Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi - Dân chủ thắng lớn ở Myanmar

10 Tháng Mười Một 201510:37 CH(Xem: 17932)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 NOV 2015

 

image007

Bà Aung San Suu Kyi: Đảng NLD thắng cử

image009

Lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi rời trụ sở đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc NLD sau khi tuyên bố về kết quả cuộc tổng tuyển cử tại Yangon, ngày 9/11/2015.

 

Steve Herman

VOA 09.11.2015

YANGON—

Đảng đối lập chính ở Miến Điện đã giành được những ghế đại biểu đầu tiên trong cuộc bầu cử được nhiều người xem là sẽ mang lại thắng lợi áp đảo cho đảng này. Các giới chức bầu cử hôm nay cho biết đảng Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc đã giành được 12 ghế tại thành phố chính Yangon. Sau đó, đảng này nói rằng họ giành được 44 trong số 45 ghế dân biểu ở Yangon, nhưng các con số đ1o chưa được các giới chức bầu cử xác nhận. Trước đó, trong ngày hôm nay lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi cho biết đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà rõ ràng là đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội có tính chất lịch sử, nhưng bà chưa vội tuyên bố thắng cử trong lúc phiếu bầu đang được kiểm. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường trình từ Yangon.

Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ bên ngoài trụ sở chính của Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc ở Yangon sáng hôm nay, bà Aung San Suu Kyi nói “Cho tới lúc này kết quả bầu cử chưa được loan báo. Nhưng tôi nghĩ rằng mọi người đã biết hoặc đã đoán được kết quả như thế nào.”

Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại.

Ông Htay Oo, Chủ tịch Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp đương quyền, nói trên Đài truyền hình Tiếng nói Dân chủ Miến Điện, rằng ông đã mất ghế đại biểu trong cuộc bầu cử này, và thừa nhận số ghế đảng ông bị mất nhiều hơn số ghế thắng được.

Các giới chức bầu cử Myanmar cho biết họ hoãn việc loan báo kết quả chính thức cho tới 6 giờ chiều thứ hai giờ địa phương, thay vì 9 giờ sáng như kế hoạch trước đây. Họ không cho biết lý do của sự trì hoãn này.

Tờ Myanmar Times cho biết Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc đã chính thức khiếu nại với Uỷ ban Bầu cử  về sự thay đổi trong qui trình bầu cử. Đảng này nói rằng Uỷ ban Bầu cử đã chỉ thị cho các giới chức bầu cử địa phương trực tiếp nộp kết quả bầu cử cho văn phòng chính của uỷ ban tại thủ đô Naypyitaw, thay vì nộp cho giới hữu trách bầu cử địa phương và tiểu bang.

Các giới chức bầu cử đã kiểm khoảng 32 triệu phiếu bầu trong cuộc đầu phiếu hôm chủ nhật. Theo dự liệu, Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc đánh bại Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp một cách dễ dàng. Một nhà lập pháp thuộc đảng đương quyền, Chủ tịch quốc hội Shwe Mann, người từng được xem là một ứng viên tổng thống, đã thừa nhận bị đối thủ của ông thuộc Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc đánh bại trong cuộc chạy đua giành chức đại biểu ở quận Pyu.

Không hoàn hảo

image011

Cử tri Myanmar xếp hàng chờ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lịch sử, ngày 8/11/2015. (Ảnh - Thar Nyunt Oo/VOA)

Ông Mark Green, Chủ tịch Viện Cộng hoà Quốc tế, nói với đài VOA trong một cuộc phỏng vấn tại Yangon rằng “Rõ ràng là có những khiếm khuyết, không phải mọi thứ đều hoàn hảo. Người dân Miến Điện đang xem xét cẩn thận các kết quả chính thức.”

Ông Green, cựu Đại sứ Mỹ tại Zimbabué, nói thêm rằng “Sự phán xét đối với cuộc bầu cử này hoàn toàn thuộc về người dân Miến Điện.”

Cựu Tổng thống Ireland, bà Mary Robinson, tham gia toán quan sát viên bầu cử của Trung tâm Carter ở Mỹ. Bà nói “Chúng ta phải nhìn cuộc bầu cử này trong một khuôn khổ không có tính chất dân chủ công khai một cách đầy đủ.”

Hàng triệu người, trong đó có những người Rohingya theo đạo Hồi ở tiểu bang Rakhine, đã mất quyền bầu cử vì không có quốc tịch hoặc vì những lý do khác.

Trong một thông cáo phổ biến hôm chủ nhật, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, nói việc mất quyền bầu cử của người Rohingya nằm trong số nhiều “khiếm khuyết và thách thức lớn mà giới hữu trách phải giải quyết trong tương lai.”

Trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry ngỏ lời chúc mừng dân chúng Myanmar và gọi cuộc bầu cử này là “một minh chứng của lòng dũng cảm và sự hy sinh của nhân dân Miến Điện trong nhiều thập niên.” Ông nói cuộc bầu cử này là “một bước tiến quan trọng”, tuy “không hoàn hảo.”

Chấp nhận kết quả

image013

Các tình nguyện viên kiểm phiếu tại một trạm bầu cử ở trung tâm Yangon, Myanmar, ngày 8/11/2015.

Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein, đã hứa hợp tác với các đảng đối lập để có được một cuộc chuyển tiếp êm thắm và suôn sẻ trong trường hợp cuộc bầu cử này loại ông ra khỏi quyền lực. Trong bài nói chuyện hôm thứ 6 trước những người ủng hộ đảng đương quyền, ông Thein Sein nói “Chính phủ và quân đội sẽ tôn trọng và chấp nhận kết quả.Tôi sẽ chấp nhận tân chính phủ được thành lập dựa trên kết quả bầu cử.”

Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Myanmar kể từ khi một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự lên nắm quyền năm 2011, một năm sau khi bà Aung San Suu Kyi được trả tự do và lệnh cấm đối với đảng của bà được thu hồi.

Bà Suu Kyi và Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà đã giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử năm 1990 nhưng quân đội không để cho bà lên nắm quyền. Theo dự liệu, Liên minh dân chủ Toàn quốc lần này cũng sẽ đánh bại Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp, là đảng có được sự ủng hộ của phe quân đội có nhiều thế lực.

Đảng đương quyền tham gia cuộc bầu cử với một ưu thế rất lớn: 25% ghế đại biểu quốc hội được dành riêng cho sĩ quan quân đội.

Hội Ân Xá Quốc Tế cho rằng việc giam cầm những nhân vật tranh đấu ôn hoà, sự hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận và những sự kỳ thị khác nhắm vào các nhóm thiểu số là một vấn đề nghiêm trọng gây phương hại cho tiến trình bầu cử ở Myanmar.

Cần có thắng lợi rất lớn

image015

Bà Aung San Suu Kyi phát biểu từ ban công của trụ sở đảng NLD ở Yangon, Myanmar, ngày 9/11/2015.

Các chuyên gia chính trị Myanmar cho rằng Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc cần phải giành được 67% số ghế tại quốc hội mới có có thể vượt qua sự phủ quyết của quân đội tại quốc hội gồm hai viện và có nhiệm vụ bầu ra tổng thống.

Bà Aung San Suu Kyi không thể giữ chức tổng thống cho dù đảng của bà thắng cử. Tập đoàn quân nhân nắm quyền năm 2008 đã đưa vào bản hiến pháp một qui định để không cho một người có vợ hoặc chồng hoặc con cái là người nước ngoài được giữ chức tổng thống. Người chồng quá cố của bà Suu Kyi và hai người con trai của bà là công dân Anh.

Trong cuộc họp báo tại tư thất của bà ở Yangon hôm thứ Năm, bà Suu Kyi nói rằng trong trường hợp Liên minh Dân chủ Toàn quốc thắng cử bà sẽ giữ một chức vụ mà bà gọi là “cao hơn tổng thống.”

Gần 7.000 ứng cử viên thuộc 91 đảng dự tranh các ghế đại biểu tại hai viện của quốc hội.

Myanmar, cựu thuộc địa Anh, đã bị cô lập với hầu hết thế giới bên ngoài trong nhiều thập niên sau khi Tướng Ne Win thực hiện cuộc đảo chánh vào năm 1962 để lật đổ chính phủ và bãi bỏ hiến pháp dân chủ của quốc gia đa số dân là người theo đạo Phật./

18 Tháng Chín 2016(Xem: 17364)
Trong số các tàu cá bị đánh chìm có nhiều chiếc bị chặn bắt ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Đây là khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của nước này tiếp giáp với Biển Đông.
15 Tháng Chín 2016(Xem: 17677)
Hậu chấn PCA:
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15782)
Thỏa thuận đình chiến bắt đầu ở Syria vào chiều thứ Hai 12/09, sau một cuối tuần không kích dày đặc.
14 Tháng Chín 2016(Xem: 14744)
« "Tôi không thể nào hãnh diện hơn nữa về người lãnh đạo mà chúng ta đã giao trách nhiệm để thay chỗ của tôi… Tôi sẽ cố sức làm việc trong mùa thu này để Hillary Clinton được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ".
09 Tháng Chín 2016(Xem: 15015)
"Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh ASEAN và trong hội nghị G20 ở Hàng Châu, ông Tập Cận Bình thành công trong việc tránh được những chủ đề gây bối rối : sự lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông hay vấn đề nhân quyền."
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15425)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 “Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa.”
04 Tháng Chín 2016(Xem: 15090)
"Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 14076)
"Phải nói là cộng đồng người châu Á chỉ chiếm chưa đầy 3,5 phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong cả nước, theo điều tra dân số Hoa Kỳ, phần lớn là qua di cư thuần túy. Điểm này khiến họ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc bầu cử".
01 Tháng Chín 2016(Xem: 15882)
"Nhà phân tích Douglas Paal thuộc Tổ chức Carnegie cho Hoà bình Quốc tế nhận định: “Uy tín của Mỹ một phần lớn sẽ tan biến nếu không có hiệp định TPP.”
30 Tháng Tám 2016(Xem: 17903)
Thủ tướng Pháp Manuel Valls vừa gây khó chịu cho những chính trị gia đối lập và các nhà sử học với phát biểu về biểu tượng của nước Pháp, Marianne, liên quan đến tranh cãi về lệnh cấm “burkini”.
30 Tháng Tám 2016(Xem: 16219)
Diễn biến hậu phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 15524)
"Môi liền môi-Biển liền biển" " ... hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng “hợp tác trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là hình mẫu về xử lý tranh chấp trên biển Đông”.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 16738)
Được sự ủng hộ của Mỹ, Thổ đã đưa xe tăng cùng lực lượng đặc nhiệm vào Syria - lần đầu tiên kể từ khi nội chiến ở Syria bắt đầu, để giúp quân nổi dậy Syria giành lại thị trấn biên giới Jarablus từ tay IS.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 14301)
Lần đầu tiên sau phán quyết PCA 12/7/16 Cú bắt tay giữa Putin và Tập Cận Bình có bao hàm cuộc tập trận ở biển Nam Trung Hoa/Biển Đông trong vòng bí mật địa điểm?
23 Tháng Tám 2016(Xem: 14226)
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 15926)
Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump đã huỷ bỏ lời kêu gọi của ông, đòi trục xuất tất cả 11 triệu người di dân không có giấy tờ hợp lệ đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 17443)
(RFA) "Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam". "Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác" .