Thủ tướng Iceland từ chức sau vụ công bố ‘Tài liệu Panama’

05 Tháng Tư 20168:06 CH(Xem: 17198)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 06  APRIL 2016

image015

Thủ tướng Iceland từ chức sau vụ công bố ‘Tài liệu Panama’

image017

Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson phát biểu trong một phiên họp quốc hội tại Reykjavik, ngày 04 tháng 4 năm 2016.

 

Thông bị lộ gồm tên, số căn cước, địa chỉ, ngày sinh và tên tuổi cha mẹ. Thông tin cá nhân của Tổng thống và Thủ tướng nước này cũng bị phổ biến

Thủ tướng Iceland hôm thứ Ba từ chức giữa làn sóng biểu tình phản đối rộng khắp theo sau những tiết lộ về những khoản đầu tư gây nhiều nghi vấn của ông ta ở nước ngoài.

Trước đó trong ngày thứ Ba, Tổng thống Olafur Ragnar Grimsson, người đã cắt ngắn chuyến thăm ở Mỹ, đã khước từ yêu cầu của Thủ tướng Sigmundur David Gunnlaugsson giải tán chính phủ và quốc hội và loan báo những cuộc bầu cử mới, sau vụ công bố ‘Tư liệu Panama.’

Thủ tướng Gunnlaugsson trước đó đã chịu áp lực từ chức từ hàng ngàn người biểu tình phản đối vì những tài liệu cho thấy ông ta và vợ thành lập một công ty với sự giúp đỡ của một công ty luật ở Panama trong vụ rò rỉ dữ liệu thuế quy mô lớn. Ông Gunnlaugsson đã phủ nhận làm bất cứ điều gì phi pháp, nói rằng tất cả những khoản thuế đều được thanh toán.

Ông Gunnlaugsson nằm trong số 140 chính trị gia và quan chức công cử khắp thế giới bị nêu tên trong Tài liệu Panama, khơi lên những nghi vấn về điều bị cho là hành vi sai trái về tài chính.

Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), hợp tác với báo Sueddeutsche Zeitung của Đức và hơn 100 tổ chức thông tấn khác, cho biết trong một báo cáo hôm Chủ nhật rằng 11,5 triệu tài liệu họ có được từ một công ty luật ở Panama cho thấy những chính trị gia và quan chức công cử, bao gồm 12 nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và trước đây, có dính líu tới việc trốn thuế.

Ngoài Thủ tướng Iceland, ICIJ nói những tư liệu từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama cho thấy hàng chục những giao dịch dính dáng đến những người hoặc công ty có liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ năm 1977 đến năm 2015.

Những nhân vật cao cấp khác bao gồm thủ tướng Pakistan, tổng thống Ukraine và Argentina, và quốc vương Ả-rập Saudi./

VOA 06.04.2016

20 Tháng Bảy 2017(Xem: 12644)
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 15120)
1. biển Đông Việt Nam. 2. biển Tây Philippines. 3. biển Nam Trung Quốc. 4. biển Bắc Indonesia, Malaysia, Brunei. 5. Vịnh Thái Lan. 6. Vịnh Bắc Bộ. 7. Biển Quốc Tế. (theo VĂN HÓA)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14030)
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị G20, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, thay vì đối tác toàn diện như hiện nay.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 12947)
Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13128)
Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh : “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13583)
Trong một động thái bất thường, cô Ivanka Trump ngồi thế chỗ bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong phiên họp của các nhà lãnh đạo G20. Ông Trump rời cuộc họp trong chốc lát để gặp nhà lãnh đạo Indonesia. Cô Ivanka đảm nhiệm vị trí cố vấn cho bố.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14891)
Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất. Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13281)
Hãng tin Reuters nói thêm, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không cho phép hải quân tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông ... Ngược lại, ông Duterte tỏ ra cởi mở về sự hợp tác trên Biển Sulu, trước các hoạt động ngày càng dồn dập của quân Hồi giáo trong khu vực.