"Phép thử của Việt Nam và Quốc Tế về chủ quyền biển đảo Trường Sa"

17 Tháng Mười Hai 20157:14 CH(Xem: 18327)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 18 DEC 2015

Nhật ký Biển Đông

Chủ đề Kỳ 2:

"Phép thử của Việt Nam và Quốc Tế về chủ quyền biển đảo Trường Sa"

VĂN HÓA-CALIFORNIA ( 18/DEC/2015) -

 

"Nhật ký Biển Đông" là các tin tức cập nhật từ tháng Tư, 2015 đến tháng 12, 2015  liên quan đến sự kiện, hoạt động của các quốc gia, các nhân vật "tham chiến" ở Biển Đông.  

 

Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào.

 

Cập nhật:

A/ Báo Văn Hóa-California đi Trường Sa và mối Quan hệ Việt - Mỹ - Hoa

1.18 April 14; Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm báo Văn Hóa ở California nhận lời mời của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam đi thăm quần đảo Trường Sa 10 ngày.

2. 08 April 15; Thông cáo chung Hoa - Việt về Biển Đông.

3. 31 May 15; Bộ trưởng Ashton Carter đến Hà Nội & Hải Phòng .

4. 01 June 15; BT Ashton Carter & BT Phùng Quang Thanh ký kết "Tầm nhìn Việt-Mỹ" .

5. 05 July15; TBT Nguyễn Phú Trọng họp bàn với TT Obama.

6. 07 July 15; Thông cáo chung Việt - Mỹ.

7. 11 Sep 15; Vịnh Thái Lan - Tàu cá Việt ngư dân bị bắn chết ở hải giới Cà Mau - Vịnh Thái Lan.

8. 16 Oct 15; Đô Đốc Ngô Thắng Lợi thị sát Trường Sa.

9. 27 Oct 15; USS Lassen-82 xâm nhập 12 hải lý đả nhân tạo Su Bi.

10. 30 Oct 15; Chiến hạm Nhật sẽ ra vào cảng Cam Ranh.

11. 31 Oct 15; Đô Đốc Ngô Thắng Lợi họp với Đô Đốc John Richardson ở Bắc Kinh.

12. 05 Nov 15; Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hà Nội.

13. Nov 05 - 15; Bộ trưởng QP Ash Carter và Bộ trưởng QP Malaysia Ng Eng Hen thăm USS Theodore Roosevelt ở căn cứ Kota Kinabalu-Malaysia.

14. 10 Nov 15; Các ông Bình, Trọng, Sang, Dũng, Carter nói gì về Biển Đông.

15. 13 Nov 15; Sơn Ca - Hd-05 Hải Đăng bị vây ép ở đảo Xu Bi thoát nạn thu hồi.

16. 13 Nov15; B-52 từ Guam bay ngang Vành Khăn, Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Su Bi.

17. 17 Nov 15; CT Trương Tấn Sang qua Manila ký "Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương".

18. 26 Nov 15; Suối Ngọc - Tàu cá Việt bị bắn chết ở bãi đá Suối Ngọc.

19. 27 Nov 15; Vịnh Bắc Bộ - Hiệp định Cửa sông Bắc Luân và thác Bản Giốc.

20. 10 Dec 15; Singapore và Mỹ thỏa thuận cho P-8A lập căn cứ.

21. 13 Dec 15; Hai tàu cá Cà Mau bị bắt ở đảo Koh Kood.

22. 14 Dec 15; Trung Quốc xây trạm nhiên liệu lớn ở đảo Phú Lâm Hoàng Sa.

23. 15 Dec 15; Hai phi công, một kỹ sư, Jiro và Phóng viên BBC News Rupert Wingfield-Hayes với chiếc  Cessna 206 phát xuất từ sân bay Princesa Palawa bay ra đảo Pagasa (Thị Tứ) hiện do Philippines chiếm đóng.

24. 17 Dec 15; Phát ngôn viên Quốc phòng Úc cho AFP biết : «một máy bay Orion AP-3C của quân đội Úc đã tiến hành tuần tra trên biển trong khuôn khô chiến dịch Gateway từ 25/11 đến 4/12 để bảo đảm « tự do lưu thông » trên không».

B/ Việt Nam và Ngư dân

1/ Vụ việc tàu cá Cà Mau bị bắn chết hôm 11 Sep 15

2/ Vụ việc tàu vận tải HD-05 đi Sơn Ca và Su Bi hôm 13 Nov 2015

3/ Vụ việc tàu cá QNgãi bị bắn chết ở bãi đá Suối Ngọc hôm 26 Nov 15

4/ Vụ việc 2 tàu cá Cà Mau bị bắt ở đảo Koh Kood hôm 13 Dec 15

+++++++++++++++++++++++++++++++++

image014

Hải đồ VĂN HÓA minh họa "Liệt quốc tranh hùng tranh bá" Biển Đông của VN.

image016

1.18 April 14; Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm báo Văn Hóa ở California nhận lời mời của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam đi thăm quần đảo Trường Sa 10 ngày.

Vài hàng nhớ lại:

Vận tải hạm HQ-571 khởi hành từ bến Cát Lái - Saigon ra cửa biển Vũng Tàu đi thẳng một mạch tời đảo Song Tử Tây cách Saigon khoảng 800km đường chim bay.

Đây là chuyến đi biển đầu tiên của bổn báo, nhưng cũng là chuyến đi mà ông nói với gia đình trước khi về Saigon, rằng ông đã mang sinh mạng đi để tìm hiểu về một chủ đề quan trọng của báo Văn Hóa. Chủ đề Biển Đông thường xuyên xuất hiện trên mặt báo hàng chục năm nay.

Nhà báo cho biết thêm bởi lẽ không ai có thể dự phòng được những chuyện khó lường xẩy ra trong bối cảnh tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, nhất là trong tình trạng VN đang đối phó với chủ nghĩa bá quyền quân sự của Trung Quốc.

Có thể có một "scandal", một "crisis" ở Trường Sa chứ. Nhưng kết quả mục đích của chuyến đi thâu lượm được nhiều bài học bổ ích, tận mắt thấy được, nghe được, sờ mó được, quan sát được chủ quyền quần đảo Trường Sa, tấm lòng ước mong toàn vẹn lãnh thổ không chỉ ở trong giấc mơ. Quí bạn đọc thấy rằng từ khi báo Văn Hóa chuyển sang hệ thống Onlinegần hai năm nay, ngày nào cũng có tin và ảnh Trường Sa-Biển Đông.

Khi Lý Kiến Trúc đi Trường Sa, trong một buổi họp "tố khổ" nhà báo ờ một văn phòng cộng đồng, có ông nói rằng "thằng Lý Kiế nTrúc nó đi mò sò về nấu cơm chay!" Âu cũng là một ý kiến hay; có ông nói rằng "ai cho nó đi nghiên cứu!" Âu cũng là một ý kiến tốt. Nó có về họp báo tẩy chay nó, không ai đến tham dự! Âu cũng là một ý kiến đa nguyên đa đảng!

Trước khi nhận lời mời của ông Nguyễn Thanh Sơn, nhà báo nói với ông Sơn rằng: "Ông biết rằng khi tôi chấp nhận đi chuyến này, tôi chấp nhận hy sinh, và sẽ có nhiều hậu quả không tốt đối với gia đình tôi".

Mà quả thật, khi bổn báo còn ở Saigon, ngày 30 tháng Tư 2014, nhiều người cực đoan kéo đến quán cơm chay ZEN trên đại lộ Bolsa, đập phá, gọi phôn đe dọa nồi cơm của vợ con tôi ... Cảnh sát đến thâu hình trực tiếp, các nhà truyền thông thâu hình loan tin. Hồ sơ vụ "khủng bố" này còn nằm ờ sở cảnh sát Westminster.

  image018

Bổn báo Lý KiếnTrúc lênh đênh trên ca nô giữa vùng biển đảo đá Len Đao gần Gạc Ma, nơi diễn ra vụ chiến hạm Trung cộng  bắn giết 64 sĩ quan thủy thủ Hải quân Việt Nam năm 1988.

image020

Đảo đá Len Đao cách Gạc Ma vài cây số chỉ có khoảng 1000 m2. Lực lượng tử thủ trên căn cứ này có 7 thủy thủ và một sĩ quan. Họ sống và ăn bằng cái gì?

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Ngư phủ Việt hy sinh cả mạng sống đi thả lưới ở Vịnh Thái Lan, bãi đá Suối Ngọc, nhà báo Mỹ liều mạng đi săn tin bay trên đảo nhân tạo Trung cộng.

Dưới đây là bản tin của BBC

BBC bay trên đảo nhân tạo của TQ

BBC 15 tháng 12 2015 Cập nhật lúc 11:02 ICT

Trường Sa: TQ dọa phi cơ chở nhà báo BBC

image023

Phóng viên BBC bay máy bay dân sự ra đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang cơi nới cải tạo ở Biển Đông.

Rupert Wingfield-Hayes Phóng viên BBC News

  • BBC 15 tháng 12 2015

Năm ngoái phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes dùng thuyền cá để tới khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và trở thành nhà báo đầu tiên quan sát cận cảnh Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo mới trên các bãi đá ngầm ra sao. Cách đây vài ngày, ông đã trở lại khu vực này bằng chiếc phi cơ nhỏ và làm Hải quân Trung Quốc tức giận và có phản ứng đe dọa.

Các bãi đá ngầm, rạn san hô và cồn cát nằm rải rác được gọi là Spratlys (Việt Nam gọi là Trường Sa) là một nơi rất khó tới. Một số do Việt Nam kiểm soát, một số khác do Philippines và Đài Loan, và tất nhiên có những nơi do Trung Quốc nắm.

Đừng mong đợi có một lời mời thăm nơi này từ Bắc Kinh. Hãy tin tôi đi, tôi đã thử rồi.

Chỉ có Philippines mới cho phép bạn tiếp cận dải đất nhỏ bé dài 400 mét gọi là Pagasa. Chỗ này chỉ đủ lớn để một máy bay nhỏ có thể hạ cánh được.

Sau nhiều tháng chuẩn bị và đàm phán, tôi đang ngồi trong phòng khách sạn ở Manila đóng gói vali sẵn sàng để đi thì chuông điện thoại reo. Đó là đồng nghiệp của tôi, cô Chika.

"Giấy phép cho chúng ta hạ cánh xuống đảo Pagasa đã bị hủy!" Cô nói.

image024

Image caption Đảo Pagasa của Philippines có đường băng 400 mét.

Tôi lo quá. Có việc gì vậy? Có phải chính phủ Philippines bị đe dọa? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị tới Manila? Có lẽ Manila không muốn cảnh tượng này?

Trên thực tế thì còn tệ hại hơn. Thế nào đó mà Bắc Kinh đã phát hiện ra chúng tôi đang định làm gì.

Tiếp sau đó là người quản lý về biên tập của tôi gọi điện từ London.

"Đại Sứ quán Trung Quốc đã gọi điện đấy. Họ cảnh báo có thể có vấn đề xảy ra nếu BBC cố gắng tới nơi mà họ gọi là lãnh thổ bị chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines ở Nam Hải (Biển Đông)," sếp của tôi nói.

Tôi bực quá. Làm sao họ lại biết được? Tôi cần phải thận trọng hơn.

Và vì vậy trong một tuần tôi buộc phải ngồi trong phòng khách sạn của tôi và xem Chủ tịch Tập đến Manila rồi rời đi. Sau đó, đàm phán căng hơn... và cuối cùng chính phủ Philippines cũng thông. Chúng tôi có thể đi.

Lúc 05:30 sáng, năm người chúng tôi tụ tập trên đường băng Puerto Princesa, nằm trên đảo Palawan của Philippines. Hai phi công, một kỹ sư, Jiro, người quay phim và tôi. Trước mặt chúng tôi là phi cơ Cessna 206 có một động cơ duy nhất.

Jiro và tôi nhìn nhau.

"Trời ơi," tôi nghĩ. "Chúng ta thực sự sẽ bay hơn ba giờ trên đại dương và đất liền để tới một hòn đảo nhỏ trên chiếc phi cơ bé xíu này sao?"

Thậm chí chính các phi công trông lo lắng. Và sự thật là chưa có ai từng thử làm điều mà chúng tôi sắp làm.

Với phi cơ nhỏ xíu chở thiết bị quay phim và xăng, phi cơ loạng choạng trên đường băng và chao đảo cất cánh và bay lên không trung. Vài phút sau, chúng tôi không còn thấy những ngọn núi xanh mướt của Palawan, và trước chúng tôi là nước xanh mênh mông của Biển Đông.

image025

Image caption Phóng viên BBC đã tới khu vực có tranh chấp tại Trường sa vào năm ngoái bằng thuyền cá của Philippines.

Kế hoạch của chúng tôi đơn giản thôi. Tức là từ Palawan chúng tôi sẽ bay thẳng đến đảo Pagasa (của Philippines), hạ cánh và tiếp nhiên liệu. Sau đó chúng tôi sẽ bay về phía tây nam và lượn vòng Fiery Cross (Đá Chữ Thập) mà Trung Quốc kiểm soát. Đây là nơi Trung Quốc có vẻ đã và đang xây một căn cứ hải quân và không quân.

Sau đó chúng tôi sẽ trở lại Pagasa và tiếp nhiên liệu một lần nữa. Cuối cùng, chúng tôi sẽ bay qua Mischief Reef (Đá Vành Khăn) trên đường quay về Palawan. Đây là một bãi do Trung Quốc kiểm soát, rất gần với Philippines, nơi diễn ra hoạt động xây cất trong năm nay với quy mô lớn.

Chúng tôi có hai mục tiêu. Tiếp cận càng gần càng tốt các đảo mới mà Trung Quốc kiểm soát để quay những công trình đang được thi công. Và cũng không kém phần quan trọng là để xem Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao.

Trung Quốc đang bị ràng buộc bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà họ tham gia. Công ước này quy định rằng các cấu trúc ngập nước, như bãi đá, không thể được tuyên bố là bờ biển có chủ quyền, và rằng việc xây dựng cấu trúc nhân tạo trên các cấu trúc này cũng không thể biến chúng thành lãnh thổ có chủ quyền được.

Một nước sở hữu một hòn đảo tự nhiên có thể tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo này, cả trên biển và trên không. Nhưng cấu trúc nhân tạo không được hưởng bất kỳ quyền nào như vậy. Nói cách khác, chúng tôi sẽ có thể bay phi cơ của mình đến sát các đảo mới của Trung Quốc mà không vi phạm bất kỳ luật quốc tế nào, và Trung Quốc không nên can thiệp vào chuyến bay của chúng tôi.

Khi chiếc phi cơ nhỏ của chúng tôi đáp xuống đường băng Pagasa, tim tôi đập nhanh, phấn khích và hồi hộp. Bay khoảng nửa giờ về phía nam của hòn đảo, tôi thấy một dải đất màu vàng từ ô cửa trong máy bay. Trên dải đất này là một khu nhà màu trắng. Tôi nhận ra nó ngay lập tức từ các bức ảnh vệ tinh.

"Đó là Bãi Gaven!" Tôi hô lên với Jiro trong tiếng động cơ máy bay. "Có nhớ là chúng ta đi thuyền qua nó năm ngoái không. Lúc đó họ mới chỉ bắt đầu xây dựng thôi."

Ngay khi tôi hô lên thì một giọng nói lớn và dữ dằn phát lên từ radio.

"Máy bay quân sự không nhận diện ở phía tây của Bãi Nam Huân (theo cách gọi của Trung Quốc), đây là Hải quân Trung Quốc. Các vị đang đe dọa tới an ninh của trạm chúng tôi! Để ngăn ngừa tính toán sai lầm, rời khỏi khu vực này ngay lập tức!"

Các phi công của chiếc Cessna (chiếc còn xa mới có thể gọi là phi cơ quân sự) của chúng tôi đảo hướng về phía tây. Nhưng những lời cảnh báo tiếp tục hoài, bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, ngày càng lớn và căng thẳng hơn.

Chúng tôi bay về phía nam-tây hướng tới Fiery Cross Reef (Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là Đá Vĩnh Thử). Sau một giờ chúng tôi có thể nhìn thấy nó từ xa, một dải rộng lớn màu vàng trên mặt đại dương.

Khi chúng tôi tới cách nơi này 20 hải lý thì lại có giọng radio phát ra.

image026

Image caption Bãi Đá Ga Ven là một điểm phóng viên BBC bay qua

"Máy bay quân sự nước ngoài đến phía tây bắc của đảo Vĩnh Thử, đây là Hải quân Trung Quốc, các vị đang đe dọa an ninh của trạm chúng tôi!"

Lần này phản ứng của các phi công là ngay lập tức, đổi hướng ngay về phía Bắc, cách xa các bãi này.

"Chúng ta cần tới gần hơn!" Tôi đề nghị cơ trưởng. "Chúng ta cần phải quay trở lại, chúng tôi không thể quay phim gì từ khoảng cách xa như vậy!"

Nhưng cũng chẳng ích gì cả.

"Tôi xin lỗi," cơ trưởng nói. "Chúng tôi có lệnh phải theo của chúng tôi."

Những lời cảnh báo trước đó đã làm các phi công khá sợ hãi. Tôi rất thất vọng. "Chúng ta sẽ chẳng quay được gì," tôi nghĩ.

Trở lại đảo Pagasa, khi máy bay tiếp nhiên liệu lần nữa, tôi đã đặt lại vấn đề với các phi công.

image027

Image caption Fiery Cross Reef (Bãi Chữ thập năm 2015). Nguồn: CSIS Asia Maritime Transparency Intitiative/DigitalGlobe

image028

Image caption Fiery Cross Reef (Bãi Chữ thập năm 2006). Nguồn: CSIS Asia Maritime Transparency Intitiative/DigitalGlobe

"Xem này," tôi nói. "Chúng ta không vi phạm bất kỳ luật lệ nào, Trung Quốc sẽ không bắn hạ chúng ta. Các anh phải thực hiện xong việc của mình chứ, và các anh phải đáp lại họ và nói cho họ biết chúng ta là một máy bay dân sự bay trong không phận quốc tế."

"Ông phải hiểu, chúng tôi là phi công dân sự chứ không phải không quân," họ trả lời. "Chúng tôi không biết họ có thể làm những gì tới chúng ta, chúng tôi coi an toàn là trên hết."

Cuối cùng, sau nhiều giờ thương lượng, các phi công đồng ý họ sẽ thử xem sao.

Chúng tôi cất cánh lần thứ ba, bây giờ quay trở lại về hướng Philippines. Sự căng thẳng trong tôi gần như tới ngưỡng chịu không nổi. Liệu phi công sẽ thực hiện được đúng việc của họ hay không?

Chẳng bao lâu thì một dải đất hình lưỡi liềm vàng khổng lồ xuất hiện bên dưới chúng tôi, hình dạng không thể nhầm lẫn của Mischief Reef (Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn, Trung Quốc gọi là Mỹ Tế). Các phi công hạ độ cao xuống 5,000 bộ. Ở điểm 12 hải lý lại nghe các lời cảnh báo.

"Máy bay quân sự nước ngoài tại phía tây bắc của Bãi Mỹ Tế, đây là Hải quân Trung Quốc, các vị đang đe dọa an ninh của trạm chúng tôi!"

Cơ trưởng chúng tôi bình tĩnh trả lời: "Hải quân Trung Quốc, đây là máy bay dân sự Philippines trên đường đến Palawan, chở hành khách dân sự. Chúng tôi không phải là máy bay quân sự, chúng tôi là máy bay dân sự một động cơ."

Nhưng cũng chẳng khác gì cả.

"Máy bay quân sự nước ngoài tại phía bắc của Bãi Mỹ Tế, đây là Hải quân Trung Quốc!" và các lời cảnh báo liên hồi.

Nhưng lần này phi công của chúng tôi vững tâm. Tại điểm 12 hải lý, chúng tôi đi men theo phía bắc của hòn đảo mới khổng lồ.

Phía dưới chúng tôi là các đầm với đầy các loại tàu bè lớn nhỏ. Trên mảnh đất mới là các nhà máy xi măng và phần móng của những tòa nhà mới.

image029

Image caption Mischief Reef (Đá Vành khăn) năm 2015. Nguồn: CSIS Asia Maritime

Transparency Intitiative/DigitalGlobe

image029

Image caption Mischief Reef (Đá Vành khăn) năm 2012. Nguồn: CSIS Asia Maritime Transparency Intitiative/DigitalGlobe

Sau đó, chúng tôi lượn vòng qua một đám mây, và lần đầu tiên chúng tôi đã nhìn rõ một đường băng mới Trung Quốc đang xây dựng ở đây, chỉ 140 hải lý tính từ bờ biển Philippines. Tôi đã làm một phép tính nhanh. Một chiến đấu cơ của Trung Quốc cất cánh từ đây có thể bay tới bờ biển Philippines chỉ trong khoảng tám hoặc chín phút.

Khi chúng tôi bay trở lại về hướng Philippines mọi người ai nấy đều cảm thấy phấn khởi. Chúng tôi đã làm được điều đó! Tôi nói đùa với cơ trưởng rằng chúng tôi nên quay đầu máy bay rồi hạ xuống thấp. Thế rồi từ radio phát ra một giọng rất khác, với tiếng Anh khác giọng hẳn.

"Hải quân Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc," giọng này vang lên. "Chúng tôi là một máy bay của Úc thực hiện quyền tự do bay trong không phận quốc tế theo công ước hàng không dân dụng quốc tế, và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển – xin hết."

Hoa Kỳ đã thực hiện một số chuyến bay và đưa tàu qua khu vực Biển Đông có qui mô trong những tháng gần đây, trong đó có cả phi cơ ném bom B-52. Nhưng Úc chưa bao giờ công khai tuyên bố rằng họ đang làm y như vậy. Vì vậy, đây kể như là “tin mới nóng”.

Chúng tôi nghe thông báo của phía Úc được lặp lại nhiều lần, nhưng không nghe thấy bất kỳ phản ứng nào từ phía Trung Quốc.

Mục đích của các chuyến bay như vậy là để chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng các nước như Úc và Hoa Kỳ không công nhận nhận các hòn đảo mới mà Trung Quốc đang cơi nới.

Nhưng những đảo đó có tồn tại và Trung Quốc đã và đang thực thi một khu vực cách ly 12 hải lý xung quanh các đảo này, hoặc cố gắng làm vậy.

Tại Fiery Cross (Bãi Chữ thập) những lời cảnh báo bắt đầu từ khi phi cơ vào giới hạn 20 hải lý.

Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra "sự việc đã rồi" mới. Họ đang xây dựng đường băng mới, trạm radar công suất lớn và các cơ sở cho cảng nước sâu.

Tại Manila vào tháng trước, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Trung Quốc phải "ngưng toàn bộ việc xây cất mới" và "không tiến tới quân sự hóa" các cơ sở mới này.

Từ những gì tôi đã nghe và tận mắt thấy thì kể như đã quá muộn rồi./

 image030

BBC chứng kiến TQ phá san hô ở Trường Sa

16 tháng 12 2015 Cập nhật lúc 23:26 ICT

Phóng viên BBC đã tới được một số đảo tại Biển Đông và chứng kiến các ngư dân Trung Quốc cố tình tàn phá các dải san hô và lấy lấy đi những con trai biển khổng lồ quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Trong năm ngoái Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa và nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ của họ tại vùng biển lân cận.

Giới chức tại Philippines nói hải quân Trung Quốc nay chiếm lĩnh khu vực này và cho phép hàng chục tàu chở những người săn bắt trộm tới phá hủy san hô.

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes tường thuật.

image031image033image035

20 Tháng Bảy 2015(Xem: 27215)
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 27103)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đã được Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification, Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas Health Science Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân của họ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đã chết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trong trại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (xin xác nhận).
17 Tháng Bảy 2015(Xem: 30758)
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 20636)
"Các thay đổi sẽ cho phép binh lính Nhật được tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai tới nay. Các dự luật sẽ vẫn cần được Thượng viện phê chuẩn, nhưng nhiều người trông đợi là rốt cuộc chúng sẽ được thông qua để trở thành luật."
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 22043)
Sáng 7/7/2015 đoàn biểu tình với cờ vàng, biểu ngữ loa phóng thanh cầm tay tập trung tại công viên La Fayette bên cạnh tòa Bạch Ốc hô to những khẩu hiệu đòi hỏi tự do - dân chủ - nhân quyền và yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu tôn giáo, dân chủ trong nước.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 27367)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lấy 2 câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để kết thúc bài diễn văn của ông: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh cuộc hội đàm lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng - phụ đề thêm mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn. Ảnh: Thủ bút câu thơ Kiều của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tư liệu của MTL - thân hữu báo Văn Hóa.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 21354)
Thông tín viên RFI tại Vienna Sami Boukhelifa tường thuật : « Chỉ 48 tiếng đồng hồ thôi, không hơn, để hoàn thành một sứ mạng gần như bất khả. Những lo ngại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đang hiện rõ.Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo là ''các cuộc thương lượng có thể kết thúc theo bất kỳ hướng nào''.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 23526)
"The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?"
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 27393)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lẩy 2 câu thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du kết thúc bài diễn văn: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh có một không hai trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng kèm theo mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 21121)
"Thủ Tướng Tony Abbott mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc rằng Australia lên án bất cứ hành động đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 23853)
"Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã kêu gọi bỏ phiếu "không đồng ý," phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, "Hôm nay chúng ta ăn mừng chiến thắng của dân chủ."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 22419)
Giới chức Mỹ nói Tổng thống Barack Obama sẽ có thông báo chính thức từ Nhà Trắng vào lúc 15:00 GMT (22:00 giờ Hà Nội) ngày 1/7. Hiện còn chưa rõ ngày tháng mở cơ quan ngoại giao ở hai nước, nhưng theo phóng viên BBC tại Cuba Will Grant thì có thể là giữa tháng Bảy.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 23588)
Nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN qua Mỹ, không nhiều thì ít, sự kiện này liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng và suy nghĩ của người Việt Nam hải ngoại đối với vận mệnh dân tộc quê hương. Báo Văn Hóa đưa ra một cuộc phỏng vấn ngắn (bằng điện thư) một câu hỏi chung, và mời một số nhân sĩ làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau chia sẽ suy nghĩ về sự kiện Nguyễn Phú Trọng. Tham gia "ý kiến" kỳ này gồm có các quý vị: Gs Lê Xuân Khoa từ California, Gs Nguyễn Ngọc Bích từ Washington DC.; Bác sĩ Đào Như từ Oak Park, Illinois, Kỹ sư Lý Thái Hùng từ Califorinia.
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21454)
"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một đạo luật cho phép sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này."
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21430)
"Trong ngôn từ Ả Rập nói riêng và Islam nói chung, “Iftar” là buổi ăn mà trong dân gian người Muslim nói tiếng Việt gọi nôm na là “buổi ăn sả chay” là buổi ăn cá nhân hoặc tập thể diễn ra vào buổi chiều khi mặt trời lặn."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21626)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Vienna vào tối 26/06/2015 để cùng với nhóm 5+1 và Iran thảo luận nước rút trong những ngày cuối tuần này để đạt được một thỏa thuận chung cuộc trước thời hạn chót là 30/06/2015."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21290)
"Nhiều nguồn thạo tin vào hôm 26/06 xác nhận rằng trong những tháng tới đây, Ấn Độ sẽ tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân song phương với các nước quan trọng trong vùng Châu Á, từ Úc, Nhật Bản, Indonesia cho đến Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và Singapore."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 22014)
"Buổi tiệc khoản đãi Iftar vừa qua là buổi khoản đãi thứ 7 cùa Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Vào thời các Tổng Thống Clinton, Bush tiền nhiệm, cũng đã tổ chức tiệc Iftar này tại Tòa Bạch Ốc."