Buông đao thành Phật

08 Tháng Mười Hai 20157:07 CH(Xem: 19472)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 DEC 2015

Buông đao thành Phật

Hồng Thủy

07/12/15 14:22

(GDVN) - Lịch sử sẽ rất công bằng khi phán xét, bởi quá khứ đã qua không thể thay đổi, nhưng thay đổi tương lai là điều nằm trong tầm tay, miễn là các nhà lãnh đạo ...

Người dân Myanmar lại mới nhận thêm một tin mừng khi Thống tướng Than Shwe, chính trị gia quân sự được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trên bầu trời chính trị quốc gia Đông Nam Á này dù đã về hưu từ năm 2010, tuyên bố xem bà Aung San Suu Kyi là một "nhà lãnh đạo tương lai" của đất nước.

image009

Thống tướng Myanmar Than Shwe, ảnh: BBC/Getty

Từ kẻ thù thành đối tác

Chỉ mới 5 năm trước, tướng Than Shwe đã từng ra lệnh quản thúc tại gia 21 năm đối với bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD), chủ nhân của giải Nobel hòa bình năm 1991.

Trong cuộc bầu cử năm 1990, NLD đã giành thắng lợi áp đảo, nhưng chính quyền quân sự dưới thời tướng Than Shwe đã bỏ qua kết quả này.

Tướng Than Shwe năm nay 82 tuổi, từng cai trị Myanmar trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 2011, trước khi chuyển giao quyền lực cho một chính phủ bán quân sự do quân đội hậu thuẫn và trung thành với mình do tướng Thein Sein đứng đầu.

Tờ Myanmar Times ngày 7/12 có bài điểm lại cuộc đời và sự nghiệp của chính trị gia quyền lực bậc nhất sau màn trướng này với tít bài: "Than Shwe: Từ nhân viên bưu điện đến nhà độc tài quân sự".  

Myanmar Times bình luận, dù không xuất hiện nơi công cộng trong suốt 4 năm qua, nhưng tướng Than Shwe vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh đằng sau hậu trường.

Bà Aung San Suu Kyi đã bị chính quyền quân sự dưới thời Thống tướng Than Shwe quản thúc tại gia trong 15 năm. Cuộc gặp giữa hai chính khách cựu thù hôm 4/12 và kết quả tốt đẹp của nó được Myanmar Times xem như bước ngoặt lịch sử.

Động thái này đã xác nhận vai trò mới của tướng Than Shwe như một kiến trúc sư của quá trình chuyển đổi chính quyền quân sự sang dân sự.

Cuộc gặp lịch sử

Cuối ngày 5/12 cháu nội của Thống tướng Than Shwe, Nay Shwe Thway Aung đã viết trên Facebook của mình rằng, bà Aung San Suu Kyi và tướng Than Shwe đã có cuộc gặp kéo dài 2 tiếng hôm Thứ Sáu 4/12 tại nhà riêng của ông.

Cháu nội Than Shwe dẫn lời ông mình cho biết: "Mọi người phải chấp nhận sự thật rằng, Daw Aung San Suu Kyi sẽ là nhà lãnh đạo tương lai của Myanmar sau thắng lợi trong cuộc bầu cử." Trong tiếng Myanmar, Daw là một tiền tố/kính ngữ thể hiện sự tôn trọng khi gọi tên người khác.

"Tôi thực lòng ủng hộ bà ấy hết khả năng có thể nếu bà muốn phát triển đất nước", Thống tướng Than Shwe nói. Theo The Straits Times, người phát ngôn của NLD Win Myint xác nhận cuộc gặp diễn ra tối Thứ Sáu.

image010

Vợ chồng Thống tướng Than Shwe cầu nguyện cho tướng Aung San, cha đẻ bà Aung San Suu Kyi tại một ngôi chùa. Ảnh: The Irrawaddy.


Win Htein, một nghị sĩ của đảng NLD nói rằng, bà Aung San Suu Kyi gặp tướng Than Shwe vì bà tin vào ảnh hưởng của ông đối với chính phủ và quân đội Myanmar.  

Cuộc gặp lịch sử xảy ra bất ngờ sau khi bà Aung San Suu Kyi đã có các cuộc tiếp xúc và làm việc với Tổng thống Thein Sein, Chủ tịch Quốc hội Shwe Man, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing bàn về hòa giải dân tộc, thúc đẩy chuyển giao quyền lực.

Xóa bỏ hận thù

15 năm năm bị quản thúc tại gia mà không có bất kỳ bản án nào, người ta không nhận thấy bất kỳ sự thù hận nào từ người phụ nữ này đối với những người đã giam cầm bà. Ngược lại, bà Aung San Suu Kyi đã tìm cách đối thoại và nuôi dưỡng một quan hệ tốt đẹp với các "cựu thù" và nỗ lực thúc đẩy một chính phủ dân sự chia sẻ quyền lực với quân đội.

Nehginpao Kipgen, một nhà bình luận chính trị Myanmar nói với Myanmar Times, bà Aung San Suu Kyi sẽ đảm bảo an toàn, an ninh cho các cựu lãnh đạo cũng như các tướng lĩnh quân đội khi bà lên nắm quyền điều hành đất nước sau bầu cử.

Trên trang Facebook của mình, cháu nội tướng Than Shwe cho rằng, tinh thần hòa giải dân tộc của bà Aung San Suu Kyi có thể bao gồm một sự đảm bảo như vậy. Bởi bà Aung San Suu Kyi từng nói: 

"Tôi không có khái niệm trả thù bởi nó chỉ gây hại cho đất nước. Để xây dựng tương lai cho đất nước thành công, NLD cần hợp tác với tất cả các đảng phái, bao gồm cả các tướng lĩnh. Tôi muốn gặp Thống tướng Than Shwe".

Ko Nay Shwe Thway Aung cũng đăng tải một thông điệp với sự đồng ý của cả NLD và ông nội mình, giải thích rằng lý do quân đội từ chối chuyển giao quyền lực cho NLD một cách hòa bình sau cuộc bầu cử năm 1990 là vì "thiếu vắng sự tin cậy đối với NLD":

"Kết quả là có một sự hiểu lầm của công chúng về các tướng lĩnh quân đội và các thành viên của đảng thắng cử (NLD năm 1990) đã bị bắt giữ, đất nước thì bị áp đặt lệnh trừng phạt quốc tế, đau khổ kéo dài hơn 25 năm qua".

Cơ hội làm Tổng thống

Mặc dù chưa có thông báo chính thức nào về nội dung cuộc họp giữa bà Aung San Suu Kyi với các tướng lĩnh quân đội đương nhiệm lẫn nghỉ hưu có ảnh hưởng đến nền chính trị đất nước được công bố, nhưng những hoạt động của bà và hưởng ứng từ lãnh đạo quân sự đã làm lóe lên tia hy vọng bà có thể sớm trở thành Tổng thống Myanmar.

Dưới thời Thống tướng Than Shwe, phe quân sự đã mất 18 năm xây dựng hiến pháp với các điều khoản bảo vệ lợi ích của mình. Năm 2008, các nhà lãnh đạo quân sự Myanmar sửa hiến pháp với quy định cấm các ứng cử viên có vợ/chồng hoặc con cái mang quốc tịch nước ngoài được đảm nhiệm cương vị Tổng thống, một quy định nhằm chặn đường bà Aung San Suu Kyi ngồi vào cương vị này.

image011

Bà Aung San Suu Kyi, ảnh: EPA.


U Aye Thu San, biên tập viên Myanmar Times ngày 7/12 nhận định rằng, có hy vọng bà Aung San Suu Kyi có thể trở thành Tổng thống kế nhiệm tướng Thein Sein, mặc dù thay đổi hiến pháp đòi hỏi phải có sự đồng ý của quân đội vốn có quyền phủ quyết thông qua 25% số ghế mặc nhiên trong quốc hội.

U Than Soe Naing, một nhà phân tích chính trị nói với Myanmar Times, tuyên bố mới nhất của tướng Than Shwe về bà Aung San Suu Kyi đã mang lại hy vọng cho người dân. Tuy nhiên kết quả cuối cùng vẫn còn phải chờ thời gian cũng như những nỗ lực từ cả hai phía.

"Khả năng bà Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống cũng sẽ phụ thuộc vào cách thức bà xây dựng cơ cấu Nội các mới. Việc đưa vào Nội các những Bộ trưởng hiện nay của đảng USDP sẽ có ảnh hưởng đối với nhiệm kỳ Tổng thống của mình.

Tôi nghĩ rằng hiến pháp hiện nay không thể sửa đổi mà không cần sự đồng ý của Than Shwe. Đó có thể là một điểm khởi đầu để bà Aung San Suu Kyi lên làm Tổng thống", U Than Soe Naing nhận định.

The Wall Street Journal ngày 7/12 dẫn lời Richard Horsey, một nhà phân tích độc lập ở Yangon, Myanmar nhận xét, việc các tướng lĩnh Myanmar từ Than Shwe, Thein Sein, Shwe Man cho đến Min Aung Hlaing ủng hộ bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền đã cho thấy, quân đội đang háo hức để được nhìn nhận như là một lực lượng bảo đảm cho nền dân chủ phát triển mạnh ở Myanmar.

Buông đao thành Phật

Thông tin về cuộc gặp giữa bà Aung San Suu Kyi với Thống tướng Than Shwe cùng bầu không khí thân thiện, những đánh giá tốt đẹp dành cho nhau đang nhận được sự hoan nghênh, hưởng ứng và khen ngợi dặc biệt từ dư luận Myanmar, đặc biệt là trên truyền thông báo chí cũng như mạng xã hội.

Tiếp theo lời chúc phúc chân thành và cam kết chuyển giao quyền lực trong hòa bình của Tổng thống Thein Sein là đến những phát biểu làm nức lòng người dân Myanmar từ Thống tướng Than Shwe. Có lẽ đó là những dấu hiệu một kỷ nguyên mới đang bắt đầu trên quốc gia Đông Nam Á này.

Nếu như bà Aung San Suu Kyi trở thành anh hùng đấu tranh cho tự do, dân chủ và tương lai của dân tộc Myanmar, Tổng thống Thein Sein và các tướng lĩnh quân đội đương quyền được biết đến như những người tạo môi trường nuôi dưỡng nền tự do - dân chủ và tương lai ấy thì "Thái thượng hoàng" Than Shwe - người có quyền lực đặc biệt sau hậu trường chính trị Myanmar càng đóng vai trò quyết định trong việc chuyển đổi hòa bình chính quyền quân sự sang dân sự.

Phương ngôn có câu, ai thắt nút chuông thì người đó cởi. Điều này thật trùng hợp trong trường hợp của Myanmar, một đất nước mà Phật giáo Nguyên thủy là quốc đạo. Quay đầu là bờ, buông đao thành Phật có lẽ đã trở thành chọn lựa của các nhà chính khách quân sự, các tướng lĩnh quyền lực và quyền lợi đầy mình trước vận hội mới, tương lai, tiền đồ của dân tộc.

Họ đã chiến thắng chính mình, một chiến thắng khó khăn nhất và cũng vẻ vang nhất. Với những gì đã và đang diễn ra, hy vọng tương lai mới, cuộc sống mới hồi sinh đem lại ấm no, hạnh phúc, bình yên và thịnh vượng đang đến với Myanmar.

Dư luận khu vực cũng như cộng đồng quốc tế đang dõi theo những diễn biến chính trị mới nhất tại đất nước Chùa Vàng với mong mỏi, chúc phúc và hy vọng Myanmar chuyển đổi trong hòa bình và vươn lên mạnh mẽ.

Lịch sử sẽ rất công bằng khi phán xét, bởi quá khứ đã qua không thể thay đổi, nhưng thay đổi tương lai là điều nằm trong tầm tay, miễn là các nhà lãnh đạo biết hy sinh lợi ích riêng vì quốc gia, dân tộc, đoàn kết cùng nhau kiến tạo nên tương lai tốt đẹp ấy.

Hồng Thủy

05 Tháng Mười 2014(Xem: 21078)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20175)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20429)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22286)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21299)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23587)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21485)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21323)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21281)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26195)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26532)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22554)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22379)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26661)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32285)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20904)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23465)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23284)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27492)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21576)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.