Tổ chức phi chính phủ Philippines kiện Trung Quốc

08 Tháng Mười 20159:08 CH(Xem: 18283)

"BÁO VĂN HÓA- CALIFORNIA" THỨ SÁU 09 OCT 2015

 

image030

Ông Roilo Golez, nguyên là Cố vấn An ninh Quốc gia của Philippines. Ảnh LKT chụp tại Manila trong một hội nghị về Biển Đông.

Biển Đông:Tổ chức phi chính phủ Philippines kiện Trung Quốc

Thanh Phương Đăng ngày 08-10-2015 Sửa đổi ngày 08-10-2015 11:14

 image032

Bản đồ những hòn đảo bị tàn phá về môi trường theo danh sách của tổ chức Marcha.Nguồn : CSIS

Một tổ chức phi chính phủ của Philippines, Phong trào và Liên minh chống Trung Quốc xâm lược-Marcha, gởi đơn kiện Bắc Kinh lên Liên Hiệp Quốc về những hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo tổ chức này, hành vi của Trung Quốc đang gây những tác động tiêu cực lên các nguồn tài nguyên biển.

Trong bức thư gởi ngày 07/010/2015, lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và Giám đốc điều hành Chương trình môi trường Liên hiệp quốc UNEP, Achim Steiner, chủ tịch Phong trào và Liên minh chống Trung Quốc xâm lược -Marcha, ông Roilo Golez, kêu gọi Liên hiệp quốc và UNEP « điều tra và có hành động thích đáng » đối với những hoạt động bồi đắp đảo, mà đã tàn phá các rạn san hô ở Biển Đông. 

Ông Golez, nguyên là Cố vấn An ninh Quốc gia của Philippines, cho biết đơn kiện của tổ chức Marcha dựa trên Công ước về Đánh cá và Bảo tồn các tài nguyên sinh vật trên biển, cũng như dựa trên Các mục tiêu Phát triển Bền vững, vừa được thông qua gần đây. 

Vào tháng trước, các lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các mục tiêu phát triển mới nhằm giảm nạn nghèo đói trên hành tinh chúng ta trong 15 năm tới. Một trong 17 mục tiêu đề ra là “bảo tồn và sử dụng một cách bền vững các nguồn tài nguyên biển cho sự phát triển bền vững”. 

Trong bức thư nói trên, ông Golez nhấn mạnh là những hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc trên Biển Đông đã và đang gây những tác hại “không thể sửa chữa được” trên những rạn san hô, đặc biệt là tại các đảo Đá Chữ Thập (Fierry Cross Reef), Đá Subi (Subi Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Cụm Đá Gaven (Gaven Reef) và Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef). 

Trả lời phỏng vấn chủ tịch tổ chức Marcha cũng đã trích dẫn lời của nhà sinh học biển John McManus báo động rằng những công trình bồi đắp đảo của Trung Quốc trên Biển Đông “gây mất mát vĩnh viễn các rạn san hô với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử nhân loại”. Ông Golez cũng lưu ý rằng, theo các chuyên gia sinh học biển, những tác hại đối với các rạn san hô trong khu vực sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người của khoảng 300 triệu người sống phụ thuộc vào Biển Đông, nơi tập trung 10% nguồn hải sản của thế giới./

20 Tháng Bảy 2017(Xem: 12753)
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 15188)
1. biển Đông Việt Nam. 2. biển Tây Philippines. 3. biển Nam Trung Quốc. 4. biển Bắc Indonesia, Malaysia, Brunei. 5. Vịnh Thái Lan. 6. Vịnh Bắc Bộ. 7. Biển Quốc Tế. (theo VĂN HÓA)
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14090)
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề hội nghị G20, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, thay vì đối tác toàn diện như hiện nay.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13010)
Lực lượng Irak hôm nay 11/07/2017 cố gắng tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của quân thánh chiến Daech tại Mossul, sau khi thủ tướng Haider Al Abadi đến tận thành phố cổ đã trở nên hoang tàn này để hoan nghênh chiến thắng của quân đội.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13310)
Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh : “hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục là một đối tác trong nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh chiến lược và tự do hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và các công ước”.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 13756)
Trong một động thái bất thường, cô Ivanka Trump ngồi thế chỗ bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong phiên họp của các nhà lãnh đạo G20. Ông Trump rời cuộc họp trong chốc lát để gặp nhà lãnh đạo Indonesia. Cô Ivanka đảm nhiệm vị trí cố vấn cho bố.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 14976)
Cuộc gặp lần đầu "mặt đối mặt" lúc chiều thứ Sáu, 07 tháng 7 giữa ông Donald Trump và Vladimir Putin được chú ý nhiều nhất. Nó đã diễn ra, và sau cái bắt tay xã giao, hai lãnh đạo Mỹ và Nga đã ngồi xuống một giờ liền để rồi cam kết cải thiện quan hệ hai bên.
02 Tháng Bảy 2017(Xem: 13361)
Hãng tin Reuters nói thêm, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không cho phép hải quân tuần tra chung với Hoa Kỳ trên Biển Đông ... Ngược lại, ông Duterte tỏ ra cởi mở về sự hợp tác trên Biển Sulu, trước các hoạt động ngày càng dồn dập của quân Hồi giáo trong khu vực.