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Phụ Lục Tạp Chí Thời Đại Mới


Số 21 – Tháng5-2011


Hồi ký 1940-1945 Trần Văn Giàu


Biên tập và chú thích:


Nguyễn Ngọc Giao và bạn hữu

image021

Trần Văn Giàu khởi sự viết hồi ký năm 1970.


image022image023

Thanh niên TIền phong diễn hành tại Sàigon 1945.


VH trích đoạn:


6


Hồi ký Trần Văn Giàu (1940-1945)


Lời nói đầu


Tôi viết tập “hồi ký” này từ cuối những năm 1970. Viết xong, tôi nhờ anh em ở Long An - tỉnh nhà đánh máy; ý muốn viết hồi ký để con cháu xem chớ không phải để in ra thành sách, vì trong hồi ký có lắm chuyện “không lấy gì làm hay”, buồn nữa là khác. Nhưng vài ba anh em Long An, không xin phép tôi, tự ý đánh máy thêm mấy bản, chỉ giao lại cho tôi hai bản, họ giữ mấy bản tôi không biết, nhưng tôi được biết họ đã chuyền tay đọc khá rộng.


Nhiều bạn bảo tôi cứ phát hành tập hồi ký này đi. Tôi không ưng. Có lý do...



... Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, xấp xỉ 90 năm. Tôi viết “Lời nói đầu” này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi ký lần thứ ba.


Trần Văn Giàu


image025image027image029image031image033image035image037image039image041image043image045image047image049image051image053

+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Trần văn Giàu: Cờ vàng sao đỏ


image055

Trong cuốn Hồi ký 1940 – 1945, ông Trần Văn Giàu có thuật lại một sự kiện diễn ra năm 1945: Mới bảy giờ sáng thì các đoàn người đã bắt đầu vào chiếm lĩnh vị trí đã định trước của mình. Hơn Tám giờ, đứng trên lễ đài (cao chỉ hai thước, hai thước rưỡi) thấy cả một biển người, một rừng cờ và băng. Cái vườn cây sao rộng lớn trước phủ Toàn quyền đầy nghẹt. Cả đại lộ Norodom từ phủ Toàn quyền đến tận vườn thú cũng đầy nghẹt, người đi trên lề cũng khó, nói gì dắt xe đạp. Đường Blansubé đến bót giếng nước cũng giống y như vậy ; người là người, băng cờ là băng cờ ! Mỗi đoàn thể có mặt đều xưng tên bằng một tấm băng đi đầu : Công đoàn Ba Son, Công đoàn Labbé… Thanh niên Tiền phong, đoàn Lê Lai, đoàn Phan Bội Châu… Nông dân trong quận Chợ Lớn, hội cựu binh sĩ, v.v… và v.v… Gần trăm phần trăm cờ là cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm, cờ vàng sao đỏ. Anh Dương Văn Phúc kéo áo tôi, nói nhỏ : có đồng chí báo cáo là có mặt bọn Đệ Tứ Trốt-kít với băng đề là : “Nhóm Tranh đấu”, cờ của họ là cờ “ngôi sao xẹt”… Đoàn thể chính trị, tôn giáo nào ở Sài Gòn, ở Nam Kỳ lúc đó cũng đều có màu cờ của họ. Cờ quẻ Ly của triều đình Bảo Đại, cờ chữ Vạn của Cao Đài, cờ ngôi sao xẹt của Trốt-kít, cờ điều của Hòa Hảo… Loạn cờ!


image056image057

++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Cựu Thủ tướng VN 'chỉ chia sẻ kinh nghiệm'


image059

Image copyright Getty Image caption Truyền thông Việt Nam cải chính hoặc sửa tin ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Thủ tướng làm giảng viên lớp bồi dưỡng cán bộ ở TP. Hồ Chí Minh.


Truyền thông nhà nước ở Việt Nam hoặc cải chính hoặc rút bài trước đó đưa tin cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng làm 'giảng viên' cho lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo ở Thành phố Hồ Chí Minh.


Cuối ngày 23/9/2016, báo Đất Việt, Diễn đàn của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đăng tin cho hay ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng Chính phủ không giảng dạy ở lớp cán bộ này của Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh.


Trong bài báo có tựa đề "Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không dạy lớp cán bộ TP.HCM", tờ báo điện tử này dẫn lời một quan chức Việt Nam, ông Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện trên, cho biết:


"Dù rất muốn mời nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng tham gia giảng dạy tại trường tuy nhiên, do ông quá bận nên không thu xếp được lịch.


Dù rất muốn mời nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng tham gia giảng dạy tại trường tuy nhiên, do ông quá bận nên không thu xếp được lịch. Ông chỉ tham gia nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm trong các báo cáo chuyên đề của trườngPGS. TS. Trần Hoàng Ngân


"Ông chỉ tham gia nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm trong các báo cáo chuyên đề của trường", ông Ngân được dẫn lời nói.


Trước đó, Sài Gòn Giải Phóng online, có bài " Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm giảng viên Học viện cán bộ TPHCM", trong đó nói:


"Sáng 19-9, Học viện Cán bộ TPHCM đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 400 cán bộ lãnh đạo, quản lý của TPHCM (đối tượng 3) năm 2016."


"Các học viên tham dự khóa học là lãnh đạo các sở ngành, quận huyện, một số cơ quan báo chí… được chia thành 4 lớp."


'Kinh nghiệm quản lý'


image061

Image caption Tờ Đất Việt phủ nhận tin ông Nguyễn Tấn Dũng giảng bài ở Học viện cán bộ ở TP. Hồ Chí Minh.


"Giảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp, là các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có nhiều kinh nghiệm như: nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua…," vẫn theo tờ báo là cơ quan truyền thông của Đảng bộ và chính quyền TP. Hồ Chí Minh.


Tuy nhiên, bài báo với thông tin này hiện đã không còn tồn tại trên Sài Gòn Giải Phóng.


Bài báo trên Vietnamnet đưa thông tin tương tự cũng đã bị rút và hàng loạt các báo điện tử hoặc phiên bản báo điện tử khác có đưa tin trên cũng đã báo lỗi không thể truy cập được bài hoặc đường link bài vị thay thế, trong đó có báo Giao Thông.


Hiện chưa rõ nguyên nhân của việc vì sao các báo trên rút bài mà không có thông báo lý do tới bạn đọc.


Tuy nhiên, trên trang mạng của Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh vẫn lưu thông tin theo đó, trong mục 'Báo cáo viên' cho thấy nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách tham gia.


Theo chương trình của trường, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bốn buổi "báo cáo" từ 11 đến 14/10 về "Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước".


image063

Image caption Ông Nguyễn Tấn Dũng có tên trong mục 'báo cáo viên' của Học viện cán bộ TP. Hồ Chí Minh.


Còn theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, ông Dũng có trình độ học vấn "cử nhân Luật" và "lý luận chính trị cao cấp"; cựu Thủ tướng Việt Nam cũng được nhận bằng Tiến sỹ danh dự của một số đại học nước ngoài, trong đó có Thái Lan, theo truyền thông Việt Nam.


Hồi cuối tháng 7 năm nay, báo chí Việt Nam đưa tin ông Nguyễn Tấn Dũng nhận kỷ niệm chương về Tây Nguyên.


Theo VOV, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định của Bộ Chính trị phân công Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an giữ chức vụ Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên.


"Đồng thời Ban chỉ đạo Tây Nguyên tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển Tây Nguyên” cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các nguyên Trưởng Ban chỉ đạo Nguyễn Tấn Dũng và Lê Hồng Anh," trang VietnamNet viết hôm 30/07/2016./ (theo BBC 24/9/ 2016)

24 Tháng Ba 2016(Xem: 16503)
"Chủ tịch WIN/Gallup International, Jean-Marc Leger, nói: "Giáo hoàng Francis là nhà lãnh đạo đã vượt lên trên cả chính tôn giáo của mình. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một đa số rất lớn công dân trên thế giới thuộc các tôn giáo khác nhau và ở những vùng đất khác nhau đều có hình ảnh tốt về đức Giáo hoàng."
24 Tháng Ba 2016(Xem: 17227)
"Xuất thân là sĩ quan công an, ông Nguyễn Hữu Vinh lập trang blog anhbasam để giúp công luận tìm hiểu lịch sử và thông tin ngoài luồng của báo chí và của hệ thống tuyên truyền một chiều".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 16099)
"Hãng tin Belga cho biết có những tiếng súng nổ cùng với những tiếng hô to bằng tiếng Ả Rập trước khi xảy ra 2 vụ nổ đầu tiên tại khu vực dành cho khách đi của phi trường, làm vỡ cửa kính của toà nhà".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 15765)
Những tiếng hô "Nước Mỹ", "Obama" vang vọng trên con phố nơi Tổng thống Obama và gia đình cầm ô đi dạo dưới mưa.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 17247)
Ông Obama nói với một đám đông tại đại hí viện lịch sử El Gran Teatra de Havana: "La Habana chỉ cách Florida có 145 kilomet, nhưng để đến đây, chúng ta đã phải đi một quãng đường lớn vượt qua các rào cản lịch sử và chủ thuyết, những rào cản của đau khổ và chia cách.” - Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962
21 Tháng Ba 2016(Xem: 16650)
TT Obama nói đùa rằng, "Thời năm 1928, Tổng thống (Calvin) Coolidge đến (Cuba) trên một chiến hạm. Phải mất ba ngày ông ấy mới đến được đây. Tôi chỉ mất có ba giờ."
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16204)
Khi loan báo tại Vườn Hồng trong Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama tuyên bố: “Tôi đã chọn một người được nhiều người thừa nhận không những là một trong những đầu óc pháp lý sáng suốt nhất nước Mỹ, mà còn là người đem vào công việc của mình một tinh thần đạo đức, khiêm cung, lương thiện, công bằng và xuất sắc”.
17 Tháng Ba 2016(Xem: 15024)
“Sáng 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị hiệp thương vòng hai để rà soát danh sách đó, và 100% các đại biểu dự hội nghị hiệp thương vòng 2 hôm nay đã biểu quyết và tán thành cả 87 người ứng cử vào đại biểu quốc hội khóa 14, trong đó có 39 người do các cơ quan đoàn thể giới thiệu, và 48 người tự ứng cử".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 15793)
"Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?). Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?"
13 Tháng Ba 2016(Xem: 17470)
"Ngày 10/3, tàu vỏ thép mang hiệu số ĐNa 90777 TS chính thức hạ thủy thành công trong niềm vui của nhiều ngư dân Đà Nẵng… Đây là tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ đầu tiên ở Đà Nẵng hạ thủy".
10 Tháng Ba 2016(Xem: 16473)
"Theo báo chí Việt Nam, tàu cá mang số hiệu KH 96440 TS của tỉnh Khánh Hòa với 5 ngư dân trên khoang đã bị chìm tại khu vực cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa 41 hải lý về hướng Đông Nam".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 15119)
"Ông Minh nói rằng, Hải Nam có hơn 100 ngàn ngư dân. Chính quyền Hải Nam đã cung cấp hỗ trợ cho lực lượng này trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu cho ngư dân đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời ngư dân được chính phủ Trung Quốc "đào tạo năng lực tự vệ".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 15885)
"Cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr cho rằng việc triển khai tàu chiến tới biển Đông là "chiến lược mạo hiểm". Ông Conroy nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang nhìn thấy hành vi rất hiếu chiến từ Trung Quốc – triển khai máy bay quân sự, đội tên lửa, không có sự giải thích, không phù hợp với các tuyên bố trước đây nói rằng họ sẽ không chấp thuận hệ thống luật lệ quốc tế".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16214)
"Vụ tranh chấp này là giữa chính phủ liên bang Nhật và chính quyền địa phương trên đảo Okinawa. Chính phủ của Thủ tướng Abe muốn dời căn cứ không quân Futenma tới một địa điểm ít dân cư hơn của Okinawa, nơi tọa lạc các cơ sở quân sự khác của Mỹ. Các chính quyền địa phương thì muốn căn cứ không quân phải rời hẳn khỏi đảo Okinawa".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16108)
"Emadeldin Elsayed, một sinh viên 23 tuổi tới từ Cairo, đang ra trước một thẩm phán di trú ở Los Angeles sau khi tải lên trang Facebook của anh những dòng chữ nói rằng anh sẵn sàng nhận bản án chung thân vì giết ông Trump. Anh sinh viên nói anh tin rằng thế giới sẽ cảm ơn anh!".
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16920)
"Mặc dù cho tới nay chưa tham gia tuần tra chung với hải quân Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông, nhưng Úc vẫn ủng hộ quan điểm của Mỹ..."
01 Tháng Ba 2016(Xem: 16883)
"Tổ chức Di dân Quốc tế loan báo họ đang gia tăng những nỗ lực để đưa di dân Châu Phi bị lạm dụng và ngược đãi ở Libya về nước".