Thư gởi Tổng thống Obama "Cứu nguy đồng bằng sông Cửu Long"

03 Tháng Năm 201611:07 CH(Xem: 16470)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  04  MAY  2016

Thư gởi Tổng thống Obama cứu nguy đồng bằng sông Cửu Long

Viet Ecology Foundation Letter to President Obama

Dưới đây là bản dịch Việt ngữ thư gửi TT Obama. Người gởi xin nhấn mạnh thư này không gửi cho nhà cầm quyền Việt Nam. Nội dung thư gởi đến Tổng thống Obama nói về vụ "Cứu nguy đồng bằng sông Cửu Long" trước chuyến công du của Tổng thống vào cuối tháng 5, 2016.

 

Thư gởi Tổng thống Barack Obama

 

Phạm Phan Long P.E

Top of Form

Viet Ecology Foundation
45272 Omak St.
Fremont, CA 94539

April 27, 2016
Tổng thống Barack Obama
The White House
1600 Pennsylvania Ave.
Washington DC 20500

Về việc: Thông điệp cho Việt Nam

Kính thưa Tổng thống,

Tôi viết lá thư này nhân danh Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ. Chúng tôi quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt Lào và Thái Lan. Năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc.

Khi đến Việt Nam, Tổng thống sẽ chứng kiến một thảm cảnh, hậu quả tổng hợp của biến đổi khí hậu và các công trình nhân tạo vô trách nhiệm hiển hiện rõ ràng. Đó là vùng hạ du sông Mekong, chốn dung thân của sáu mươi lăm triệu dân cư: Ở đó, Biển Hồ Tonle Sap, được UNESCO công nhận là Kho Sinh quyển Quốc tế, chính là trái tim của lưu vực mà nhịp lũ về hồ này có chức năng sinh tử cho hệ sinh thái, vì nhờ nó mà giảm thiểu được lụt lội  vào mùa lũ và bù đắp nước ngọt cho hạ du vào mùa khô. 

Thật là không may, Biển Hồ Tonle Sap đã bị hủy họai nặng vì biến đổi khí hậu, đánh bắt ngư sản, phá rừng và trích nước quá độ ở thượng du, nhưng tác động to lớn nhất là họat động của các hồ thủy điện khổng lồ của Trung Quốc, Lào, Thái và Việt Nam. Hàng năm chúng lấy đi 30 tỉ mét khối nước. Năm  2015, khi trận bão El Niño tệ hại nhất lịch sử đã về trên lưu vực và gây nên khô hạn, các hồ ấy vẫn tích lũy nước suốt mùa lũ và tiếp tục kéo dài thêm hai tháng lấn cả vào mùa khô cùng lúc với El Nino. Hành động vô trách nhiệm này gây hạn hán thêm thảm khốc, mất an ninh nước trên toàn lưu vực Tonle Sap và Châu thổ Cửu Long. El Nino tự nó đã không gây ra tang thương nặng nề đến thế. Biển Hồ Tonle Sap của Cam Bốt và Châu thổ sông Cửu Long của Việt Nam sẽ cùng chết nếu nhịp lũ này biến mất.

Tháng 11 năm ngoái, Lễ hội Nước hàng năm của Cam-bốt với cả triệu người dân tụ tập về Nam Vang vui mừng tham dự, đã bị hủy bỏ vì mực nước Tonle Sap bị hạ xuống quá thấp. Quỹ General Nature Fund đã chọn Tonle Sap là Hồ bị Lâm nguy của năm 2016.       

Châu thổ sông Cửu Long, cũng thế, dựa hoàn toàn vào nước sông Mekong và Biển Hồ để sinh tồn. Bất cứ mối đe dọa nào giáng xuống Cam Bốt cũng sẽ gia tăng bội phần khi xuống Châu thổ Cửu Long vì nó cần  nước Tonle Sap để chống hạn hán, chống phèn và nước mặn xâm nhập. Năm 2015, mùa nước nổi đã không về nên cả mùa đánh cá năm ấy đã mất. Ngoài ra, Châu thổ Cửu Long còn bị hồ thủy điện giam giữ phù sa dinh dưỡng không cho xuống hạ du nên bờ lở, đất lún và duyên hải bị sóng biển nuốt dần đi.          

Trong khi đó, Trung Quốc giữ bí mật việc điều hành các hồ thủy điện trên Lancang và thao diễn kịch bản “chia để trị”. Trung Quốc mua chuộc Thái Lan, một nước khát điện bằng những khế ước điện thuận lợi cho họ . Lào và Cam Bốt, những nước kém ngân sách, được Trung Quốc cho vay những món nợ to lớn với rất ít lãi, yểm trợ kỹ thuật và lá chắn địa chính trị cho họ. Dựa vào đó, Lào bất chấp Hiệp Định Mekong 1995, phản đối của Cam Bốt và Việt Nam, đơn phương tiến hành xây chuỗi đập thủy điện trên dòng chính.  

Sáu mươi lăm triệu dân cư Mekong đã trở thành nạn nhân của cơn điên thủy điện và sự xoay chuyển địa chính trị do Trung Quốc khởi xướng và chỉ đạo. Không những thế, họ lại đang sống trên một lưu vực phải hứng chịu tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu toàn cầu, một tình trạng không phải do họ gây ra. Vào tháng 11, 2015 dân cư Mekong và 10 tổ chức phi chính phủ đã kết hợp thành lập United Mekong Communities Network và đệ trình các chính phủ Mekong một kiến nghị chưa từng có trong lịch sử: ”Các Chính phủ Mekong: Hãy lắng nghe tiếng Dân!” Nhưng tiếc thay kiến nghị của họ đã bị bỏ ngoài tai.

image034

Thưa Tổng thống,

Tổng thống đã ban hành Sáng kiến Biến đổi Khí hậu Tòan cầu cho tòan thế giới và chỉ thị cho “Chính phủ HK tập trung ngân sách đối phó cải tiến phổ biến thông tin để nhận diện những vùng phải gánh chịu tổn thương nhất về biến đổi khí hậu, lập ra một cơ chế quản trị toàn diện, trong suốt, và đáp ứng nhu cầu của dân chúng, và thực hiện các giải pháp cho khí hậu, thích hợp với địa phương, và gia tăng khả năng hồi phục cho nơi các dân cư phải gánh chịu tổn thương nhiều nhất.”       

Tổng thống còn có trọng trách và thẩm quyền theo Dự Luật S.Res.227 để hành động như thế về Mekong. Xin hãy nói với dân cư Mekong rằng tiếng kêu của họ không bị bỏ qua. Xin khuyến cáo: Các Chính phủ Mekong: Hãy lắng nghe tiếng Dân và hãy trả lời Dân!, hãy bảo vệ Biển Hồ Tonle Sap và châu thổ Cửu Long trước tác động nguy hại của các đập thủy điện và các cơ sở phát triển hạ tầng không bền vững.

Chuyến đi này của Tổng thống sẽ đi vào lịch sử ở cấp toàn cầu, một cơ hội để mở ra sinh lộ cứu lấy kế sinh nhai của hàng chục triệu dân cư Mekong. Họ đang cần một cứu tinh và tôi mong Tổng thống sẽ là vị cứu tinh đó.          

Kính thư,                                                                                            

image035

Long P. Pham, P.E.
Chủ tịch
Viet Ecology Foundation
Tel: 949 309-7767
Email: vefmedia@vietecology.org

 

*Anh Phạm Phan Long vừa nhận được thư tham gia ký tên của đối tác FACT bên Cambodia và thư ủng hộ của International Rivers network (IR) ở Berkeley, California. Anh Long đã cùng với Aviva Imhoff, cựu Giám đốc IR, soạn thảo và công bố bản Mekong River Declaration từ năm 1999.

 

Dưới đây là bản petition để mời ký trên change.org:

  

https://www.change.org/p/barack-obama-call-on-president-obama-to-help-mekong-people-save-the-mekong-climate-change-development?recruiter=1185022&utm_source=share_for_starters&utm_medium=copyLink

 

Mong các anh chị sẵn sàng tham gia ký petition này để cho Tổng thống Hoa Kỳ lắng nghe tiếng nói chính đáng của trí thức Việt Nam, không chỉ ở Hoa Kỳ mà luôn cả từ Viêt Nam và nhiều quốc gia khác nữa. Change.org chỉ công bố con số người ủng hộ petition chứ không đăng danh sách người ký tên. Danh sách này chỉ được change.org thông báo cho nơi gửi (VEF) và nơi nhận (White House) mà thôi.

 

Thư của Giáo sư Lê Xuân Khoa

 

Thưa quý anh chị,

 

Tôi giúp cho Viet Ecology Foundation (VEF) làm cuộc vận động này vì tôi biết họ là một nhóm chuyên gia về hệ sinh thái và môi trường đã làm việc ở Mỹ lâu năm. Anh Ngô Thế Vinh, tác giả hai cuốn sách nổi tiếng là "Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng" và "Cửu Long, Dòng Sông Nghẽn Mạch". đã được dịch sang tiếng Anh, cũng ở trong nhóm VEF. Vì anh Vinh là bác sĩ nên anh không làm Chủ tich VEF. Bản thân tôi, từ nhiều năm nay, cũng chỉ góp ý và giúp đỡ kỹ thuật cho các nhóm NGO chứ không chính thức tham gia một tổ chức nào hay đứng ra chủ trương một hoạt động cộng đồng nào. 

  

Về chuyện Nghĩa trang Biên Hòa thì anh Đinh Xuân Quân vừa cầm đầu một phái đoàn 4 người đi Việt Nam trong đó có hai đại diện Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ, để thảo luận luận về vấn đề Việt Nam chính thức cho phép Vietnamese American Foundation (VAF) trùng tu NTBH. VAF cũng đã viết thư cho Tổng thống Obama, và tôi đã viết thư follow-up cho White House gửi bằng priority mail (with receipt) ngày 26 April, 2016.

 

Tình hình còn khá phức tạp vì VN còn xoay sở chưa muốn giải quyết dứt khoát, nhưng Chủ tịch UB Ngoại giao Hạ Viện rất cương quyết ủng hộ VAF và ngày 29/4 vừa qua đã có statement trên diễn đàn Hạ viện về việc này. Xin lưu ý là nếu Quốc Hội không thông qua ngân sách viện trợ hay hợp tác với VN thì Hành pháp không thể thi hành được.

 

Thưa quý anh chị,

 

Lá thư gửi Tổng thống Obama của anh Phạm Phan Long, nhân danh Viet Ecology Foundation (VEF), rất cần thiết trước chuyến công du VN của ông Obama trong tháng Năm 2016. Đây là một bước đồng bộ với nhiều nhóm chuyên gia ở trong nước và quốc tế trong chiến dịch "Cứu nguy Đồng bằng Sông Cửu Long" hiện đang bị hạn hán và nhiễm mặn trầm trọng. Mấy tuần trước, VEF cũng đã viết thư cho Đại sứ Ted Osius và ông Osius đã lập tức chỉ thị cho bộ phận trong Sứ quán phụ trách về Lower Mekong Initiative (do cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton thành lập), chia sẻ thông tin và nghiên cứu các đề nghị của VEF. Một đường dây trao đổi giữa hai bên đã được thiết lập. Một cuộc Hội thảo quốc tế về ĐBSCL cũng vừa diễn ra tại Đại học Cần Thơ, nhưng rõ ràng là tiếng nói của các chuyên gia không đủ mạnh khiến chính phủ các nước lưu vực Mekong phải lưu tâm nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ. 

 

Vì vậy là thư của VEF gửi TT Obama (bản gốc tiếng Anh) cũng đã được chuyển thành petition và danh sách ký tên ủng hộ cập nhật hàng ngày trên change.org sẽ được White House theo dõi đều đặn. Chiến dịch Cứu nguy ĐBSCL không chỉ có mục đích vận động Hoa Kỳ và quốc tế đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân Việt Nam mà còn tham gia vào những nỗ lực chung ngăn chặn đám lãnh đạo Trung Quốc tiến hành kế hoạch hiểm độc của chúng, vừa chiếm đoạt đất nước Việt Nam vừa tiêu diệt khả năng trỗi dậy của dân tộc Việt. 

 

Không ai có thể nghi ngờ và chống đối những bước vận động khẩn cấp và cuối cùng của những người Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, có lương tâm và trách nhiệm trước hiểm họa mất nước và diệt chủng chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Tôi hi vọng số chữ ký ủng hộ petition này sẽ đủ nhiều để cho White House staff kịp chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi Việt Nam của ông trước cuối tháng Năm này.   

 

Kính thư,

 

Lê Xuân Khoa  

06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14469)
Trung Quốc hôm nay, 1/11, chính thức ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Thành Đô J-20, chứng tỏ sức mạnh quân sự.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15405)
Các cuộc biểu tình nổ ra vài giờ sau khi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ để xét xử 9 lãnh đạo và nhà báo của báo Cumhuriyet thế tục đối lập.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15283)
Chính quyền Obama ngày 04/11/2016 lại lên tiếng cảnh báo về những rủi ro nếu Quốc Hội Mỹ không thông qua Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, cho rằng hàng triệu công ăn việc làm của người Mỹ có thể bị mất đi nếu Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trương có hiệu lực.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15470)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: "Tôi tự tin về tương lai mối quan hệ song phương, mặc dù có một sự khác biệt ở đây, cách này hay cách khác.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15582)
Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 2/11 đã tới chào từ biệt 17 ngư phủ Việt Nam, gần hai tháng sau khi họ bị bắt giữ. Ngư dân Việt vẫy chào tạm biệt Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và các quan chức khác tại cảng Sual, tỉnh Pangasinan, miền bắc Philippines, 2/11/2016.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15444)
Hơn 200 di dân đã chết đuối trong hai vụ đắm tàu riêng biệt ở ngoài khơi bờ biển Libya, nhiều người sống sót cho Liên Hiệp Quốc biết.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 15842)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trở thành một trong những nhân vật có tiếng nói lớn nhất ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, khi ông chế giễu ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm thứ Năm, nói rằng ông Trump là “người đặc biệt thiếu năng lực để trở thành tổng thống nhất”.
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14439)
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin bà Choi Soon Sil - bạn thân của tổng thống Park Geun Hye đã bị bắt vào cuối ngày 31-10 sau khi bà này đến văn phòng công tố Seoul theo lệnh triệu tập.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 16775)
Pháo hạm cường quốc lũ lượt tiến vào Cam Ranh
20 Tháng Mười 2016(Xem: 16279)
Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng hôm 20/10 đã đưa ra nhận xét về Việt Nam.
20 Tháng Mười 2016(Xem: 15724)
Không cho nước nào đặt căn cứ! Nhưng: VĂN HÓA tổng hợp 19/10/16 Cảng Cam Ranh nhìn từ đài chỉ huy. Ảnh VH DIỄN TIẾN: - 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh. - 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh. - Đầu tháng 10/2016 , hai tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh. - 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải TQ "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày. -22/10/2016: Ba chiến hạm Tầu dự trù sẽ "thăm" Cam Ranh.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15376)
Thủ tướng Singapore thăm Úc để nâng cấp một thỏa thuận tự do thương mại và chung quyết một thỏa thuận có thể nhân đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15465)
Sự thay đổi chính sách đối ngoại của ông Duterte có thể là cơ hội vàng để Trung Quốc thay đổi tình thế ở Biển Đông khi Mỹ ngày càng bị đẩy xa khỏi Philippines.
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14967)
Trong buổi tiếp tư lệnh không quân Úc Mark Binski tới Bắc Kinh dự cuộc đối thoại Quốc phòng thường niên giữa hai nước, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Quốc nói : “Bắc Kinh mong muốn Úc phát biểu và hành động thật cẩn trọng trong vấn đề Biển Đông” (theo thông cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
13 Tháng Mười 2016(Xem: 14453)
- Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh. - Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là "Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới". - Kissinger và “Trật tự thế giới”