110 nhà báo thiệt mạng trên thế giới năm 2015

29 Tháng Mười Hai 201510:40 CH(Xem: 16368)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 30 DEC 2015

110 nhà báo thiệt mạng trên thế giới năm 2015

 

image052

Trang mạng của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF)RSF

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) ngày 29/12/2015 cho biết trên toàn thế giới có 110 nhà báo bị chết trong năm 2015. Con số này cao gần gấp đôi so với năm 2014 với 66 nhà báo bị sát hại. Tổ chức RSF yêu cầu « cần nhanh chóng bổ nhiệm một đại diện đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc để bảo vệ các nhà báo ».

Theo bản tổng kết hàng năm của RSF, được AFP trích dẫn, 67 nhà báo bị thiệt mạng trên toàn thế giới vào năm 2015 vì nghề nghiệp. Ngoài ra, còn có 27 « nhà báo-công dân » (blogeur) và 7 cộng tác viên truyền thông cũng bị sát hại.

Irak và Syria là hai nước đứng đầu danh sách các quốc gia xảy ra nhiều vụ sát hại, Pháp đứng thứ ba, tiếp theo là Yemen, Nam Sudan, Ấn Độ, Mêhicô và Philippines. Cụ thể, trong năm 2015, 9 nhà báo lần lượt bị thiệt mạng tại Irak và Syria, 8 người ở Pháp trên tổng số 12 nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ngày 07/01/2015.

Đứng đầu danh sách « Những vụ gây chấn động thế giới » của RSF là vụ tấn công tòa soạn tuần báo trào phúng Pháp, tiếp theo là vụ hành quyết nhà báo người Nhật Bản Kenji Goto do tổ chức Nhà nước Hồi giáo dàn dựng. RSF nhấn mạnh, nếu như năm 2014, hai phần ba phóng viên bị chết tại các khu vực có xung đột, thì năm 2015 hoàn toàn ngược lại, hai phần ba trên tổng số 110 nhà báo bị chết lại xảy ra tại các nước hòa bình.

Ngoài ra, hoàn cảnh dẫn tới cái chết của 43 nhà báo trong năm 2015 vẫn chưa được làm sáng tỏ, do một số chính phủ cố tình không tiến hành các cuộc điều tra chính thức. Bên cạnh đó, vẫn còn 54 nhà báo bị bắt giữ làm con tin trên toàn thế giới cho tới cuối năm 2015.

Tính từ năm 2005, trên toàn thế giới có ít nhất có 787 nhà báo bị thiệt mạng khi hành nghề./

Thu Hằng RFI 29-12-2015  

20 Tháng Bảy 2017(Xem: 12648)
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 15125)
1. biển Đông Việt Nam. 2. biển Tây Philippines. 3. biển Nam Trung Quốc. 4. biển Bắc Indonesia, Malaysia, Brunei. 5. Vịnh Thái Lan. 6. Vịnh Bắc Bộ. 7. Biển Quốc Tế. (theo VĂN HÓA)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14035)
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị G20, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, thay vì đối tác toàn diện như hiện nay.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 12952)
Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13132)
Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh : “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13591)
Trong một động thái bất thường, cô Ivanka Trump ngồi thế chỗ bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong phiên họp của các nhà lãnh đạo G20. Ông Trump rời cuộc họp trong chốc lát để gặp nhà lãnh đạo Indonesia. Cô Ivanka đảm nhiệm vị trí cố vấn cho bố.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14897)
Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất. Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13283)
Hãng tin Reuters nói thêm, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không cho phép hải quân tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông ... Ngược lại, ông Duterte tỏ ra cởi mở về sự hợp tác trên Biển Sulu, trước các hoạt động ngày càng dồn dập của quân Hồi giáo trong khu vực.