Nhật khởi động radar theo dõi Trung Quốc tại biển Hoa Đông

29 Tháng Ba 201611:40 CH(Xem: 17137)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 30  MAR  2016

Nhật khởi động radar theo dõi Trung Quốc tại biển Hoa Đông

image035

Vị trí đảo Yonaguni, nơi Nhật Bản đặt trạm radar mới cũng như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thực thể tranh chấp giữa các nước. Ảnh: Google

image037

Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc đang tranh chấp. Ảnh: Kyodo

image039image041

Ngày 28/03/2016, Nhật Bản khánh thành hệ thống radar mới trên đảo Yonaguni. Ảnh chụp đảo Yonaguni ngày 28/03/2007.REUTERS/Kyodo

Ngày 28/03/2016, Nhật Bản khánh thành hệ thống radar mới trên đảo Yonaguni, gần Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Mục tiêu của căn cứ này là theo dõi các hoạt động của Hải Quân Trung Quốc và phục vụ các chiến dịch quân sự của Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Theo hãng tin Reuters, căn cứ Yonaguni nằm ở phía tây nam quần đảo Nhật Bản, cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 150 km về phía nam, cách Đài Loan khoảng 100 km về phía đông. Đảo Yonaguni với 1.500 dân cư, trải rộng trên một diện tích 30 cây số vuông, nằm sát khu vực nhân diện phòng không mà Trung Quốc ban hành trên vùng biển Hoa Đông từ năm 2013.

Theo phân tích của một cựu chuyên gia quân sự Nhật Bản, giáo sư Nozomu Yoshitomi thuộc đại học Nihon, trạm radar vừa được khánh thành làm Bắc Kinh tức giận. Ngoài nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, hệ thống radar này còn được sử dụng cho các chiến dịch quân sự của Nhật Bản trong khu vực.

Trạm radar trên đảo Yonaguni là một trong số những phương tiện phòng vệ được Tokyo triển khai dọc theo quần đảo Nhật Bản. Chính quyền Nhật Bản dự trù trong 5 năm tới sẽ tăng thêm 20% quân số trong vùng biển Hoa Đông, nâng tổng số lính đồn trú trong vùng lên 10.000 quân. Ngoài ra, Tokyo cũng sẽ triển khai tên lửa dọc theo bờ tây, trải dài trên khoảng 1.400 km, từ đảo Kyushu cho đến tận sát Đài Loan.

Để tiến vào được khu vực Tây Thái Bình Dương, tàu của Hải Quân Trung Quốc phải vượt được bức tường phòng thủ này của Nhật Bản. Theo giới quan sát, đây là một trục giao thông huyết mạch đối với Trung Quốc, cả về mặt thương mại lẫn quân sự./

Thanh Hà RFI 28-03-2016

20 Tháng Bảy 2017(Xem: 12648)
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 15125)
1. biển Đông Việt Nam. 2. biển Tây Philippines. 3. biển Nam Trung Quốc. 4. biển Bắc Indonesia, Malaysia, Brunei. 5. Vịnh Thái Lan. 6. Vịnh Bắc Bộ. 7. Biển Quốc Tế. (theo VĂN HÓA)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14035)
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị G20, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, thay vì đối tác toàn diện như hiện nay.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 12951)
Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13132)
Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh : “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13590)
Trong một động thái bất thường, cô Ivanka Trump ngồi thế chỗ bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong phiên họp của các nhà lãnh đạo G20. Ông Trump rời cuộc họp trong chốc lát để gặp nhà lãnh đạo Indonesia. Cô Ivanka đảm nhiệm vị trí cố vấn cho bố.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14897)
Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất. Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13283)
Hãng tin Reuters nói thêm, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không cho phép hải quân tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông ... Ngược lại, ông Duterte tỏ ra cởi mở về sự hợp tác trên Biển Sulu, trước các hoạt động ngày càng dồn dập của quân Hồi giáo trong khu vực.