Trung Quốc và Mỹ sẽ quyết định hòa bình và an ninh của Biển Đông?

17 Tháng Mười Một 201510:00 CH(Xem: 18296)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 18 NOV 2015

Trung Quốc và Mỹ sẽ quyết định hòa bình và an ninh của Biển Đông?

Đông Bình

17/11/15

(GDVN) - Chính sách Biển Đông của Mỹ vẫn không thay đổi, chỉ có chuyển sang trực tiếp can thiệp, ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc về quân sự, giữ vị thế lãnh đạo.

Tờ “Chine Times” Đài Loan ngày 16 tháng 11 viết về vấn đề Biển Đông cho rằng, việc Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra Biển Đông là thực sự có ý đồ nhằm vào Trung Quốc, điều này đã làm Trung Quốc đặc biệt tức giận.

image003

Ngày 27 tháng 10 năm 2015, tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý của đá ngầm do Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.


Theo bài báo, từ đầu năm 2014, Mỹ đã chuyển từ thúc đẩy “hậu trường” chuyển sang công khai can thiệp, từ đó xung đột Biển Đông trở thành một cuộc tranh đoạt cường quyền Trung-Mỹ.

Không chỉ lên tiếng phê phán đối với hoạt động xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc, Mỹ còn phô trương sức mạnh răn đe. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tổ chức diễn tập quân sự ở Biển Đông, có sự tham gia của máy bay chiến đấu J-11 lắp tên lửa không đối không để phản ứng và thể hiện ý đồ không nhượng bộ, tức là sẽ tiếp tục bành trướng.

Không lâu sau, tại Singapore, Tập Cận Bình cũng ngang nhiên nói không biết ngượng mồm rằng: “Các đảo ở Biển Đông từ thời cổ đại đã là lãnh thổ Trung Quốc”, đòi Mỹ “cần tôn trọng các nước châu Á muốn xây dựng môi trường hòa bình và ổn định”.

Bài báo cho rằng, đến nay, chính sách Biển Đông của Mỹ vẫn không thay đổi, vẫn nhấn mạnh “không giữ lập trường cụ thể” và quan tâm đến tự do đi lại ở Biển Đông, qua đây muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc về quân sự, tránh ảnh hưởng đến cục diện chiến lược của Đông Á, tiến tới làm suy yếu vị thế lãnh đạo của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

image004

Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông


Bài báo cho rằng, Mỹ khó ngăn chặn việc Trung Quốc tiếp tục xây dựng (bất hợp pháp) ở các đảo đá trên Biển Đông, lại không muốn dễ dàng nhượng bộ đối với Trung Quốc, tìm kiếm “đối thoại” sẽ trở thành con đường tất yếu tránh mở rộng xung đột song phương.

Sau khi tàu khu trục USS Lassen Mỹ tuần tra Biển Đông, giữa Trung-Mỹ đã diễn ra rất nhiều cuộc gặp và hội đàm giữa các quan chức cấp cao của quân đội hai nước.

Chẳng hạn giữa Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson và Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi (ngày 29 tháng 10), giữa Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris với các quan chức cấp cao Quân đội Trung Quốc vào đầu tháng 11,

giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).

image005

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 3 tháng 11 năm 2015


Tuy nhiên, hai bên vẫn “mỗi người một phách” khi nói về vấn đề Biển Đông, thậm chí các quan chức Mỹ đã cho biết, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là “không đứng vững” và Mỹ không chấp nhận yêu sách đó.

Để đảm bảo tự do đi lại, Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây dựng đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc bỏ ngoài tai.

Hơn nữa, Trung Quốc lại áp dụng chính sách đối đầu để thể hiện quyết tâm bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự.

Có dấu hiệu cho thấy, cuộc chiến “thần kinh” phán đoán ý chí của nhau giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục, Mỹ thậm chí có thể sẽ định kỳ cho máy bay quân sự đi vào vùng trời các đảo đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn có “lợi ích chung rất lớn”, tranh chấp cần giới hạn trong phạm vi có thể kiểm soát.

Theo bài báo, Mỹ không phải là nước tranh chấp chủ quyền trực tiếp đối với các hòn đảo ở Biển Đông, mục tiêu chiến lược của Mỹ chủ yếu là bảo vệ sự cân bằng quân sự, tránh nổ ra xung đột khu vực, đồng thời duy trì vai trò là người cân bằng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.

Mục tiêu của Bắc Kinh lại là “bảo vệ lợi ích cốt lõi” (quyết bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông theo yêu sách tham lam “đường lưỡi bò” bất hợp pháp), đề phòng các cuộc xung đột tiềm tàng ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện “giấc mơ Trung Quốc”.

image006

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris tại Bắc Kinh ngày 3 tháng 11 năm 2015


Theo bài báo, Trung Quốc và Mỹ thực sự không muốn chơi một cuộc chiến sống mái ở Biển Đông, hai bên cũng có khả năng quản lý, kiểm soát khủng hoảng, không có lý do tiến hành đối đầu không hạn chế.

Trung Quốc và Mỹ cần xây dựng cơ chế đối thoại đề phòng xảy ra xung đột ngẫu nhiên, dù sao, hiện nay, trên thế giới có quá nhiều vấn đề an ninh cần có sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ để giải quyết.

Bài báo cho rằng, tồn tại mâu thuẫn trong cách làm của Mỹ. Bởi vì, Mỹ đã vội vã tiến hành đối thoại, làm dịu sự đối lập với Trung Quốc sau khi điều tàu chiến tuần tra đảo nhân tạo ở Biển Đông. Song, Mỹ cũng đã thúc đẩy đưa vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng, điều này bị Trung Quốc ngăn cản.

Nếu Mỹ thực sự mở ra một chiến trường khác ở APEC để bàn về vấn đề Biển Đông, chắc chắn sẽ làm gia tăng sự đối đầu với Trung Quốc.

Theo bài báo thì Trung Quốc có thể vì vậy mà tiến hành nhiều hành động bành trướng và bất hợp pháp hơn như “đẩy nhanh triển khai lực lượng quân sự ở các đá ngầm trên Biển Đông, hoặc tuyên bố đường cơ sở lãnh hải quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), thậm chí không loại trừ khả năng lập ra Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông”.

image007

Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp nói về vấn đề Biển Đông tại các hội nghị khu vực


Đây là bài báo của Đài Loan, nhưng lại tỏ ra thân Bắc Kinh, cho rằng, Biển Đông vài năm trước vốn yên ả, nhưng chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã làm thay đổi trạng thái chiến lược của các vùng biển xung quanh. Mỹ tiếp tục áp sát Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả là: “sẽ đẩy nhanh phá vỡ hòa bình, an ninh và phồn vinh trước đây của Đông Á”.

Tuy nhiên, tờ “Vượng báo” này quên rằng, mầm họa, nguyên nhân sâu xa, chủ yếu và trực tiếp gây ra căng thẳng Biển Đông hiện nay và khả năng nổ ra xung đột, chiến tranh ở Biển Đông trong tương lai chính là mọi âm mưu và hành động, thủ đoạn áp đặt yêu sách bành trướng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc dựa trên một bản đồ vẽ bậy từ một người Đài Loan.

Đó là một yêu sách cực kỳ lố bịch ngay khi bạn chỉ cần nhìn vào bản đồ khu vực hay bạn nhìn nhận các hành động bành trướng bất hợp pháp của Trung Quốc dưới góc độ của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ thừa nhận yêu sách đó. 

Đông Bình

02 Tháng Năm 2017(Xem: 12780)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - người từng gây sốc khi kêu cựu tổng thống Mỹ Barack Obama 'xuống địa ngục', vừa nhận được lời mời thăm tòa Bach Ốc từ Tổng thống Donald Trump.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 15223)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17 tại thủ đô Manila - Philippines kết thúc với bản thông cáo chung "bất lợi" cho Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá "bàn tay Trung Quốc" đã thò vào hội nghị Manila và "không có ai có thể ngăn cản nổi các hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo thành hải điểm quân sự tại vùng biển nam Trung Hoa/biển Đông Việt Nam/biển tây Philippines. Trong lúc đó, mặt trận biển tây Thái Bình Dương đang diễn ra những hoạt động hải quân khó lường của các cường quốc gồm Mỹ, Nhật, Pháp và có thể hơn nữa đối phó với các vụ thử tên lửa đe dọa của Bắc Hàn.
27 Tháng Tư 2017(Xem: 14878)
Ứng cử viên trung hữu Emmanuel Macron là nhân vật khá xa lạ với dư luận Pháp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây đang nổi lên như nhân vật sáng giá nhất cho ghế tổng thống Pháp.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13933)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13979)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14055)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13793)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13508)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12792)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13202)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13413)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 15156)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13252)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 14332)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".