ASEAN-Lào: Tuyên bố chung, TQ thắng lợi

09 Tháng Chín 201612:06 SA(Xem: 15257)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  09  SEP 2016


ASEAN – Trung Quốc ra tuyên bố chung về Biển Đông


image010

Lãnh đạo các nước tham gia thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc tại Vientiane, Lào, 7/9/2016.


Các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN, và Trung Quốc hôm 7/9 đã ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết với Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông để đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển có nhiều tranh chấp chủ quyền này.


Tuyên bố chung về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông được đưa ra tại ngày họp thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại thủ đô Vientianne của Lào với sự cam kết của các nguyên thủ quốc gia của 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, trong đó họ khẳng định cam kết duy trì và tăng cường an toàn cho các hoạt động của tàu thuyền trên vùng biển tranh chấp này.


Các tranh cãi giữa 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông sau bản tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh này đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế bởi Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa vùng biển tranh chấp.


Việt Nam và Philippines là 2 trong số những nước trong khu vực có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này. Hai nước này muốn tuyên bố đề cập tới phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở La Haye hồi giữa tháng 7, trong đó phủ quyết các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông.


Phán quyến của Tòa trọng tài quốc tế được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị các bộ trưởng ASEAN được tổ chức ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Các nhà lãnh đạo ASEAN, trong đó có nhiều quốc gia có quan hệ mật thiết với Trung Quốc nhất là nước chủ nhà Campuchia, đã không nhắc tới phán quyết này trong bản tuyên bố chung. Bắc Kinh nhất mực phủ nhận phán quyết ngay khi Tòa trọng tài La Haye vừa tuyên bố, và đã cám ơn nước chủ nhà Campuchia vì sự ủng hộ đó.


Bắc Kinh đã nói rõ rằng Trung Quốc không bao giờ thương thuyết với cả khối ASEAN về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và sẽ chỉ đối thoại với từng nước riêng biệt.


Theo tờ The Nation của Thái Lan, tân Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines có lẽ thích giải pháp này trong nỗ lực đạt được một thỏa thuận song phương cho cuộc tranh chấp này.


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tham dự ngày họp thứ 3 của hội nghị hôm 8/9 với các nhà lãnh đạo ASEAN trong đó vấn đề Biển Đông nằm cao trong nghị trình./ VOA 07.09.2016  Theo Kyodo, The Nation, Reuters


G20 : Trung Quốc tránh được vấn đề Biển Đông và nhân quyền


image012

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình họp báo kết thúc G20 Hàng Châu, ngày 05/09/2016.Reuters


Hội nghị thượng đỉnh G20 Hàng Châu kết thúc ngày 05/09/2016. Nước chủ nhà Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp gỡ giữa 20 lãnh đạo các nước giàu có nhất hành tinh. Trước khi khai mạc Bắc Kinh đã xem đây là một hội nghị « lịch sử ».


G20 Hàng Châu có phải là một thành công của Trung Quốc ? Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Heike Schmidt phân tích :


« Rốt cuộc bầu trời vẫn không xanh trong, dù hàng trăm nhà máy đã bị buộc phải đóng cửa. Các vấn đề chính trị mà Bắc Kinh muốn tránh né đã trở thành những bóng mây xám phủ lên hội nghị thượng đỉnh được giữ an ninh nghiêm ngặt.


Hồ sơ Syria một lần nữa lại được nêu ra ở G20, nhưng cuộc thương lượng giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Barack Obama không đạt đến một thỏa thuận nào. Hai nhà lãnh đạo này tuy vậy suýt nữa đã chiếm mất vai trò nổi bật của ông Tập Cận Bình.


Chủ tịch Trung Quốc muốn chứng tỏ với thế giới và nhân dân trong nước là ông xứng đáng đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế, tương đương với đồng nhiệm Mỹ.


Ông Tập Cận Bình đã gây được sự chú ý ngay trước lúc G20 chính thức khai mạc, khi loan báo phê chuẩn hiệp ước khí hậu cùng với tổng thống Barack Obama.


Một điều khiến Bắc Kinhhài lòng : trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh, vấn đề sáng tạo và tài chính phục vụ môi trường chiếm vị trí quan trọng, như động cơ mới cho mục tiêu tăng trưởng bền vững. Ngoài ra ông Tập Cận Bình còn thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền. Cả hai đề tài này đã không được bàn đến nhiều trong hội nghị G20 lần này »./


Thụy My 06-09-2016

20 Tháng Bảy 2017(Xem: 12832)
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 15207)
1. biển Đông Việt Nam. 2. biển Tây Philippines. 3. biển Nam Trung Quốc. 4. biển Bắc Indonesia, Malaysia, Brunei. 5. Vịnh Thái Lan. 6. Vịnh Bắc Bộ. 7. Biển Quốc Tế. (theo VĂN HÓA)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14115)
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị G20, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, thay vì đối tác toàn diện như hiện nay.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13043)
Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13340)
Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh : “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13789)
Trong một động thái bất thường, cô Ivanka Trump ngồi thế chỗ bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong phiên họp của các nhà lãnh đạo G20. Ông Trump rời cuộc họp trong chốc lát để gặp nhà lãnh đạo Indonesia. Cô Ivanka đảm nhiệm vị trí cố vấn cho bố.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 15030)
Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất. Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13377)
Hãng tin Reuters nói thêm, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không cho phép hải quân tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông ... Ngược lại, ông Duterte tỏ ra cởi mở về sự hợp tác trên Biển Sulu, trước các hoạt động ngày càng dồn dập của quân Hồi giáo trong khu vực.