TT Obama tại Cuba: "Vượt qua các rào cản lịch sử và chủ thuyết, những rào cản của đau khổ và chia cách”

22 Tháng Ba 20167:04 CH(Xem: 17270)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  23  MAR  2016

TT Obama tuyên bố sẽ chôn vùi 'tàn dư cuối cùng' của Chiến tranh Lạnh

image011

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu với nhân dân Cuba tại Gran Teatro ở Havana, ngày 22/3/2016.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay thừa nhận lịch sử khó khăn giữa Hoa Kỳ và Cuba, nhưng đưa ra một “thông điệp hòa bình” cho nhân dân Cuba khi ông sắp kết thúc chuyến thăm lịch sử đến quốc gia cộng sản này.

Ông Obama nói với một đám đông tại đại hí viện lịch sử El Gran Teatra de Havana: "La Habana chỉ cách Florida có 145 kilomet, nhưng để đến đây, chúng ta đã phải đi một quãng đường lớn vượt qua các rào cản lịch sử và chủ thuyết, những rào cản của đau khổ và chia cách.”

Tổng thống Obama nói những bất đồng giữa các chính phủ ở Washington và La Habana là “có thật và rất quan trọng,” nhưng ông nói cả hai bên vẫn có thể tiến tới với việc bình thường hóa quan hệ mang tính lịch sử.

Ông Obama tuyên bố một cách tự tin: “Tôi đã đến đây để chôn vùi tàn dư cuối cùng của cuộc Chiến tranh Lạnh ở châu Mỹ. Tôi đã đến đây để giơ một bàn tay thân hữu ra với dân chúng Cuba.”

Ông Obama cũng hô hào chấm dứt mấy chục năm cấm vận kinh tế Cuba, mà ông gọi là một ‘gánh nặng lỗi thời” đối với dân chúng Cuba. Ông nói “Đã đến lúc bãi bỏ lệnh cấm vận.”

Nhưng Tổng thống Obama cũng cực lực chỉ trích chính phủ Cuba, và nói cho dù lệnh cấm cận có được bãi bỏ, thì dân chúng Cuba vẫn sẽ không có thể tận dụng được tiềm năng nếu không có những cải cách dân chủ.

Ông Obama nói “Dân chúng phải có quyền chỉ trích chính phủ và chọn những người cai trị mình.”

Sau đó trong ngày hôm nay, ông Obama sẽ dự một trận bóng chày giữa đội Tampa Bay Rays và đội tuyển quốc gia Cuba,

Hôm qua, ông Obama đã họp với Chủ tịch Raul Castro của Cuba và mở các cuộc hội đàm mà ông gọi là “thành thực và thẳng thắn” về những phương sách để thúc đẩy các nỗ lực bình thường hóa giữa hai nước.

Tại một cuộc họp báo sau đó, ông Obama ca ngợi tiến bộ đạt được trong bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba trong khi thừa nhận rằng 2 bên vẫn tiếp tục có những bất đồng “rất nghiêm trọng” về dân chủ và nhân quyền.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói trong khi ông nói “rõ” với ông Castro rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nói lên về nhân quyền, “Số phận của Cuba sẽ vẫn không do Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào định đoạt. Tương lai của Cuba sẽ do người dân Cuba định đoạt.”

Trong một sự kiện hiếm hoi, ông Castro đã đồng ý trả lời các câu hỏi của ký giả sau khi các nhà lãnh đạo đưa ra các nhận định.

Sau khi được hỏi về các tù nhân chính trị, ông Castro đã có phản ứng giận dữ. Ông yêu cầu đưa cho ông xem một danh sách những người bị giam giữ. Lập trường của Cuba là họ không giam giữ các tù nhân như vậy.

Ông Castro nói, ““Hãy đưa cho tôi danh sách các tù nhân chính trị ngay bây giờ, và nếu có danh sách này, thì họ sẽ tôi sẽ trả tự do được trả tự do ngay trước khi hết đêm nay.”

Tại thủ đô Washington, giám đốc điều hành Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản, ông Marion Smith đã phản ứng trước các nhân định của ông Castro răng, “Chúng tôi có danh sách đó, thưa Chủ tịch Castro.”

Tuần trước, trước khi ông Obama lên đường đi La Habana, tổ chức vừa kể đã cung cấp một danh sách các nhân vật bất đồng chính kiến bị bỏ tù, gọi là “Nhóm 51 người bị bỏ quên” cho các hệ thống truyền thông lớn và các phóng viên.

Tại một cuộc họp báo với các ký giả ở La Habana sau đó trong ngày, phụ tá cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói ông đã chia sẻ với giới hữu trách Cuba nhiều danh sách các tù nhân chính trị trong vòng 2 năm rưỡi vừa qua.

Ông Rhodes nói Hoa Kỳ thường xuyên nêu ra những trường hợp các tù nhân chính trị cụ thể, và nhiều vụ đã được giải quyết. Nhưng ông nói Cuba nhấn mạnh rằng họ không coi họ là tù nhân chính trị, và các tù nhân này bị giam giữ về những tội phạm khác.

Tổng thống Obama dự báo kết thúc cấm vận

image013

Trong các nhận định, ông Castro hoan nghênh việc nới lỏng những hạn chế về thương mại và du hành do Washington thông báo, nhưng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hành động để gỡ bỏ lệnh cấm vận đã áp dụng từ 55 năm đối với đất nước cộng sàn này. Ông Castro cũng kêu gọi Hoa Kỳ trả lại đất sử dụng làm căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo.

Lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ áp đặt cho Cuba chỉ có thể được bãi bỏ bởi Quốc hội Hoa Kỳ do đảng Cộng hòa kiểm soát, nơi có sự bất đồng về sự thay đổi chính sách của ông Obama từ cô lập chuyển qua giao tiếp với Cuba.

Tổng thống Obama thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Cuba sớm trong năm cuối tại chức trong cố gắng làm cho đường lối mới của Washington đối với Cuba nhất thiết không thể đảo ngược được, theo Tòa Bạch Ốc.

Để thúc đẩy chính sách này vượt qua khỏi năm cuối tại chức, tổng thống Obama cần được sự ủng hộ của cả hai đàng. Ông Obama đã đi cùng với một phái đoàn gần 40 nhà lập pháp, gồm cả các đảng viên Dân chủ lẫn Cộng hòa.

Ông nói các nhà lập pháp có phần chắc hơn sẽ ủng hộ chính sách đó khi họ nhìn thấy tiến bộ dưới chính sách mới về Cuba. Ông cũng nói tiến độ bình thường hóa cũng sẽ lệ thuộc vào mức độ tiến bộ mà Cuba đạt được về các vấn đề nhân quyền.

Trong buổi xuất hiện chung, ông Obama đưa ra dự báo, “Lệnh cấm vận sẽ chấm dứt. Khi nào ư? Tôi không thể hoàn toàn chăc chắn, nhưng nó sẽ chấm dứt.”

Ông Obama và ông Castro đã bắt tay nhau trước khi bước vào các cuộc hòa đàm ở Dinh Cách mạng, 1 ngày sau khi ông Obama trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên đến đảo quốc này.

Ngày tại La Habana

image015

Tổng thống Obama dự lễ đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm anh hùng độc lập Cuba Jose Marti tại Quảng trường Cách mạng.

Trước đó trong ngày thứ hai, ông Obama đã dự lễ đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm anh hùng độc lập Cuba Jose Marti tại Quảng trường Cách mạng.

Ông Obama viết trong sổ khách: “Thực là một vinh dự lớn được tưởng niệm ông Jose Marti, người đã dâng hiến cuộc đời cho nền độc lập của tổ quốc mình. Lòng nhiệt thành đối với tự do, và tự quyết sống mãi trong lòng dân chúng Cuba hôm nay.”

Khắp La Habana hôm qua, dân chúng xếp hàng dọc theo đường phố khi đoàn xe của Tổng thống Hoa Kỳ chạy qua sau khi ông đến nơi, với các đám đông, vẫy tay, reo hò, gửi những cái hôn gió và hô to tên ông Obama.

Tại một cuộc họp của nhiều doanh nhân Cuba và những người trong giới kinh doanh Hoa Kỳ ở La Habana hôm thứ hai, ông Obama tuyên bố Hoa Kỳ muốn giúp các nhà kinh doanh Cuba, và cách tốt nhất để làm việc này là Quốc hội Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba “một cách dứt khoát.”

Tổng thống Obama nói tại cuộc họp rằng “nước Mỹ muốn là đối tác của quý vị.”/

VOA 23.03.2016

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

TT John F. Kennedy, TT Nikita Khrushchev và cuộc "Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962"

image016image018

Hình tham khảo trên của CIA chụp tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung R-12 của Liên Xô (NATO gọi tên là SS-4) ở Quảng trường Đỏ, Moskva. Hình dưới: Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev.

Khủng hoảng tên lửa Cuba (tiếng Anh: Cuban Missile Crisis hay còn được biết với tên gọi Khủng hoảng tháng 10 tại Cuba) là một cuộc đối đầu giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1962 trong thời Chiến tranh lạnh.

Tháng 9 năm 1962, chính phủ Cuba và Liên Xô bắt đầu bí mật xây dựng các căn cứ trên đất Cuba để khai triển một số tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung có khả năng đánh trúng đa số các mục tiêu trên Hoa Kỳ lục địa. Hành động này xảy ra sau sự kiện Hoa Kỳ triển khai tên lửa Thor IRBM trên đất Vương quốc Anh vào năm 1958 và tên lửa Jupiter IRBM trên đất ÝThổ Nhĩ Kỳ năm 1961; tổng cộng có hơn 100 tên lửa do Hoa Kỳ chế tạo có khả năng đánh trúng Matxcova bằng đầu đạn hạt nhân.

Ngày 14 tháng 10 năm 1962, phi cơ do thám U-2 của Hoa Kỳ chụp được những bằng chứng không ảnh cho thấy các căn cứ tên lửa của Liên Xô đang được xây dựng tại Cuba.

Cuộc khủng hoảng này có cấp bậc ngang tầm với cuộc phong tỏa Berlin vì đây là một trong các vụ đối đầu chính của Chiến tranh lạnh và thường được xem là khoảnh khắc mà Chiến tranh lạnh tiến gần nhất để biến thành một cuộc xung đột hạt nhân.[1] Hoa Kỳ đã xem xét đến việc tấn công Cuba bằng không lực và hải lực và tiến hành "cách ly" Cuba bằng quân sự. Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ không cho phép vũ khí tấn công được gởi đến Cuba và đòi hỏi rằng Liên Xô phải tháo bỏ các căn cứ tên lửa đang được xây hay đã xây dựng xong tại Cuba và dẹp bỏ hết tất cả các loại vũ khí tấn công.

Chính phủ của Tổng thống Kennedy hy vọng mỏng manh rằng Điện Kremlin sẽ đồng ý với những đòi hỏi của họ và chờ đợi một cuộc đối đầu quân sự.

Về phía Liên Xô, Nikita Khrushchev viết một lá thư gửi cho Kennedy trong đó nói rằng việc Kennedy ra lệnh phong tỏa "giao thông trong vùng biển và không phận quốc tế là một hành động gây hấn đưa con người vào vực thẳm của một cuộc chiến tranh bằng tên lửa hạt nhân toàn cầu." Fidel Castro khuyến khích Khrushchev mở một cuộc tấn công hạt nhân đánh trước phủ đầu chống Hoa Kỳ.

Ngoài mặt, cả Xô Viết lẫn Hoa Kỳ đều tỏ ra không nhân nhượng trước những đòi hỏi công khai của nhau, nhưng tại các cuộc tiếp xúc bí mật sau hậu trường họ đưa ra một đề nghị giải quyết cuộc khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng kết thúc vào ngày 28 tháng 10 năm 1962 khi Tổng thống John F. KennedyTổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant đạt đến một thỏa thuận với vị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trong việc Liên Xô tháo bỏ các vũ khí tấn công và đưa chúng trở về nước mình dưới giám sát kiểm tra của Liên Hiệp Quốc để đổi lấy việc Hoa Kỳ đồng ý sẽ không bao giờ xâm chiếm Cuba và thỏa thuận ngầm là sẽ rút các tên lửa Jupiter hạt nhân của Mỹ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, những tên lửa này được Mỹ lắp đặt vào năm 1961 tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ.[2]

Liên Xô tháo bỏ các hệ thống tên lửa và các trang bị hỗ trợ, đưa chúng xuống tám chiếc tàu Liên Xô từ ngày 5-9 tháng 11. Một tháng sau đó, ngày 5 và 6 tháng 12, các oanh tạc cơ Liên Xô Il-28 được đưa xuống ba chiếc tàu Liên Xô và đưa trở về Liên Xô. Cuộc phong tỏa chính thức kết thúc lúc 18h45 giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 20 tháng 11 năm 1962.

Một phần trong thỏa thuận bí mật là tất cả các tên lửa đạn đạo PGM-17 ThorPGM-19 Jupiter đã được khai triển ở châu Âu phải bị tháo dỡ trước tháng 9 năm 1963.

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã khai sinh ra thỏa hiệp đường dây nóng (hotline agreement) và đường dây nóng Moscow-Washington, một đường dây thông tin liên lạc trực tiếp giữa Matxcova và Washington, D.C. (theo Wikipedia)./

21 Tháng Giêng 2016(Xem: 18601)
"Chùa Giác Hoàng là một ngôi chùa lớn nằm giữa thủ đô nước Mỹ (tọa lạc tại số 5401 đường 16, NW, Washington, DC 20011) được thành lập từ năm 1976, chỉ một năm sau ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và được coi như một ngôi “chùa Quốc gia” với sư và Phật tử đều là những người tị nạn cộng sản".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 16648)
"Các ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ ở Mỹ đã tham gia cuộc tranh luận lần thứ tư hôm Chủ Nhật. Họ tranh cãi về chính sách đối nội Mỹ nhằm nêu rõ sự khác biệt giữa họ với nhau trước khi cuộc bầu cử sớm diễn ra. Thông tín viên Katherine Gypson của đài VOA tường thuật".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 17368)
"Bà Thái Anh Văn sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Bà lên thay cho ông Mã Anh Cửu, là người đã nắm quyền trong 8 năm và không được tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 16969)
Ứng viên Tổng thống Mỹ phải: “sinh ra đã là người Mỹ” – điều này chưa bao giờ bị thách thức tại tòa nhưng vẫn thường được giải thích rộng rãi là sinh ra là công dân Mỹ, tức sinh ra ở Mỹ và có một trong hai cha mẹ là công dân Mỹ
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 18495)
"Ba ngày sau khi thông báo cho nổ thử thành công bom H, hôm nay 09/01/2016, Bình Nhưỡng cho công bố video phô trương một vụ bắn thử tên lửa đạn đạo mới từ tàu ngầm".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 18636)
"Ngồi bên cạnh bà Michelle Obama sẽ là Naveed Shah, một cựu binh sĩ Mỹ người Hồi giáo, đến Mỹ từ lúc nhỏ khi cha mẹ nhập cư từ Pakistan. Shah nhập ngũ vào năm 2006 và đã phục vụ tại Iraq".
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 34434)
" ... môn Sử có một lúc đã bị loại khỏi chương trình học của bậc trung học phổ thông, sau đó được Quốc Hội Việt Nam quyết định giữ lại; nhưng những người quan tâm đến vấn đế này và tương lai của nền giáo dục Việt Nam vẫn không mấy tin tưởng mà vẫn còn thắc mắc là sử nào sẽ được dạy và dạy như thếnào?"
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 19283)
"Bắc Triều Tiên hôm qua loan báo thử nghiệm quả bom H đầu tiên, đã ba lần thử bom A vào các năm 2006, 2009, 2013, dẫn đến việc bị Liên Hiệp Quốc ra nhiều nghị quyết trừng phạt".
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 18696)
"Theo hãng tin AFP, cựu Tổng thống Bill Clinton vào ngày thứ Hai, 04/01/2015, sẽ vận động ở bang New Hampshire để lần đầu tiên hỗ trợ cho vợ là nguyên Ngoại trưởng Hillary Clinton".
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 27577)
Trong các số báo Văn Hóa trước, ban biên tập đã đưa ra chủ đề "Sử Việt và dạy Sử ở Xã hội Chủ nghĩa VN ra sao?" Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương là vị khách được mời đóng góp vào chủ đề này. Dù đã trọng tuổi, nhưng với nhiệt tình và lòng yêu mến Lịch sử VN, ông đã gởi bài viết dưới đây (Kỳ 1) đến báo Văn Hóa. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 31199)
"Trong cuộc bảo vệ sự toàn vẹn - chủ quyền lãnh thổ lãnh hải sinh tử hiện nay đối với người láng giềng khổng lồ phương Bắc; nhận lời mời của Nhật báo Văn Hóa Online, Giáo sư Phạm Cao Dương đã gởi cho Văn Hóa bài viết về vấn đề hệ trọng này nhân ngày đầu năm Dương lịch 2016. Xin gởi đến quý bạn đọc vài hàng tiểu sử Giáo sư Phạm Cao Dương".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 19085)
"theo nhận định của nhật báo Singapore The Straits Times, trong một bài đăng trên mạng ngày 30/12/2015, trên thực tế chuyến bay nói trên của phi cơ Úc không phải là một hành động thách thức Trung Quốc như người ta nghĩ".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 23156)
"Gần 70 năm sau ngày lập quốc, người dân đất nước Palestine chưa biết được tổ quốc mình ở nơi đâu".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 18437)
"Cộng đồng Kinh tế ASEAN –AEC chính thức ra mắt vào ngày cuối cùng của năm 2015, nhằm tăng cường liên kết vùng, đưa các quốc gia ASEAN thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất chung".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 17727)
"Ngày 31/12/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký văn kiện an ninh quốc gia coi Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh. Lần đầu tiên từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Matxcơva nêu đích danh Washington là đối thủ".
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 16435)
"Cư dân Texas nào đã hoàn tất khoá học bắt buộc về an toàn và có giấy phép mang súng giấu kín giờ đây có thể công khai mang súng ngắn để trong bao nơi công cộng".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17001)
"Tôi tin là Nhà nước Hồi giáo hiện giờ mạnh hơn cách nay 16 tháng. Họ đang kiểm soát một phần đất rộng lớn, không chỉ ở Iraq và Syria, mà điều quan trọng là họ đã có những tiến bộ lớn ở Afghanistan và như quí vị đã biết, họ muốn tấn công nước Mỹ".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16467)
"Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) ngày 29/12/2015 cho biết trên toàn thế giới có 110 nhà báo bị chết trong năm 2015. Con số này cao gần gấp đôi so với năm 2014 với 66 nhà báo bị sát hại. Tổ chức RSF yêu cầu « cần nhanh chóng bổ nhiệm một đại diện đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc để bảo vệ các nhà báo ».
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19157)
"Khoảng 50.000 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản, hơn một nửa trong số đó ở Okinawa. Binh lính Mỹ đóng ở đó là để nhanh chóng phản ứng trước những mối đe dọa trong khu vực, cung cấp hỗ trợ thiên tai và bảo vệ những lợi ích của Mỹ và Nhật Bản".
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18142)
- "Giáo hoàng Francis kêu gọi giáo dân cần tỉnh táo hơn trong một thế giới bị ám ảnh bởi "chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa". Hôm thứ Sáu 25/12, ông sẽ đưa ra thông điệp Giáng sinh truyền thống từ ban công trung tâm của thánh đường nhìn ra quảng trường St Peter". - "Trong một xã hội mà người ta thường xuyên mê đắm bởi chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa, vẻ hào nhoáng và tự đại, Chúa hài đồng kêu gọi chúng ta cần sống đơn giản, cân bằng, kiên định, có khả năng thấu cảm và làm những điều cần thiết".