TNS John Kerry đến Nam Vang và Vạn Tượng làm việc gì?

28 Tháng Giêng 201611:29 CH(Xem: 17043)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 29  JAN 2016

Kerry ép Campuchia cải cách, Hun Sen hứa thúc đẩy COC

 (GDVN) - Ông Hor Namhong thì bày tỏ "lấy làm tiếc" về việc năm 2012 Campuchia đã không thể đưa ra tuyên bố chung cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.

image004

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ảnh: The Phnom Penh Post.

The Phnom Penh Post ngày 27/1 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua đã hối thúc Thủ tướng Hun Sen và Ngoại trưởng Hor Namhong lưu ý sự cần thiết phải có tự do chính trị ở Campuchia, đồng thời ca ngợi sự phát triển phi thường của vương quốc này kể từ chuyến thăm đầu tiên của ông với vai trò Thượng nghị sĩ năm 1990.

Phát biểu trước báo chí tại khách sạn Raffles sau các cuộc hội đàm, ông John Kerry nhận xét rằng, buổi làm việc với Thủ tướng Hun Sen và Ngoại trưởng Hor Namhong là "thẳng thắn và xây dựng". Ngoại trưởng Mỹ nói với báo giới về nội dung ông trao đổi với các nhà lãnh đạo Campuchia:

"Chính phủ dân chủ có trách nhiệm đảm bảo rằng, tất cả các đại biểu dân cử được tự do thực hiện trách nhiệm của mình mà không sợ bị tấn công hoặc bắt giữ. Đó là trách nhiệm cơ bản của một chính phủ dân chủ".

Trong khi phát biểu, ông Kerry có một ám chỉ nhằm vào Bắc Kinh khi nói rằng, việc có một tập hợp các đối tác đa dạng sẽ rất có giá trị với Campuchia. "Không có sự lựa chọn giữa đối tác này hay đối tác khác, nên luôn có chỗ cho tất cả mọi người", ông John Kerry nói.

Ngoại trưởng Mỹ không nhắc gì đến Biển Đông trong cuộc họp báo. Tuy nhiên Ngoại trưởng Hor Namhong và người phát ngôn của Thủ tướng Hun Sen cho biết, ông Hun Sen ủng hộ việc sớm ký kết COC giữa ASEAN với Trung Quốc.

Bản thân ông Hor Namhong thì bày tỏ "lấy làm tiếc" về việc năm 2012 Campuchia đã không thể đưa ra tuyên bố chung cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử của khối. Ngoại trưởng Campuchia giải thích vụ việc này:

"Tôi phải giữ cánh cửa luôn mở cho các cuộc đàm phán, bởi vì nếu chúng tôi nói rằng hòn đảo này thuộc về nước này hay nước kia, nó sẽ gây ra những tranh cãi có thể leo thang thành xung đột vũ trang", ông Hor Namhong nói với báo chí và lưu ý, Ngoại trưởng John Kerry im lặng sau khi nghe giải thích và điều này có nghĩa là ông Kerry đồng ý với giải thích của ông Hor Namhong.

Hồng Thủy 27/01/16

++++++++++++++++++++++++++++++

Ông Kerry thăm để thúc đẩy vị thế Lào

image005

Image copyright AFP Image caption Ngoại trưởng John Kerry hội đàm với Thủ tướng Thongsing Thammavong của Lào

Ngoại trưởng John Kerry của Hoa Kỳ đang sang thăm Lào vào thời điểm quan trọng để thúc đẩy vai trò của nước này trong ASEAN và chuẩn bị cho một nghị trình liên quan đến Biển Đông.

Sau cuộc gặp và hội đàm với Thủ tướng Thongsing Thammavong, ông John Kerry nói "Lào muốn các quyền hàng hải được tôn trọng và tránh có sự tôn tạo quân sự ở Biển Đông".

Lào là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 1016 và sẽ chủ trì cuộc họp thượng đỉnh của khối vào cuối năm này với các lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ông Kerry, hiện đang ở thăm Vientiane, nói rằng thủ tướng Lào "nói rất rõ ông muốn một ASEAN đoàn kết và các quyền hàng hải được bảo vệ".

Thủ tướng Lào cũng nói ông muốn tránh quân sự hóa và xung đột tại vùng Biển Đông.

Tuy là nước không có biển nhưng vai trò của Lào ở ASEAN năm nay sẽ quan trọng trong việc thúc đẩy một nghị trình về biển đảo thống nhất hơn trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Reuters nhận định rằng Lào có quan hệ kinh tế và chính trị gần cận với Trung Quốc, khiến chính quyền Obama lo ngại Vientiane có thể hành xử như Campuchia khi làm chủ tịch ASEAN năm 2012.

image006

Image copyright Reuters Image caption Báo Nikkei" 'ông Bounnhang thân Việt Nam'

Khi đó, hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã không ra được quan điểm chung về Biển Đông vì tác động của Phnom Penh.

Tại Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tuần qua, ông Bounnhang Vorachith vốn là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được bầu lên làm Tổng bí thư.

Ông Bounnhang là phó chủ tịch nước Lào từ 2006. Trước đó, ông từng giữ chức thủ tướng.

Trang Nikkei của Nhật Bản cho rằng ông Bounnhang là người có cách nhìn thân cận với Hà Nội.

Báo Nhật cũng nói Phó thủ tướng Somsavat Lengsavad "là người thân Trung Quốc và thạo tiếng Trung", đã mất chức sau kỳ Đại hội Đảng này./

BBC 25 tháng 1 2016

Trung Quốc khen ngợi Campuchia

 (GDVN) - Campuchia lần nữa đã chứng minh 'tư duy song trục' nhận được sự tán thành rộng rãi. Trung Quốc tán thưởng điều này.

Ngày hôm qua 27/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng khen ngợi Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong về thái độ của ông và Phnom Penh trong vấn đề Biển Đông khi hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

image007

Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ảnh: gov.cn.

Trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua có người hỏi: Xung quanh vấn đề Biển Đông có thông tin cho biết, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong khẳng định rằng, các nước liên quan ở Biển Đông "nên tự giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau" và ASEAN không nên can thiệp, Bắc Kinh có bình luận gì không?

Bà Hoa Xuân Oánh nói: "Thực chất vấn đề Biển Đông là một số nước xâm chiếm một bộ phận đảo, đá trong quần đảo Trường Sa của Trung Quốc (?) gây ra  tranh chấp lãnh thổ, cùng với các tranh chấp hàng hải do các bên yêu sách khác ở ven Biển Đông.

Trung Quốc chủ trương thỏa thuận giải quyết vấn đề Biển Đông theo 'tư duy song trục', đó là các bên liên quan trực tiếp đàm phán giải quyết hòa bình các tranh chấp, đồng thời hòa bình và ổn định ở Biển Đông do Trung Quốc và ASEAN cùng giữ.

Đây cũng là nhận thức chung của đại đa số thành viên ASEAN. Phát biểu của phía Campuchia lần nữa đã chứng minh 'tư duy song trục' nhận được sự tán thành rộng rãi. Trung Quốc tán thưởng điều này".

Cần nhấn mạnh rằng, phát biểu trên của bà Hoa Xuân Oánh hoàn toàn sai trái. Thực tế, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam xác lập và duy trì một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục từ khi còn là đất vô chủ vào thế kỷ 17.

Năm 1909 Trung Quốc nhảy vào tranh chấp Hoàng Sa, năm 1946 Trung Quốc nhảy vào tranh chấp Trường Sa. Các năm 1946, 1956, 1974 và 1988 Trung Quốc đục nước béo cò, cất quân xâm lược và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa rồi tuyên bố 2 quần đảo này là của họ.

Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam cũng như đường lưỡi bò bành trướng toàn bộ Biển Đông là hoàn toàn phi pháp và vô hiệu.

Các hoạt động leo thang mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông hiện nay bao gồm bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp đảo nhân tạo ở Trường Sa đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam, chà đạp luật pháp quốc tế, đe dọa tự do hàng không, hàng hải và an toàn ở Biển Đông, nguyên nhân chính gây căng thẳng leo thang trong khu vực - PV.

Cũng trong ngày 27/1, Tân Hoa Xã có bài xã luận ca ngợi Campuchia "tỉnh táo" khi ủng hộ lập trường (vô lý, phi pháp và bành trướng) của Bắc Kinh. Tân Hoa Xã cũng khen Lào tỉnh táo khi tờ Vientiane Times bản tiếng Anh, khi đưa tin về chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry đã không có dòng nào nhắc đến vấn đề Biển Đông như báo chí phương Tây.

Hồng Thủy 28/01/16 10:14
17 Tháng Năm 2016(Xem: 16978)
"Giới quân sự Mỹ cho biết họ đang thương thảo với chính phủ Úc về việc triển khai máy bay ném bom chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ Úc".
17 Tháng Năm 2016(Xem: 21114)
"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó".
13 Tháng Năm 2016(Xem: 16799)
Thái độ của Philippines: "Song phương" hay "Đa phương" về Biển Đông?
10 Tháng Năm 2016(Xem: 18520)
"Một nhà khoa học từng có gần hai chục năm làm công tác thông tin khoa học, kỹ thuật quân sự Việt Nam nêu giả thuyết với BBC rằng có thể có nguyên nhân thứ ba là 'chiến tranh địa vật lý' để 'cố tình phá hoại' gây thảm họa môi trường, tác hại kinh tế trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải Trung bộ Việt Nam mới đây".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 23432)
"Hàng triệu con cá chết trải dài hơn 200km dọc bãi biển miền trung Việt Nam đang đặt ra những thử thách lớn nhất cho đến nay đối với tân chính phủ ".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 16470)
"Tôi viết lá thư này nhân danh Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ. Chúng tôi quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt Lào và Thái Lan. Năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc..."
02 Tháng Năm 2016(Xem: 17129)
"Ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua dành đề cử vào Nhà trắng thuộc Đảng Cộng Hòa của Mỹ, Donald Trump cáo buộc Trung quốc “cưỡng bức thương mại” Hoa Kỳ".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 16356)
- TNS McCain kêu gọi nới lỏng thêm cấm vận vũ khí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 18029)
"Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa". "Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17526)
"Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, gần đây khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải tại Biển Đông, do ý đồ thống trị của Bắc Kinh qua việc xây dựng các thiết bị quân sự tại vùng biển này".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 16852)
"Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack đã thăm Việt Nam hôm 25/4 để gặp các quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, và một số tổ chức khác. Ông Vilsack và phía Việt Nam đã bàn thảo các chi tiết của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 15575)
"Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua tại Matxcơva, hai Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua thương lượng".
24 Tháng Tư 2016(Xem: 18031)
Lạ một điều rằng, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác lại không thể vào KCN Vũng Áng kiểm tra và lập biên bản vì … “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” – như chia sẻ của ông Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16980)
Sự kiện tác giả người Mỹ gốc Việt chiến thắng hạng mục Tiểu thuyết của giải thưởng danh giá Pulitzer 2016 đã đem lại niềm tự hào cho cộng đồng người Việt trong ngoài nước.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16704)
- That man was rare. And we were damn lucky to have him! Người dân Mỹ, dù vẫn còn hơi sớm, hẳn đã phần nào cảm nhận được sự thật rằng: Barack Obama thực sự xuất chúng. Và nước Mỹ rất may mắn khi có ông.