Myanmar có tổng thống dân sự đầu tiên trong hơn 50 năm

31 Tháng Ba 20169:45 CH(Xem: 15474)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 0I  APRIL  2016

Myanmar có tổng thống dân sự đầu tiên trong hơn 50 năm

image021

Tân Tổng thống Htin Kyaw lên thay cho ông Thein Sein trong lễ tuyên thế nhậm chức tại thủ đô Naypidaw, ngày 30/3/2016.

 

Lãnh tụ dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã được đề cử để trở thành một thành viên trong nội các của Tổng Thống tân cử Htin Kyaw

Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar trong vòng hơn 50 năm đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Naypidaw. Thông tín viên Richard Green của đài VOA tường thuật.

Ông Ktin Kyaw tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lể diễn ra trong một thời gian ngắn trước một phiên họp của lưỡng viện quốc hội, với lời cam kết trung thành với “nước Cộng hoà Liên bang Myanmar.”

"Với tư cách tân chính phủ, chúng tôi sẽ cố gắng xác lập hiến pháp đạt được những nguyên tắc hoà giải dân tộc, theo đuổi tiến trình hoà bình quốc gia, và thiết lập liên bang dân chủ, và chúng tôi sẽ cố gắng làm việc để phát triển cuộc sống và nâng cao mức sống của người dân."

Hai vị phó Tổng thống Myint Swe và Henry Van Tio cũng tuyên thệ nhậm chức cùng với ông Htin Kyaw.

Lễ tuyên thệ này chính thức chấm dứt chế độ quân nhân đã nắm quyền ở Myanmar từ năm 1962. Ông Htin Kyaw lên thay cho ông Thein Sein, một cựu tướng lãnh lên nắm quyền năm 2011 khi tập đoàn quân nhân chuyển giao quyền hành cho một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự và tiến hành những biện pháp cải cách sâu rộng về kinh tế và chính trị.

Thượng nghị sĩ Thiri Yadana cho biết bà cảm thấy xúc động khi chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức.

Khi tôi nghe bài diễn văn của tân Tổng thống dân sự, bài diễn văn thật hay, toàn thể quốc hội và đất nước này đã được nghe những ngôn từ mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe và chúng tôi có những cảm xúc mà trước đây chung tôi chưa từng có.

image023

Bà Suu Kyi cam kết sẽ nắm quyền cai trị đất nước thông qua ông Htin Kyaw, người bạn thuở nhỏ và là người thân tín lâu năm của bà. Theo dự liệu, bà sẽ nắm giữ cùng lúc 4 chức vụ, kể cả chức bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng văn phòng tổng thống.

Cùng tuyên thệ nhậm chức trong ngày hôm nay là nội các gồm 18 thành viên, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc. Đảng này nắm quyền kiểm soát cả hai viện của quốc hội sau khi giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 11.

Người phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình này không được làm tổng thống vì một điều khoản trong hiến pháp do quân đội soạn thảo không cho phép những người có vợ chồng con cái là người nước ngoài nắm giữ chức vụ này. Người chồng quá cố của bà cùng với hai đưa con trai của bà là công dân Anh.

Nhưng bà Suu Kyi cam kết sẽ nắm quyền cai trị đất nước thông qua ông Htin Kyaw, người bạn thuở nhỏ và là người thân tín lâu năm của bà.

Theo dự liệu, bà sẽ nắm giữ cùng lúc 4 chức vụ, kể cả chức bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng văn phòng tổng thống.

Hiến pháp hiện hành cũng bảo đảm là quân đội nắm giữ 25% số ghế tại quốc hội cùng với các chức vụ then chốt là bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng quốc phòng./ VOA 30.03.2016

Tổng thống Miến Điện Thein Sein : chuyên gia diễn biến hoà bình

image025

Tổng thống Miến Điện Thein Sein (phải) tới dự phiên họp cuối cùng Quốc Hội cũ tại Naypyidaw ngày 28/01/2016.REUTERS/Soe Zeya Tun

Thein Sein, viên tướng cột trụ trong tập đoàn quân phiệt một thời giam cầm nhà đối lập Aung San Suu Kyi sẽ bàn giao chính quyền cho cựu tù nhân của mình vào ngày 30/03/2016. Có ai ngờ một nhân vật lầm lỳ, bị xem là « tay sai » của bạo chúa Than Shwe, đã đưa quốc gia Đông Nam Á bị cô lập vào con đường dân chủ mà không đổ một giọt máu .

Cách nay năm năm, khi được chỉ định làm tổng thống Miến Điện với một chính phủ dân sự hình thức thay thế tập đoàn tướng lãnh rút lui vào hậu trường, tướng Thein Sein bị công luận trong và ngoài nước xem là bù nhìn của nhà độc tài Than Shwe già yếu. Với gương mặt lầm lỳ, ông cam kết sẽ thực hiện tiến trình « dân chủ hóa có kỹ luật ». Hơn 50 triệu dân Miến Điện bán tín bán nghi.

Vào ngày 30/03/2016 tới, Miến Điện sẽ có vị tổng thống dân sự đầu tiên. Sau năm năm thực hiện lời hứa, với nhiều lúc thăng trầm, tổng thống mãn nhiệm Thein Sein sẽ bàn giao quyền lực cho ông Htin Kyaw, nhân vật tín cẩn của bà Aung San Suu Kyi. Cuộc chuyển giao quyền lực sẽ ghi dấu một trang sử mới tại Miến Điện sau gần 70 năm do tướng lãnh hoặc cựu tướng cai trị.

Tầm ngầm mà đấm chết voi

Xuất thân từ một gia đình nông dân ở châu thổ sông Irrawaddy, tên tuổi của ông Thein Sein từ đây gắn liền với chính sách mở cửa đem lại dân chủ và tự do, khát vọng của dân chúng.

Thật ra thì vai trò của tổng thống Thein Sein cũng rất hạn chế. Ông được đặt đúng chổ và làm đúng việc : Không để phe quân đội bị mất nhiều quyền lợi, nhưng cũng phải thỏa mãn khát vọng tự do dân chủ của người dân muốn hội nhập vào trào lưu thế giới.

Luật sư Yi Yi, 59 tuổi, ở Rangun mô tả tình hình Miến Điện trong năm năm Thein Sein như sau : Chúng tôi chỉ mới dễ thở hơn so với thời chế độ quân phiệt. Người dân muốn thay đổi hoàn toàn trong khi họ chỉ mới cởi áo nhà binh.

Tuy vậy, nhờ tướng Thein Sein tôn trọng lịch trình dân chủ hóa « kỷ luật », mà bầu cử dân chủ đã diễn ra và người dân mới có cơ hội bầu cho đối lập. Nhà phân tích độc lập Richard Horsey nhận định với AFP : Công luận rất ngạc nhiên vì nhân vật được xem là kẻ thừa hành của nhà độc tài Than Shwe đã không hành xử như bù nhìn khi lên nhậm chức tổng thống năm 2011.

Diễn biến hoà bình có báo trước

Ngay những tháng đầu tiên, ông đã gặp lãnh đạo Aung San Suu Kyi, được thả ra khỏi nhà giam vào năm 2010. Sau đó, ông ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị, chấm dứt kiểm duyệt thông tin báo chí, sách vở, điện ảnh, nối lại đối thoại với các sắc tộc nổi dậy đòi quyền tự trị rộng rãi hơn.

Nhưng hành động ngoạn mục nhất của ông là đình chỉ dự án một đập thủy điện khoảng 3 tỷ đôla, do Trung Quốc đầu tư, một đòn đau đối với Bắc Kinh.

Cho đến hôm nay, giới phân tích không rõ những động cơ nào đã thúc đẩy tướng Thein Sein dân chủ hóa đất nước thay vì bám trụ : Vì thấy lòng bất mãn của dân chúng quá cao, vì sợ mất chủ quyền về tay Trung Quốc, vì thấy quốc nhục chậm tiến so với trào lưu thế giới ? Rất có thể là cả ba lý do hợp lại.

Công lao và vết nhơ để lại

Theo ghi nhận của AFP từ Rangoon, chính quyền Thein Sein vẫn để lại một số vết nhơ : hàng chục sinh viên tranh đấu đòi cải cách giáo dục vẫn còn bị giam, để trổi dậy làn sóng kỳ thị Hồi Giáo của một hệ phái Phật Giáo cuồng tín. Trong những ngày cuối cùng của chính phủ mãn nhiệm, không ít thân nhân của tướng lãnh, sĩ quan bị tố cáo tranh thủ giành giựt nhiều hợp đồng kinh doanh béo bở.

Hệ quả 70 năm quân đội cầm quyền sẽ còn ảnh hưởng lâu dài tại Miến Điện, vì phe quân sự vẫn duy trì quyền lực chính trị và kinh tế. Nhiệm vụ của tân chính quyền dân sự do vậy sẽ rất cam go và phải nhanh chóng mang lại kết quả cụ thể để không phụ lòng dân tín nhiệm.

Cũng theo AFP, đối với đông đảo người Miến Điện, di sản lớn nhất của tướng Thein Sein là vai trò của ông trong công cuộc bàn giao chính trị, ôn hoà, không đổ máu.

Nỗ lực hoà giải này, nỗi ám ảnh của các chế độ độc tài, được gọi là « diễn biến hoà bình ».

Tú Anh RFI 30-03-2016

19 Tháng Năm 2015(Xem: 19895)
"Mỹ đang tập trung sức mạnh quân sự vào Biển Đông và bắt buộc phải rút khỏi cục diện Ukraine. Trước chuyến công du Trung Quốc ngày 16/5 của Ngoại trưởng John Kerry, hôm 13/5 Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức điều trần về cục diện Biển Đông, Hoa Đông. Tại đây Trợ lý của ông Kerry, Daniel Russel đã nói với các Thượng nghị sĩ rằng Ngoại trưởng Mỹ sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình chuyện Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông vào ngày 17/5."
19 Tháng Năm 2015(Xem: 20879)
Bắc Kinh-Tập Cận Bình: « về đại cục là ổn định »; Tân Hoa Xã trích lời lãnh đạo Trung Quốc : « Thái Bình Dương rộng lớn tương đối rộng để đón tiếp cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ » và hai nước cần giải quyết các khác biệt « sao cho đường hướng chung trong quan hệ song phương không bị ảnh hưởng ».
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19829)
"Vương Nghị: Trung Quốc và Mỹ có "nhiều lợi ích chung hơn là những khác biệt" và kêu gọi cả hai bên "hành động trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung trong khi xếp lại các dị biệt".
17 Tháng Năm 2015(Xem: 19916)
"Tổng thống Hollande nêu lên ý tưởng muốn tăng cường quan hệ đối tác giữa Paris và La Habana, để nước Pháp đóng vai trò hàng đầu trong quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Cuba."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 23020)
Phe đối lập thường hay chê bai rằng tổng thống Obama là một người chỉ đủ năng lực giải quyết các vấn đề quốc nội như kinh tế của Mỹ, và thường tỏ ra nhu nhược và thiếu quyết đoán trong các vấn đề đối ngoại. Họ đã nhầm.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 19052)
“Nước này cũng phải đặt ra mức lương tối thiểu, phải thông qua các luật liên quan tới nơi làm việc an toàn để bảo vệ công nhân, cũng như thậm chí sẽ lần đầu tiên phải bảo vệ quyền được tự do lập nghiệp đoàn của công nhân. Đó là một sự khác biệt lớn.”
12 Tháng Năm 2015(Xem: 19152)
"Quốc ca Pháp La Marseillaise vang lên trên quảng trường Cách mạng tại La Habana phía sau là tấm chân dung bằng thép khổng lồ Ernesto Guevara. Tổng thống François Hollande chiêm ngưỡng hơn một nửa thế kỷ lịch sử trôi qua. Ông vừa được Fidel Castro tiếp tại tư dinh, như người trong nhà."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 21504)
Trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt tại văn phòng của bà tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, bà Sanchez bình luận về chuyến đi sắp tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng trước hết bà nói về hiểu biết của bà về Cuộc chiến Việt Nam 40 năm về trước.
07 Tháng Năm 2015(Xem: 20123)
"Một hạ nghị sỹ Mỹ tháp tùng phái đoàn Quốc hội nước này đến Việt Nam đã có chuyến thăm viếng các nhân vật bất đồng chính kiến như Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, ông Nguyễn Tiến Trung và đến viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, thông cáo từ văn phòng vị hạ nghị sỹ này cho biết."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 19984)
Thông cáo của ông John Kerry ngày 5/5 nói: “Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân này và toàn bộ các phóng viên bị cầm tù vì làm đúng việc của mình.”
05 Tháng Năm 2015(Xem: 20582)
"Lãnh đạo đảng cầm quyền Đài Loan và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm cấp cao nhất giữa hai bên trong sáu năm. Chủ tịch Quốc Dân Đảng, Eric Chu, đã có mặt ở Bắc Kinh dự cuộc họp, một dấu hiệu ấm lên trong quan hệ giữa hai bên."
05 Tháng Năm 2015(Xem: 19704)
"Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay sẽ chính thức đề cử Đại tướng Joseph Dunford, Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến, giữ chức Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân. Nếu được Thượng viện chuẩn thuận, Đại tướng Dunford, sẽ là viên tướng Thuỷ quân Lục chiến thứ nhì từ trước tới nay giữ chức Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 20690)
"Chuyến viếng thăm của ông Abe nhấn mạnh tới tầm quan trọng về cả an ninh lẫn kinh tế cho tương lai vùng châu Á - Thái Bình Dương. Quan trọng không kém so với vấn đề quốc phòng và củng cố hợp tác an ninh là việc tiếp tục thảo luận về thỏa thuận hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia, sáng kiến do ông Obama và ông Abe đưa ra."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 21985)
"Các nhà lãnh đạo ASEAN vừa ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.Tuyên bố này được đưa ra chiều 28/4, sau khi bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 diễn ra tại Kuala Lumpur và Langkawi, Malaysia."
03 Tháng Năm 2015(Xem: 20303)
"Thoả thuận quốc phòng mới giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gây ra những mối lo ngại ở hai lân bang Nam Triều Tiên và Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA tại Seoul"
26 Tháng Tư 2015(Xem: 20143)
"Tại Iraq, liên quân đã sử dụng các chiến đấu cơ, máy bay đánh bom và máy bay được điều khiển từ xa để tiến hành 11 cuộc không kích nhắm vào những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo.Theo chỉ huy của liên quân do Mỹ lãnh đạo, các cuộc không kích này đã được Bộ Quốc phòng Iraq cho phép."
26 Tháng Tư 2015(Xem: 21597)
"Thịnh tình" của Islamabad đối với nhà lãnh đạo Trung Nam Hải quả là độc nhất vô nhị. "Thậm chí Thủ tướng Pakistan Nawaz Sherif còn yêu cầu 1 chiếc trực thăng chở ông từ Phủ Tổng thống theo đoàn xe Tập Cận Bình ra tận sân bay tiễn khách quý để tỏ tấm lòng."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 22757)
"Số người chạy trốn khỏi tình trạng chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi đã tăng vọt trong những tháng gần đây. Họ tìm đường đến châu Âu trên những con tàu đông đúc và thiếu điều kiện đi biển. Tổ chức Di trú Quốc tế cho biết cho đến thời điểm này trong năm 2015 số người chết đã nhiều hơn gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái và con số người chết có thể tăng đến 30.000".