Nhìn lại bài học VNCH, thấy gì về chuyến thăm VN của TT Obama?

19 Tháng Năm 201611:53 CH(Xem: 18574)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 20  MAY  2016

Nhìn lại bài học VNCH, thấy gì về chuyến thăm VN của TT Obama?

image016

Tổng thống Nixon và số phận VNCH

image018

Image copyright AP

Trước chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam tháng này, BBC giới thiệu lại bài của tác giả Ken Hughes, ĐH Virginia về Richard Nixon, tổng thống Mỹ đã thăm Việt Nam Cộng hòa.

Nếu như Lyndon Johnson là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên vào Nam Việt Nam chỉ để thăm quân nhân Hoa Kỳ ở Cam Ranh năm 1966, ông Nixon đã thăm Sài Gòn và hội đàm với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tháng 7/1969.

Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ với Nam Việt Nam, quan hệ Trung - Mỹ và nhiều vấn đề quốc tế thờiđó.

Bài của Ken Hughes đã đăng trên trang bbcvietnamese.com 25/01/2013:

Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam", ký ngày 27/1/1973, chưa bao giờ có vẻ sẽ có kết cuộc như tên gọi.

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã đến nghe đề nghị của Tổng thống Richard Nixon về các điều khoản. Hà Nội sẽ thả tù nhân Mỹ và để miền Nam chọn chính phủ thông qua bầu cử tự do. Nhưng hiệp định đặt quá trình bỏ phiếu trong tay một ủy ban mà chỉ có thể hành động khi toàn bộ thành viên cùng thống nhất, gồm cả phe Cộng sản và phi Cộng sản mà suốt bao nhiêu năm đánh nhau.

Tệ hơn nữa, Nixon sẽ để quân Bắc Việt chiếm và kiểm soát phần lớn miền Nam, và rút toàn bộ bộ binh sĩ Mỹ còn lại. "Sớm hay muộn, chính phủ sẽ sụp," Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói.

Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tường thuật lại cho Tổng thống nghe hôm 6/10/1972: "Tôi cũng nghĩ ông Thiệu nói đúng, rằng các điều kiện của chúng ta rồi sẽ tiêu diệt (destroy) ông ta."

image020

Image copyright Getty Image caption Hai tổng thống Richard Nixon và Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc lập 30/07/1969

Lời thừa nhận bẽ bàng của Kissinger đến từ hồ sơ chính xác và đầy đủ nhất về tổng thống: hệ thống ghi âm bí mật của Nixon. Các máy ghi âm, kết nối với microphone giấu trong Phòng Bầu dục và các phòng khác hoạt động bất cứ khi nào nhận ra âm thanh, từ 16/2/1971 đến 12/7/1973.

Tôi đã bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu các băng này với Trung tâm Miller của Đại học Virginia, nhưng sự đối nghịch giữa hình ảnh mà Nixon tạo ra trước công chúng và thực tế ông ta bí mật ghi âm vẫn làm tôi bị sốc.

Trẻ em được dạy rằng Nixon đã hứa với nước Mỹ về "hòa bình trong danh sự" thông qua chiến lược Việt Nam hóa và thương lượng. Ông nói Việt Nam hóa sẽ giúp người miền Nam tự vệ mà không cần lính Mỹ. Ông ta nhận ra nó sẽ không làm được. "Nam Việt Nam có lẽ chẳng bao giờ tồn tại được," Tổng thống nói trên băng.

Trong ngày nhậm chức đầu tiên, ông hỏi giới chức quân sự, ngoại giao, tình báo rằng khi nào thì miền Nam có thể đối đầu Cộng sản một mình. Câu trả lời thống nhất: Chẳng bao giờ. Nixon có lựa chọn khắc nghiệt: tiếp tục gửi người Mỹ đến chiến đấu và chết, hoặc đưa quân về nhà mà biết rằng thiếu họ, Sài Gòn rồi sẽ sụp đổ. Cả hai lựa chọn đều không thể được gán nhãn "hòa bình trong danh dự" như ông hứa.

Nói dối

Vì thế ông nói dối. Để Việt Nam hóa trông có vẻ thành công, ông lên lịch triệt thoái qua bốn năm, từ từ giảm số lính Mỹ từ 500.000 tháng Giêng 1969 xuống còn chưa đầy 50.000 vào ngày Bầu cử 1972. Trong bốn năm đó, ông có nhiều diễn văn trên truyền hình thông báo các đợt rút quân, và lần nào cũng nói nó chứng tỏ Việt Nam hóa đang hiệu nghiệm.

Mảng thương lượng trong chiến lược rút đi của Nixon cũng lừa đảo như Việt Nam hóa. "Chúng tôi muốn một cự ly an toàn", Kissinger ghi vội trong sổ tay khi bí mật thăm Trung Quốc tháng Bảy 1971.

image022

Image copyright Getty Image caption Ông Nixon dính líu nhiều vào Cuộc chiến Đông Dương

Suốt nhiều thập niên, Kissinger phủ nhận việc có thỏa thuận về "cư ly an toàn", nhằm chừa ra một, hai năm giữa việc Nixon rút quân và Sài Gòn sụp đổ.

Nhưng sự phủ nhận này sụp đổ khi lời của ông ta có trên băng ghi âm và được các trợ tá ghi lại trong các thương lượng với lãnh đạo nước ngoài.

Trong cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, Kissinger phác thảo đòi hỏi của Nixon. Hòa bình không có trong đó. Nixon cần tù nhân Mỹ, triệt thoái toàn bộ, và ngừng bắn trong "khoảng 18 tháng". Sau đó, nếu phe Cộng sản lật đổ chính phủ miền Nam, "chúng tôi sẽ không can thiệp".

Liên Xô cũng được bảo đảm như vậy. Trong phiên họp kín với Nixon tại hội nghị thượng đỉnh Moscow 1972, lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev nói:

“Tiến sĩ Kissinger nói với tôi rằng nếu có thỏa thuận hòa bình ở Việt Nam, ngài sẽ để người Việt làm gì thì làm, cho cái họ muốn sau khoảng 18 tháng. Nếu chuyện này có thật, và nếu người Việt Nam biết chuyện này, họ sẽ thông cảm.”

image023

Image copyright AP Image caption Các cuốn băng ghi lại 340 giờ những lời nói của ông Nixon tại Tòa Bạch Ốc

Cự ly an toàn" phục vụ một mục tiêu chính trị quan trọng. Nếu Sài Gòn sụp ngay sau khi Nixon rút lính Mỹ cuối cùng, rõ là ông thất bại. "Về đối nội, lâu dài nó không giúp chúng tôi vì các đối thủ sẽ nói lẽ ra chúng tôi phải làm chuyện đó từ ba năm trước," Kissinger nói.

Chính trị chi phối các quyết định quân sự của tổng thống. Trong năm nhậm chức đầu tiên, Ủy ban Quốc gia Cộng hòa làm thăm dò bí mật để xem cách chấm dứt chiến tranh nào được ủng hộ nhất. Đến 66% ủng hộ đánh bom và bao vây miền Bắc để Hà Nội đồng ý thỏa thuận bao gồm bầu cử tự do ở miền Nam.

Những người được hỏi nói họ ủng hộ ném bom và bao vây trong sáu tháng. Ngày 8/5/1972, sáu tháng trước bầu cử, Tổng thống Nixon lên truyền hình nói sẽ đánh bom và đặt mìn ở các cảng miền Bắc.

Nhưng đến tháng 8, CIA ước tính Hà Nội vẫn đưa được 3000 tấn chiến cụ vào miền Nam mỗi ngày. Tuy vậy, mặc dù đánh bom là thất bại chiến lược, nó lại thành công theo cách có ý nghĩa nhất cho Nixon. Các thăm dò dư luận cho thấy người dân ủng hộ việc gia tăng đánh bom.

Khi miền Bắc chấp nhận điều kiện của Nixon không lâu trước Ngày Bầu cử, nó có vẻ nước cờ quân sự của Nixon khiến kẻ thù phải gục ngã. Nhưng không phải. Hà Nội đồng ý thỏa thuận với cùng lý do khiến miền Nam từ chối. Cả hai phe nhận ra nó sẽ dẫn tới việc Cộng sản kiểm soát miền Nam, y như Nixon và Kissinger đã biết.

Huyền thoại sai lầm

Người Mỹ không biết tổng thống của mình đã làm gì. Các cuốn băng của ông bí mật, ghi chép đối thoại của ông và Kissinger với các lãnh đạo Cộng sản được giữ bí mật. Vào Ngày Bầu Cử, Nixon giành 60.7% phiếu bầu, cao hơn mọi ứng viên Cộng hòa trong lịch sử.

image025

Image copyright AFP Getty Images Image caption Nixon nâng cốc cùng Chu Ân Lai trong chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc

Sau này, Nixon cáo buộc Quốc hội Mỹ đã tạo ra thất bại trong khi chiến thắng trong tầm tay. Một cách chỉ trích là lên án Quốc hội đã giảm viện trợ cho Sài Gòn. Đúng là các nghị sĩ đã cho miền Nam ít hơn những gì Nixon và Tổng thống Gerald Ford yêu cầu. Nhưng dù có tăng gấp đôi, gấp ba, Sài Gòn vẫn sụp đổ theo các điều khoản của Nixon. Miền Nam không thể chống đỡ Cộng sản khi thiếu hỗ trợ của bộ binh Mỹ.

Ngay cả ngày nay, chiến lược thực sự của Nixon vẫn gần như không được công chúng biết, mặc dù giới học giả đã viết về nó từ nhiều năm. Jeffrey Kimball in hai tác phẩm bước ngoặt, Nixon’s Vietnam War và The Vietnam War Files, sử dụng tài liệu giải mật để chứng tỏ Nixon đã tạo dựng "cự ly an toàn" ra sao. Julian Zelizer mô tả Nixon gắn việc rút quân với bầu cử 1972 trong Arsenal of Democracy.

Nhưng huyền thoại Nixon bị đâm sau lưng vẫn còn. Khi các chính trị gia và chuyên gia tranh luận làm sao, khi nào thoát khỏi Afghanistan (như Iraq trước đó), họ trích dẫn sai lầm lịch sử "thành công của Nixon khi đào tạo miền Nam biết tự vệ và thương lượng để giải quyết khác biệt thông qua bầu cử tự do – hai điều mà Nixon chưa bao giờ làm được.

Hòa bình Paris cũng cùng một tháng đánh dấu 100 năm ngày sinh Nixon. Nay đúng là dịp để giải phóng đầu óc và chính trị của chúng ta khỏi di sản tồi tệ nhất của Nixon.

BBC 18/5/16

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, làm việc ở Chương trình Băng Ghi âm Tổng thống của Trung tâm Miller, Đại học Virginia từ năm 2000. Nội dung đã đăng trên trang bbcvietnamese.com tháng 1/2013.

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

1972: TT Nixon "nâng cốc" với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh

image025

Sau này, Nixon cáo buộc Quốc hội Mỹ đã tạo ra thất bại trong khi chiến thắng trong tầm tay. Một cách chỉ trích là lên án Quốc hội đã giảm viện trợ cho Sài Gòn. Đúng là các nghị sĩ đã cho miền Nam ít hơn những gì Nixon và Tổng thống Gerald Ford yêu cầu. Nhưng dù có tăng gấp đôi, gấp ba, Sài Gòn vẫn sụp đổ theo các điều khoản của Nixon. Miền Nam không thể chống đỡ Cộng sản khi thiếu hỗ trợ của bộ binh Mỹ.

2013: Tập Cận Bình "họp riêng" với TT Obama tại Sunnylands-California 

image027

Tập Cận Bình muốn gì trong chuyến thăm Mỹ?

Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới California (Mỹ) và hội đàm với Tổng thống Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands. Tuy nhiên, ông Tập không đến Washington vào dịp này, do đó, chuyến đi năm 2013 không được xem là chuyến thăm Mỹ chính thức của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Phải đến tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình mới chính thức công du lần đầu tới Mỹ sau khi nhận lời mời của Tổng thống Obama. Washington và Bắc Kinh đã nhất trí sẽ chuẩn bị chu đáo để đảm bảo sự thành công cho chuyến công du quan trọng này của ông Tập.

Theo Phương Đăng (Danviet.vn)

5/2016: Hai tướng Mỹ - Hoa họp bàn

Tướng Joseph Dunford & tướng Phòng Phong Huy thỏa thuận "thiết lập một cơ chế hiệu quả" ở Biển Đông

Vì sao tướng Trung Quốc mở lời trước?

15/05/2016

 TTO - Truyền thông Trung Quốc đã chủ động thông tin việc hai tướng tham mưu quân đội Mỹ - Trung đã cam kết “sẽ cố gắng quản lý những dị biệt giữa hai bên một cách xây dựng và kiểm soát hiệu quả các rủi ro, tiếp sau những căng thẳng trên biển gần đây ở Nam Hải (tức Biển Đông của Việt Nam)”.
image029

Tướng Phòng Phong Huy và Tướng Joseph Dunford

Tất nhiên, trong bản tin phát rạng sáng 14-5, báo China Daily đổ lỗi cho sự căng thẳng gia tăng này là từ việc khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường William P. Lawrence của Mỹ đã vào “vùng biển của Trung Quốc” hôm 10-5 ở khu vực đá Chữ Thập trong khuôn khổ mà Mỹ gọi là một hoạt động “tự do hàng hải”.

Đến đây, China Daily loan báo rằng trong một hội nghị video vào tối 12-5, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy đã nói với chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford rằng Trung Quốc coi trọng tự do hàng hải ở Biển Đông “nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này” và rằng tướng Phong đã kêu gọi hai bên hãy quan tâm đến tình hình chung toàn cục mà quản lý một cách xây dựng các khác biệt của nhau.

Đáp lời, tướng Dunford cho biết Mỹ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để “thiết lập một cơ chế hiệu quả cho việc kiểm soát rủi ro một cách hòa bình nhằm duy trì ổn định ở Biển Đông”.

Có thể thấy một chút ánh sáng cuối đường hầm qua nội dung cuộc họp tay đôi từ xa này: nhân vật xếp thứ năm của Quân ủy trung ương Trung Quốc là người mở lời “kêu gọi”. Đây là một động thái được chờ đợi suốt từ mấy tháng qua, kể từ khi hải quân Mỹ mở lại những chuyến tuần tra ở Biển Đông nhằm đảm bảo tự do hàng hải ngày 26-10-2015.

Trong thời điểm xuất hiện các chuyến tuần tra đầu tiên, phía Trung Quốc hầu như bất động khi tàu Mỹ đến. Mãi đến lần này, Bắc Kinh mới điều động máy bay chiến đấu J-11 và một khu trục hạm cùng hai tuần duyên hạm đến ngăn cản chiếc USS William P. Lawrence, ra lệnh “biến đi!”. Đây là một cuộc điều động quân sự có vẻ như rất quyết liệt mà nếu ai đó yếu bóng vía sẽ cao bay xa chạy! Thế nhưng, chiếc William P. Lawrence vẫn ung dung tiếp tục tuần tra!

Nếu xem nội vụ diễn ra đó như một canh bạc xì phé thì việc Trung Quốc huy động chừng đó lực lượng ra “đuổi” tàu chiến Mỹ giống như một cú tố “tháu cáy”, rung cây nhát khỉ, song phía Mỹ đã không “úp bài xuống”! Do lẽ (1) luật biển mà nói, các dải đá san lấp đó, cho dù nay có lớn tới đâu, cũng không hề thuộc chủ quyền của Trung Quốc; (2) lý lẽ này hầu như được cả thế giới công nhận; (3) chính vì nắm cái “lý” trong tay, hải quân Mỹ mới dứt khoát tuần tra.

Ngược lại, việc Bắc Kinh tới lần này mới tung lực lượng ra ngăn cản cho thấy: Bắc Kinh đã lúng túng suốt từ tháng 10 năm ngoái, đặc biệt là từ chuyến tuần tra của chiếc Curtis Wilbur tới đảo Tri Tôn hồi tháng 1 đầu năm nay, không biết phản ứng như thế nào và mãi đến tháng 5 mới thu hết sức bình sinh đi đến quyết định “truy đuổi”! Tiếc rằng chiếc USS William P. Lawrence đã tự tin nơi cái lý của mình (và đằng sau đó là sức mạnh quân lực Mỹ), nên đã không để cho phía Trung Quốc hù dọa mà “chạy mất dép” để rồi “lý lẽ của kẻ mạnh, đông” sẽ chiến thắng!

Cuộc tỉ thí cân não đã kết thúc với việc phân đội ba tàu chiến của Trung Quốc cũng như chiếc J-11 kia đã không động thủ! Do lẽ, “động thủ, bất hoàn”, mà căn cứ thực trạng quân sự hiện nay, Trung Quốc thừa hiểu chưa hẳn đã có được ưu thế, từ ưu thế pháp lý, dư luận đến ưu thế quân sự, mà riêng về khoản sau này, có chăng mươi năm nữa, mới có thể “làm liều” được!

Đó chính là lý do của đề nghị “cố gắng quản lý những dị biệt giữa hai bên một cách xây dựng và kiểm soát hiệu quả các rủi ro” của tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy!

Mỹ công khai mức độ quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông

Trong báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc trình bày trước Quốc hội Mỹ ngày 13-5, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đẩy rất nhanh tốc độ xây dựng các tiền đồn quân sự tại những vùng đảo, đá nước này chiếm đóng tại Biển Đông, tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của họ.

Theo CNN, báo cáo cho biết trong hai năm qua, Trung Quốc đã bồi đắp, cải tạo hơn 1.294ha tại bảy vị trí đảo, đá nước này ngang nhiên chiếm đóng trên Biển Đông. Tại tất cả khu vực cải tạo, Trung Quốc đều đã đào những kênh nước sâu để dễ dàng tiếp cận tiền đồn của họ, xây dựng cảng biển nhân tạo, nạo vét các vùng lõm tự nhiên và xây dựng những khu neo đậu mới cho phép các tàu lớn có thể cập vào. Tại ba tiền đồn lớn nhất do Trung Quốc xây dựng, mỗi tiền đồn có một đường băng và một trong số đó có đường băng dài khoảng 3.000m đủ sức cho máy bay lớn cất/hạ cánh.

Theo luật pháp quốc tế, những thực thể nhân tạo này sẽ không tạo thêm cho Trung Quốc bất cứ chủ quyền lãnh thổ cũng như lãnh hải nào ở Biển Đông, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo rằng phía Trung Quốc sẽ tăng cường đáng kể sự hiện diện lâu dài của họ tại khu vực này.

Ông Abraham Denmark, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, nhận định: “Kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới từ năm 2015. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đã quyết tâm duy trì mức tăng chi quốc phòng để hướng tới tương lai có thể thấy trước của họ”.

Cũng theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc cũng đã tăng cường đáng kể năng lực vũ khí của họ trong năm qua. Họ đã hiện đại hóa các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, máy bay hiện đại, các mạng lưới phòng không tích hợp, các đội ngũ tấn công đổ bộ và tấn công trên không...

D.KIM THOA

11 Tháng Mười 2016(Xem: 14489)
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình : « Chính thứ trưởng Quốc Phòng Nikolaï Pankov là người đưa ra thông tin trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện : « Chúng ta sẽ có một căn cứ quân sự thường trực ở Tartus ».
11 Tháng Mười 2016(Xem: 14759)
Theo chương trình, lẽ ra ông Putin sẽ tới thăm Paris vào ngày 19 tháng 10, và theo ấn định sẽ dự lễ khai trương một nhà thờ Chính thống giáo mới.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15663)
Dutetrte: "Chúng ta không nhấn mạnh vấn đề Scarborough vì chúng ta không có khả năng chiến thắng. Ngay cả khi chúng ta tức giận cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chúng ta không thể lấy lại nó (bằng việc tức giận)."
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15351)
Bốn tuần trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton tự tin tiếp tục tranh cử, trong khi đó, đảng Cộng Hòa dường như đã từ bỏ mọi hy vọng nhà tỉ phú Donald Trump chinh phục được Bạch Cung.
11 Tháng Mười 2016(Xem: 15254)
Nạn nhân Formosa đã nhận được tiền chưa? Bài của nhà báo Michael Peel từ Bangkok hôm 06/10/2016 trích nguồn từ Formosa nói họ đã "trả cho chính quyền Việt Nam 500 triệu USD hồi tháng trước nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời câu hỏi họ đã nhận được chưa và tiền sẽ được dùng vào việc gì".
09 Tháng Mười 2016(Xem: 15530)
Bà Melania nói chồng bà có "trái tim và tinh thần của một nhà lãnh đạo".
06 Tháng Mười 2016(Xem: 14930)
Đúng như tiết lộ hồi đầu tuần của truyền thông Mỹ, Nga đã triển khai tên lửa phòng không S-300 tại Syria.
02 Tháng Mười 2016(Xem: 15856)
South China Morning Post ngày 1/10 dẫn nguồn tin Reuters cho biết, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ thăm chính thức Trung Quốc trong tháng này, động thái có thể "vẽ lại các liên minh ở Đông Nam Á".
29 Tháng Chín 2016(Xem: 18223)
Ủy ban nhà nước đặc biệt của Thái Lan đã ấn định khoản tiền phạt cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra vì thiếu trách nhiệm với công việc. Số tiền phạt là 35,7 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD).
27 Tháng Chín 2016(Xem: 15312)
Không ngăn cản được Nga và Syria mở các cuộc oanh kích nhằm giành lại một vị trí chiến lược tại Aleppo mà quân nổi dậy chiếm được từ quân đội Syria, phương Tây đã tấn công Nga trên mặt trận ngoại giao tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 14987)
Ông Abramowitz gọi phần tranh luận của bà Clinton là "bình tĩnh, điềm nhiên" và nói rằng bà đã" có thể nói về nhiều vấn đề." Ông mô tả ông Trump là "khá khoa trương và hời hợt. Tôi nghĩ ông ấy gặp rất nhiều rắc rối về vấn đề chủng tộc và giới tính."
26 Tháng Chín 2016(Xem: 15495)
"Gần 7.000 phóng viên quốc tế được cấp giấy phép đến đại học Hofstra đưa tin. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của báo giới đối với cuộc tranh luận tối nay giữa Hillary Clinton và Donald Trump. Giới chuyên gia chờ đợi tối nay sẽ có khoảng 100 triệu khán giả theo dõi sự kiện này ”.
25 Tháng Chín 2016(Xem: 21009)
* Nguyên TT Dũng sẽ đi "diễn thuyết" chứ không làm "giảng viên". Ông Dũng sẽ "diễn thuyết" về Trần Văn Giàu ở Nam kỳ Lục tỉnh? * Phó bí thư, Chủ tịch Tp. Sàigon tổ chức "dấu ấn" Trần văn Giàu. - TT: Trần Văn Giàu thử thách khắc nghiệt. - Dấu ấn Trần Văn Giàu gắn bó với lịch sử cách mạng Sài Gòn. - VH: Có hay không Trần Văn Giàu và chủ thuyết "Nam kỳ tự trị " trong Liên bang Đông Dương? - Trần Văn Giàu "không khâm tuân" Bắc bộ phủ. - Khi nào Việt Nam trở thành liên bang? - Trích đạon Hồi ký Trần Văn Giàu (1940-1945). - Cờ Vàng Sao đỏ Thanh niên tiền phong.
22 Tháng Chín 2016(Xem: 15619)
Ngoài việc lên án các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa mới đây của Bắc Triều Tiên, hai ông Biden và Abe còn đồng ý «tăng cường hợp tác trên các vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông»
22 Tháng Chín 2016(Xem: 16735)
Ngón chơi của chính trị gia quốc tế Duterte - Bộ trưởng Thương mại Philipines xác nhận rằng sau chuyến thăm Việt Nam, ông Duterte sẽ công du Nhật, có thể là trong tháng 10. - Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho biết, việc mua các thiết bị quân sự và công nghệ hiện đại từ Nga sẽ giúp nước này đảm bảo an ninh trên biển.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 15683)
Liên tục chọc giận Mỹ nhưng Tổng thống Duterte lại luôn nhận được phản ứng ôn hòa của Washington, bởi đằng sau là một nguyên nhân giúp ông “chơi dao nhưng không đứt tay”.
21 Tháng Chín 2016(Xem: 15791)
“Tôi đã đọc bản chỉ trích của EU đối với tôi. Tôi sẽ nói với họ rằng ‘mẹ chúng mày chứ. Chúng mày đang làm việc đó để chuộc tội cho tội lỗi của chính chúng mày'”.