Các ứng viên tổng thống đảng Dân chủ tranh luận về Syria, Biển Đông và Trung Quốc

15 Tháng Mười 20158:55 CH(Xem: 19443)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 16 OCT 2015

Các ứng viên tổng thống đảng Dân chủ tranh luận về Syria, Biển Đông và Trung Quốc

image014

Các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Từ trái: Cựu Thượng nghị sĩ Jim Webb của tiểu bang Virginia, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders của bagn Vermont, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cựu Thống đốc bang Maryland Martin O'Malley và Cựu Thống đốc Rhode Island Lincoln Chafee trước cuộc tranh luận tối ngày 13/10/2015.

 

Hôm nay, các thành viên Đảng Dân Chủ lên sân khấu tại Las Vegas để dự cuộc tranh luận đầu tiên trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống năm 2016

Trong cuộc tranh luận đầu tiên tối thứ ba, các ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ đề cập khá nhiều về vai trò của quân đội Mỹ và Nga ở Syria khi họ bàn về các vấn đề chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, có một ứng viên đã tuyên bố Trung Quốc là “mối đe dọa chiến lược lớn nhất” đối với Hoa Kỳ. Thông tín viên Chris Hannas của đài VOA tường thuật.

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã hô hào cho việc thiết lập một vùng cấm bay ở Syria như một cách để giúp thúc đẩy Nga, đồng minh của Syria, hợp tác với các nước khác trong khu vực nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị. Bà cho rằng Mỹ phải mạnh mẽ chống lại điều mà bà gọi là những “hành động hiếp đáp” của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bà nói “Tôi nghĩ rằng cũng có một điều quan trọng là Hoa Kỳ phải làm cho ông Putin hiểu rõ là chúng ta không chấp nhận việc ông ấy tới Syria để tạo thêm hỗn loạn, ném bom vào người dân để giúp cho ông Assad, và chúng ta không thể đạt mục tiêu nếu chúng ta không nắm giữ một vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn. Đó là điều mà tôi muốn hô hào.”

Thượng nghị sĩ Bernie Sander của tiểu bang Vermont cho biết ông tin là ông Putin sẽ phải hối hận về những hành động của Nga mới đây ở Syria và đã hối hận về những gì đã làm ở Crimea và Ukraine.

Ông Sanders nói “Tôi nghĩ rằng những gì mà ông ấy đang làm hiện nay là để giữ thể diện. Nhưng tôi nghĩ rằng khi người Nga bị giết ở Syria, và khi ông ấy bị sa lầy, tôi nghĩ rằng người dân nước Nga sẽ nói với ông ấy là nên rút quân về nước và bắt đầu làm việc chung với Mỹ để giải quyết tình hình hiện nay.”

Ông Sanders cũng cho rằng thiết lập vùng cấm bay ở Syria sẽ tạo ra một tình huống rất nguy hiểm, có thể tạo ra nhiều vấn đề. Ông nói rằng Hoa Kỳ không nên phái binh sĩ tác chiến trên bộ tới Syria – một việc mà Tổng thống Obama và bà Clinton cũng không tán thành.

Ông Sanders nói “Chúng ta nên giúp thiết lập một liên minh của các nước Ả Rập, những nước sẽ dẫn đầu nỗ lực này.”

Trong các cuộc thăm dò, Cựu Thống đốc Martin O’Malley của tiểu bang Maryland tụt hậu rất nhiều so với người dẫn đầu là bà Clinton và người có tỉ lệ ủng hộ nhiều thứ nhì là ông Sanders. Ông O’Malley hôm qua cho biết thiết lập một vùng cấm bay vào lúc này là sai lầm vì các máy bay Nga đang hoạt động trong khu vực có thể dẫn tới một vụ việc ngoài ý muốn và làm cho tình hình leo thang.

Binh sĩ Mỹ chiến đấu ở nước ngoài

image016

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinon tranh luận tại Las Vegas, ngày 13/10/2015.

Tổng thống Obama nhậm chức năm 2009 với cam kết chấm dứt các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Trong lúc binh sĩ Mỹ vẫn có mặt tại hai nước này với vai trò cố vấn và tác chiến, hầu hết các ứng viên đã bày tỏ sự dè dặt đối với việc phái binh sĩ Mỹ ra nước ngoài.

Cựu thượng nghị sĩ Lincoln Chafee của tiểu bang Rhode Island gọi “tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông” là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia và cho rằng việc này đã bắt đầu với việc Hoa Kỳ tiến quân vào Iraq.

Ông nói “Chúng ta phải chấm dứt những cuộc chiến tranh này. Chúng ta phải có một động năng mới.”

Thượng nghị sĩ Sanders gọi chiến tranh Iraq là sự sai lầm về chính sách đối ngoại lớn nhất của nước Mỹ, trong khi ông O’Malley nói rằng đó là một trong những sai lầm tệ hại nhất. Ông Sanders cũng cho biết ông không ủng hộ việc Mỹ thực hiện hành động đơn phương và sẽ dựa vào những nỗ lực liên minh khi nước Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ bị đe dọa. Ông O’Malley cho rằng hành động quân sự phải là “lựa chọn sau chót” của một vị tổng thống.

Mối đe dọa Trung Quốc

image018

Theo Cựu thượng nghị sĩ Jim Webb, mối đe dọa chiến lược lớn nhất mà Hoa Kỳ đối mặt là xử lý mối quan hệ với Trung Quốc.

Cựu thượng nghị sĩ Jim Webb của tiểu bang Virginia đặc biệt chú trọng tới vấn đề Trung Quốc và nói rằng mối đe dọa chiến lược lớn nhất mà Hoa Kỳ đối mặt là xử lý mối quan hệ với Trung Quốc.

Ông nói “Chúng ta cần phải làm như vậy vì sự xâm lấn của họ trong khu vực. Chúng ta cần phải làm như vậy vì cách thức đối xử của họ đối với người dân của chính nước họ.”

Ông hứa, nếu đắc cử, chính phủ ông sẽ “làm những việc gì đó” về vấn đề được cho là các công ty Mỹ và các cá nhân ở Mỹ bị tin tặc tấn công, cũng như vụ tranh chấp ở Biển Đông -- nơi Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau.

Ông nói “Các ông không làm chủ Biển Đông. Các ông không có quyền tiến hành chiến tranh mạng nhắm vào hàng chục triệu công dân Hoa Kỳ.”

Biến đổi khí hậu

Ông Webb cũng nêu nghi vấn về sự hữu hiệu của một thoả thuận mà Hoa Kỳ và Trung Quốc loan báo cách nay một năm về những nỗ lực  giảm thiểu khí thải. Ông cho rằng vấn đề biến đổi khí hậu cần có một giải pháp toàn cầu.

Ông nói “Cái gọi là những hiệp định mà chúng ta có với Trung Quốc là có tính chất ảo tưởng khi xét tới những đòi hỏi cấp thời đối với bản thân chính phủ Trung Quốc. Do đó chúng ta nên giải quyết vấn đề này theo đường lối quốc tế, và như thế, chúng ta sẽ thật sự có được một cách thức để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.”

Bà Clinton không tán đồng sự đánh giá của ông Webb về hiệp định với Trung Quốc, nhưng bà nói rằng sẽ không có một nỗ lực có hiệu quả để chống biến đổi khí hậu nếu không có sự tham gia của Trung Quốc và Ấn Độ.

Bà nói “Tôi tin rằng hiệp định song phương mà Tổng thống Obama đạt được với Trung Quốc là quan trọng. Bây giờ, chúng ta cần tiến xa hơn nữa, và sẽ có một hội nghị quốc tế vào cuối năm nay, và chúng ta phải tìm cách có được những cam kết có thể kiểm chứng để chống biến đổi khí hậu từ tất cả các nước tham dự hội nghị.”

Thượng nghị sĩ Sanders cũng nhấn mạnh đến việc các nước khác, kể cả Nga, cần phải thực hiện những biện pháp chống biến đổi khí hậu. Ông gọi đây là “một vấn đề đạo đức” và có tính chất hệ trọng đối với tương lai của Trái đất./

VOA 14.10.2015

02 Tháng Năm 2017(Xem: 12782)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - người từng gây sốc khi kêu cựu tổng thống Mỹ Barack Obama 'xuống địa ngục', vừa nhận được lời mời thăm tòa Bach Ốc từ Tổng thống Donald Trump.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 15236)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17 tại thủ đô Manila - Philippines kết thúc với bản thông cáo chung "bất lợi" cho Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá "bàn tay Trung Quốc" đã thò vào hội nghị Manila và "không có ai có thể ngăn cản nổi các hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo thành hải điểm quân sự tại vùng biển nam Trung Hoa/biển Đông Việt Nam/biển tây Philippines. Trong lúc đó, mặt trận biển tây Thái Bình Dương đang diễn ra những hoạt động hải quân khó lường của các cường quốc gồm Mỹ, Nhật, Pháp và có thể hơn nữa đối phó với các vụ thử tên lửa đe dọa của Bắc Hàn.
27 Tháng Tư 2017(Xem: 14888)
Ứng cử viên trung hữu Emmanuel Macron là nhân vật khá xa lạ với dư luận Pháp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây đang nổi lên như nhân vật sáng giá nhất cho ghế tổng thống Pháp.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13947)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13992)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14068)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13801)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13520)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12806)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13224)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13489)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 15166)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13261)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 14340)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".