Đông Nam Á: Đấu trường giành ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc

15 Tháng Mười 20159:15 CH(Xem: 20556)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 16 OCT 2015

Đông Nam Á: Đấu trường giành ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc

 image030

Ảnh minh họa.Wikivoyage

Đối với người Pháp, thuật ngữ « Đông Dương » gợi nhắc đến vùng đất thuộc địa tại Châu Á hay được bảo hộ cho đến tận năm 1954. Nhưng đối với các nhà địa lý, từ này bao trùm cả một vùng bán đảo đi từ biên giới tây bắc Miến Điện đến biên giới phía bắc Việt Nam, bắc ngang qua cả Malaysia và Thái Lan. Và vùng đất rộng lớn này chính là đấu trường tranh giành ảnh hưởng thường trực của hai người khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ. Một cuộc đọ sức đã có từ xa xưa, từ thế kỷ thứ II, sau Công nguyên.

Michel Nazet, tốt nghiệp về lịch sử - địa lý, luật, khoa học chính trị (Viện nghiên cứu Chính trị IEP Paris), chuyên nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế Châu Á, có bài viết trên tạp chí địa chính trị Conflits của Pháp, số ra cho quý IV/2015, cho rằng « Giữa Ấn Độ và Trung Quốc là Đông Nam Á ». Theo ông, sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc này diễn ra liên tục từ lâu đời, chỉ bị gián đoạn một thời gian, thời điểm ASEAN được thành lập năm 1967 với một trong số các mục tiêu chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Nhưng vào những năm 1990, cả hai cường quốc Châu Á này đã nhận thức được về những biến đổi do hiện tượng toàn cầu hóa gây ra. Do đó, việc có mặt trong những khu vực lân cận đã trở thành một vấn đề mấu chốt. Mà sự hiện diện đó đây của Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực, cận kề địa lý, tiềm năng phát triển về kinh tế giải thích rõ cho mối bận tâm này.

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là những quốc gia sản xuất quan trọng về dầu khí (Indonesia, Malaysia, Brunei, chưa kể đến tiềm năng của Miến Điện), về gạo (Thái Lan, Việt Nam, các quốc gia xuất khẩu hàng đầu), về thủy hải sản tươi sống (Thái Lan), về nhiều khoáng sản khác nhau (đồng, thiếc...)

Kinh tế : Cuộc đọ sức bất cân xứng giữa Bắc Kinh và New Dehli

Đối với Bắc Kinh, lợi ích địa chính trị là rất đáng kể. Eo biển Malacca cần cho vận chuyển dầu hỏa. Vùng Indochine có nhiều tuyến đường vòng quan trọng mà Trung Quốc rất muốn xây dựng. Giả như cả khu vực này nằm hoàn toàn dưới tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ, đối với Bắc Kinh đấy là một mối đe dọa, dọc theo trục sống còn cho nền kinh tế và cận kề với biên giới phía nam của đất nước.

Tại một số quốc gia, Bắc Kinh đã khẳng định thành công vị thế của mình. Chẳng hạn như trường hợp nước Lào. 40% khoản đầu tư nước ngoài là từ Trung Quốc. Đặc biệt là đặc khu kinh tế Boten, phía bắc Lào. Khu vực này giờ gần giống như là một thành phố của Trung Quốc.
Tương tự đối với Miến Điện. Quốc gia này đã ngả sang Trung Quốc sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng hiện nay Hoa Kỳ và Ấn Độ dường như bắt đầu lo chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trên bình diện rộng hơn, Bắc Kinh có những chính sách đối tác với cả khu vực: hình thành Greater Mekong Subregion nhằm khuyến khích phát triển các dự án đường bộ và đường sắt, ký kết thỏa thuận trao đổi tự do mậu dịch với 6 quốc gia thành viên trong khối ASEAN (2010), tham gia hội nghị ASEAN + 3 (cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản) trong khuôn khổ thỏa thuận Chiang Mai năm 2000, dự trù một sự hỗ trợ tiền tệ lẫn nhau giữa các thành viên.

Ấn Độ cũng không thể để đối thủ tự do tung hoành trong khu vực và bắt đầu vươn ra ngoài khu vực Nam Á, ngoài Hiệp hội hợp tác khu vực vùng Nam Á, được thành lập năm 1983. Vấn đề là phần trao đổi mậu dịch giữa Ấn Độ với khu vực lại quá ít ỏi. Tệ hơn nữa, nhiều nước vì e sợ ảnh hưởng quá mạnh của New Dehli nên đã tìm cách chuyển sang bắt tay với Bắc Kinh như trường hợp của Nepal hay Bangladesh chẳng hạn. Nhưng hai quốc gia này giờ đây cũng bắt đầu cảm thấy do dự về sự chuyển hướng đó.

Năm 1992, Ấn Độ hình thành "Chính sách hướng Đông". Dựa theo mô hình của Trung Quốc, một loạt các sáng kiến ra đời: khởi động chương trình Sáng kiến vùng vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực BIMSTEC (Bay of Bengal Initiative for MultiSectoral Technical and Economic Cooperative - năm 1997), Hợp tác sông Hằng - Mekong (MGC - 2000) hay như Đối thoại Hợp tác Châu Á (ACD) do Thái Lan khởi xướng năm 2002. Năm 2009, New Dehli ký kết một thỏa thuận trao đổi tự do mậu dịch với ASEAN, nhưng hiện chỉ có hiệu lực với mỗi Indonesia.

Cả hai quốc gia này tiến hành hai hướng đi song song với nhau nhưng đối lập nhau. Cả hai đều có được quy chế đối tác đối thoại ASEAN năm 1996 và đều là thành viên của diễn đàn khu vực của ASEAN (ARF), chuyên xử lý các vấn đề an ninh chng cho toàn Châu Á. Ngoài thỏa thuận khu vực với ASEAN, Trung Quốc còn gia tăng các thỏa thuận song phương với Thái Lan (2003) và Singapore (2009). Ấn Độ cũng không chịu thua, ký kết với Singapore năm (2005) và Malaysia (2010), và hiện đang có những tiến bộ trong thương lượng với Thái Lan và Indonesia.

Một vành đai, một lộ trình

Trong dài hạn, Bắc Kinh đặt cuợc nhiều vào những con đường tơ lụa trên bộ và hàng hải. Lộ trình thứ nhất sẽ liên quan vùng Trung Á, nhưng cũng có cả Pakistan, Nepal và Ấn Độ. Con đường thứ hai, xuất phát từ những cảng biển lớn của Trung Quốc, sẽ phải đi dọc theo bờ biển các nước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và thông qua ngả Ấn Độ Dương nối liền với Sri Lanka. Các dự án này được tài trợ từ Silk Road Company, thành lập vào tháng Ba năm 2015 và có nguồn vốn ban đầu là 40 tỷ đô-la. Bên cạnh đó còn có Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á đang trong quá trình hình thành.

Theo tác giả, với các dự án này, vị thế của TRung Quốc sẽ phải được củng cố hơn nữa. Bắc Kinh không những chỉ dựa vào vành đai "chuỗi ngọc" mà còn dựa vào trao đổi mậu dịch: thương mại ASEAN-Trung Quốc (hơn 380 tỷ đô-la trong năm 2015), cao hơn gấp năm lần so với ASEAN-Ấn Độ (chỉ ở khoảng 75 tỷ đô-la). Lưu ý là mức trao đổi giữa Ấn Độ với ASEAN đã tăng vọt rất nhanh (tăng 30 lần kể từ năm 1990 và gấp 10 lần kể từ năm 2000) và số lượng các doanh nghiệp Ấn Độ lập cơ sở trong khu vực cũng đã tăng tốc nhiều, nhất là tại Singapore.

Trong trước mắt, lợi thế dường như đang nghiêng về phía Trung Quốc. Nhờ có đối trọng về kinh tế và sức mạnh quân sự, Trung Quốc hiện tạm thống trị Đông Nam Á và đến lấn quyền New Dehli tại Nam Á. Tình hình rất có thể sẽ còn chuyển hướng trong một tương lai không xa.

Phạm vi hoạt động nào cho ngoại giao Ấn Độ ?

Bởi trong những năm gần đây, quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với các nước thành viên trong khối ASEAN đã trở nên xấu đi do chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. Đối với Ấn Độ thì đây lại là một cơ hội để kéo dài hơn nữa sự hiện diện của mình trên Ấn Độ Dương.

Kể từ khi đắc cử đến nay, Thủ tướng Narendra Modi đã không thể hay không biết cải thiện quan hệ với Pakistan, cũng như không tìm được một đồng thuận với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biên giới. Nhưng ông đã thành công trong việc xích lại gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản, và nhất là tỏ ra rất tích cực hơn trong vùng Đông Nam Á, với một chính sách đối ngoại mới mang tên « Hành động ở phía Đông » (Act East Policy), tiếp nối với chính sách « Nhìn sang phía Đông » (Look East Policy).

Học thuyết ngoại giao mới này bao gồm việc tăng cường hợp tác trên các phương diện an ninh, thương mại, đầu tư và kết nối mạng (qua việc thành lập một quỹ tài trợ đặc biệt cho chính sách này). Cụ thể hơn là, một vị trí thường trực cho Ấn Độ tại ASEAN đã được tiến hành vào tháng 4/2015 và nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lãnh vực quốc phòng, khai thác dầu khí đã được ký kết với Việt Nam, một trong những quốc gia chống đối Bắc Kinh nhiều nhất.

Với Bangladesh, Thủ tướng Ấn Độ cũng đã giải quyết thành công vấn đề biên giới với nước này, sau gần 40 năm căng thẳng.

Nói tóm lại, Ấn Độ và Trung Quốc từ gần hai thập niên nay đang cố làm hết sức để thâm nhập vào khu vực mà họ rất khát khao điều khiển được toàn bộ. Tuy nhiên, việc thiết lập một vùng thương mại hội nhập khu vực rộng lớn ASEAN-Trung Quốc - Ấn Độ đã gây ra những khoản nợ lớn do bởi sự việc cả hai quốc gia lớn này vừa là đối tác nhưng cũng vừa là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau trên bình diện khu vực, thậm chí cả trên thế giới./

Minh Anh  RFI 15-10-2015

02 Tháng Năm 2017(Xem: 12710)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - người từng gây sốc khi kêu cựu tổng thống Mỹ Barack Obama 'xuống địa ngục', vừa nhận được lời mời thăm tòa Bach Ốc từ Tổng thống Donald Trump.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 15222)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17 tại thủ đô Manila - Philippines kết thúc với bản thông cáo chung "bất lợi" cho Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá "bàn tay Trung Quốc" đã thò vào hội nghị Manila và "không có ai có thể ngăn cản nổi các hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo thành hải điểm quân sự tại vùng biển nam Trung Hoa/biển Đông Việt Nam/biển tây Philippines. Trong lúc đó, mặt trận biển tây Thái Bình Dương đang diễn ra những hoạt động hải quân khó lường của các cường quốc gồm Mỹ, Nhật, Pháp và có thể hơn nữa đối phó với các vụ thử tên lửa đe dọa của Bắc Hàn.
27 Tháng Tư 2017(Xem: 14878)
Ứng cử viên trung hữu Emmanuel Macron là nhân vật khá xa lạ với dư luận Pháp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây đang nổi lên như nhân vật sáng giá nhất cho ghế tổng thống Pháp.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13925)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13973)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14045)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13789)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13499)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12781)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13192)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13405)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 15078)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13250)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 14248)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".