Khi lãnh tụ đảng không hát quốc ca

20 Tháng Chín 201511:36 CH(Xem: 20418)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 21 SEP 2015

Khi lãnh tụ đảng không hát quốc ca

Nguyễn Giang bbcvietnamese.com

BBC 18/9/15
image018

Image copyright PA Image caption Ông Jeremy Corbyn (bìa phải) đứng nghiêm nhưng không hát bài God Save The Queen


Câu chuyện ông Jeremy Corbyn, tân lãnh đạo Đảng Lao Động không chịu hát Quốc ca đang gây tranh luận dữ dội ở Anh.

Trong hệ thống chính trị Anh, lãnh đạo của đảng đối lập chính trong Nghị viện luôn được mời dự các lễ lớn của nhà nước.

Vừa được bầu lên nắm đảng Lao Động hiện ở ghế đối lập, ông Corbyn đã tới dự lễ tưởng niệm các liệt sỹ không quân Hoàng gia Anh.

Đứng bên các quan chức cao cấp của nhà nước và tướng lĩnh quân đội, cựu chiến binh, ông tỏ vẻ nghiêm trang nhưng cố ý không hát bài 'Chúa Trời cứu rỗi Nữ hoàng' (God Save The Queen), Quốc ca của Anh.

Nhiều tờ báo đã phê phán ông "thiếu tôn trọng" các liệt sỹ, và có báo trích lời cựu chiến binh quân lực Anh "rất bực bội" vì ông Corbyn.

Tuy thế, có báo như Daily Mirror cho rằng ông Corbyn đã dự lễ, đã đứng nghiêm tưởng niệm các liệt sỹ theo cách riêng nên không nhất thiết phải hát theo người khác bài Quốc ca có nội dung ca ngợi Nữ hoàng.

Báo này cũng cho rằng không nên bắt buộc bất cứ ai phải hát quốc ca.

Trả lời BBC, ông Corbyn giải thích cha mẹ ông từng làm người gác cột loa báo động máy bay Đức tấn công London thời Thế chiến 2 ở London và ông luôn kính trọng những người đóng góp bảo vệ tổ quốc.

Ông không nói rõ vì sao ông từ chối hát bài 'God Save The Queen'.

Chỉ hát Đảng ca?

image019

Image copyright PA Image caption Năm nay 66 tuổi, ông Corbyn là người London

Báo chí Anh cho hay không hát Quốc ca nhưng ông Corbyn từng hát bài 'Lá cờ đỏ thắm' (The Red Flag), 'Đảng ca' của Lao Động.

Không có gì khác nhau xa hơn hai bài hát này.

Bài 'God Save The Queen' xuất hiện lần đầu năm 1745, vốn là Quốc ca của Vương triều tại xứ Ăng lê (England).

Từ giữa thế kỷ 19 bài hát được dùng làm Quốc gia cho cả Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cùng một số nước trong Khối Commonwealth nhưng xứ Wales và Scotland có quốc ca riêng.

Nó hoàn toàn mang tính tôn giáo và phong kiến với câu đầu tiên, 'God Save The King' lấy từ bản Kinh thánh của Vua James năm 1604.

Khi Anh có nữ hoàng như các thời Victoria, Elizabeth II thì câu đó đổi thành 'God Save The Queen' nhưng nội dung chính là cầu xin Thượng đế cứu rỗi và phù hộ cho vị quân vương.

Mấy câu đầu có thể tạm dịch ra như sau:

"Chúa Trời hãy cứu rỗi Nữ hoàng nhân từ

Nữ hoàng quý phái hãy sống muôn tuổi

Chúa Trời hãy cứu rỗi Nữ hoàng

Gửi đến cho Người toàn chiến thắng

Hạnh phúc và vinh quang

Để Người sống lâu trị vì chúng ta

Thượng Đế cao cả hãy hiện ra

Đập tan mọi kẻ thù

Nữ hoàng cao cả ban phước

Độ trì cho chúng ta

image020

Image caption Nữ hoàng Elizabeth II là biểu tượng cho truyền thống

Vì luật pháp nước nhà

Cho chúng ta lẽ sống

Để hát từ trái tim lồng ngực

Chúa Trời hãy cứu rỗi Nữ Hoàng!"

Lời bài ca 'Lá cờ đỏ thắm' mà ông Corbyn ưa hát là do Jim Connel sáng tác năm 1889, nói về cuộc đấu tranh giai cấp của công nhân châu Âu và Hoa Kỳ thời họ còn tin vào chủ nghĩa Marx và cuộc vùng lên toàn cầu.

"Lá cờ của nhân dân màu đỏ thắm

Phủ lên thi thể liệt sỹ anh hùng

Chân tay họ còn đang lạnh cứng

Nhưng máu vẫn tràn ra thấm từng nếp cờ

Hãy gương cao lá cờ đỏ thắm; Dưới bóng cờ sống chết cùng nhau; Dù bọn hèn nhát bỏ đi; Bọn phản bội nhạo cười; Ta vẫn gương cao lá cờ tung bay...

Hãy gương cao lá cờ đỏ thắm

Dưới bóng cờ sống chết cùng nhau

Dù bọn hèn nhát bỏ đi

Bọn phản bội nhạo cười

Ta vẫn gương cao lá cờ tung bay...

Hãy nhìn quanh, người Pháp đốt lên ngọn lửa

Người Đức kiên cường với lời ngợi ca

Tường thành Moscow rung chuyển quân ca

Chicago đang dâng đầy cuộc chiến đấu

Ta sẽ gương cao cờ đỏ tung bay..."

Từ lâu nay ai cũng đã biết ông Corbyn theo đường lối xã hội chủ nghĩa, muốn Anh bỏ Hoàng gia để thành nước cộng hòa.

image022

Image copyright Getty Images Image caption Biểu tình vì lương bổng, chế độ hưu trí cho người lao động ở Anh

Ông cũng không ủng hộ ý tưởng đưa Anh Quốc ra khỏi Liên hiệp châu Âu vì tin rằng quyền lợi của người lao động được EU bảo vệ tốt hơn cả.

Nhưng thái độ 'kiên cường' mang màu sắc ý thức hệ xã hội chủ nghĩa của ông đang trở thành một vấn đề thủ tục quốc gia quan trọng.

Theo thông lệ, lãnh đạo đảng đối lập Anh được mời tham gia Viện Cơ mật (Privy Council), một cơ quan tư vấn cho Nữ hoàng.

Đây cơ quan mang tính trung lập, đứng trên chia rẻ đảng phái.

Nhưng ông Corbyn có vẻ không muốn quỳ gối theo lệ khi nhận chức vụ đó và hiện người ta đang hỏi ông có thể vào ngồi trong Viện Cơ mật hay là không.

Được hàng trăm nghìn người Anh nhất loạt ủng hộ, ông hoàn toàn có quyền khi công khai tỏ ra không thích những di sản ông cho là của thời phong kiến.

Nhưng xem ra ông chưa đề ra điều gì mới mà còn vương vấn với những biểu tượng thiên tả một thời vốn đã bị lịch sử bỏ sang một bên.

Tuy thế, đây là chuyện không thể xem nhẹ.

Thậm chí, viết như nhà bình luận Andrew Marr thì chính những biến động trên toàn cầu và tại châu Âu vài năm qua đang làm cho các ý thức hệ thiên tả, cực hữu, giai cấp, dân tộc chủ nghĩa quay trở lại mạnh mẽ.

Đảng Lao Động và sự nghiệp của ông Corbyn như thế cũng nằm trong một trào lưu chung, còn họ có làm được gì cho nước Anh không thì chúng ta còn cần chờ xem./

05 Tháng Mười 2014(Xem: 21069)
Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh ra lệnh cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ phải rút khỏi các đường phố, bắt đầu vào thứ Hai. Ông nói đường phố và các cổng vào bị người biểu tình án ngữ phải được được mở lại. Tuyên bố hôm thứ Bảy được đưa ra sau ngày thứ hai xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và các cư dân chán ngán cảnh công việc và sinh hoạt của họ bị gián đoạn.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20168)
“Gần 20 năm trước, chúng tôi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, và năm 2013, chúng tôi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Mối quan hệ trở lại bình thường, nhưng [duy trì] lệnh cấm vũ khí sát thương của Mỹ [với Việt Nam] là điều bất thường. Nếu dỡ bỏ lệnh cấm thì mối bang giao mới bình thường, dù hai bên đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước.”
30 Tháng Chín 2014(Xem: 20412)
ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, cho biết thêm thông tin về con số thương vong: “Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao, chắc cũng của và thông qua Bộ Quốc phòng (Việt Nam), đây là những tài liệu mật mà tôi cũng chỉ tham khảo, đọc qua một vài lần gì đó … thì con số đó là 100.000, mười vạn, quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia đã hy sinh trong 13 năm có mặt “
29 Tháng Chín 2014(Xem: 22277)
Tròn 25 năm Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hiện vẫn chưa có con số thống kê thống nhất về số lượng binh lính Việt Nam thiệt mạng và thương vong ở đất nước Chùa Tháp. Trao đổi với BBC trong cuộc tọa đàm hôm 25/9/2014, Đại tá Phạm Hữu Thắng, chuyên gia về Campuchia thuộc Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa ra con số binh sỹ Việt Nam thiệt mạng là gần bốn chục ngàn người.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 21291)
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
23 Tháng Chín 2014(Xem: 23581)
Từ trung tuần tháng Chín, 2014 trở đi, trang web Văn Hóa Magazine có tên miền là www.nhatbaovanhoa.com đang trong giai đoạn đổi mới giao diện, hình thức trình bày (design) và nội dung (editor staff) mới tăng lên thành Nhật báo Văn Hóa.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 21470)
Vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp ở khu vực Chumar, vùng Ladakh, miền Đông Bắc Ấn Độ, lính Trung Quốc vào hôm qua, 19/09/2014 đã quay trở lại nơi này. Hành động tái xâm nhập của Trung Quốc đã buộc quân đội Ấn phải đình chỉ kế hoạch rút ra khỏi khu vực đã dự kiến sau cuộc gặp cấp cao tại New Delhi giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 21316)
- Giới phân tích cho rằng thông tin giàn khoan nước sâu Hải Dương-981phát hiện được một mỏ khí lớn trên Biển Đông là minh chứng nữa cho tham vọng khoan nước sâu của Trung Quốc và nó cũng phục vụ 2 lợi ích chiến lược của Bắc Kinh: độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 21273)
Tổng thống Poroshenko và bản thỏa thuận đã được ký kết với châu Âu Quốc hội Ukraine đã giao quyền tự trị ở một phần miền Đông hiện do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát, đồng thời ân xá cho nhiều chiến binh. Biện pháp được đưa ra phù hợp với thỏa thuận ngừng bắn từ hôm 05/09 do Tổng thống Petro Poroshenko k‎ý.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 26175)
Ông Thach Setha nói ông muốn chính phủ Việt Nam phải "tôn trọng chủ quyền" của Campuchia Gần đây, công đồng người Khmer Krom, tức xuất xứ từ Nam Bộ, Việt Nam, đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách đất đai của Việt Nam, nhất là sau phát biểu của quan chức sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh rằng miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
07 Tháng Chín 2014(Xem: 26476)
Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất – không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22517)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ về các vấn đề Việt Nam và đặc biệt Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 22362)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa nhận một nhiệm vụ nặng nề của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng giao cho. Ông Trọng đã một lần bị Bắc Kinh từ chối tiếp! Vai trò của ông Anh không thuần túy là “đặc phái viên” của TBT Trọng, mà là đại diện cho đảng CSVN ở cấp cao đi “sứ” Trung Quốc.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 26652)
Cú bắt tay “tóe lửa” của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 32273)
(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 20872)
Các quan sát viên Tây phương cho biết đoàn xe cứu trợ Nga vượt biên giới vào Ukraine hôm thứ Sáu đã trở về Nga, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế, giữa lúc Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thủ đô Ukraine lên tiếng bày tỏ hy vọng mới về hòa bình tại nước này.
19 Tháng Tám 2014(Xem: 23456)
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này "không hợp đạo lý" (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 23276)
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị buộc tội thảm sát hàm trăm người ở những khu vực do họ kiểm soát miền bắc Iraq và miền đông Syria.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 27466)
Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21564)
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.