Chiến tranh Syria gây ra khủng hoảng nước, vài trăm nghìn trẻ em đói khát

08 Tháng Chín 201511:29 CH(Xem: 19704)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 SEP 2015

Chiến tranh Syria gây ra khủng hoảng nước, vài trăm nghìn trẻ em đói khát

(GDVN) - Các thế lực ở khu vực đang tranh giành nguồn nước ít ỏi, dẫn đến ngày càng nhiều bất đồng và bạo lực, nguy cơ bệnh tật và tử vong gia tăng.

image019

Một bé gái người Kurd nhóm lửa trong đống đổ nát


Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 28 tháng 7 dẫn hãng tin Fars ngày 24 tháng 7 đưa tin, chiến tranh Syria ban đầu là để lật đổ chính quyền Damascus. Đến nay, đối tượng tranh giành của cuộc xung đột này đã biến thành "nước" - nguồn tài nguyên ngày càng ít ỏi và quý giá nhất ở đây.

Theo bài báo, mối quan hệ chặt chẽ giữa tài nguyên thiên nhiên và cuộc chiến tranh hiện nay đã có từ lâu. Cuộc xung đột này đến nay đã bước vào năm thứ 5, nhưng cuộc chiến giữa chính phủ và các tổ chức khủng bố được nước ngoài ủng hộ vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt rõ ràng.

Những người dân thường trong cuộc chiến đã phải trả giá vì nó, vài triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa. Những người ở lại luôn sống trong ác mộng, trong mùa hè này, tình hình gián đoạn cung cấp nước càng gay go hơn.

Liên hợp quốc cho biết, tình hình rất nguy hiểm, tổ chức y tế quốc tế cần gia tăng các nỗ lực dự phòng bệnh dịch truyền nhiễm qua nước. Tổ chức khủng bổ lựa chọn lúc có ảnh hưởng xấu nhất để cắt nguồn nước, người Syria đang chịu nóng bức của những ngày hè.

image020

Một bé trai ngồi trên xác xe tăng ở Syria


Theo bài báo, vài đô thị và khu vực xung quanh đã mất nước vài tuần, vài trăm nghìn trẻ em không có nước uống, bị mất nước, rất dễ sinh bệnh. Vài chục nghìn trẻ em đã bị kiết lị.

Việc cung cấp nước có thể gián đoạn bất cứ lúc nào. Đối với quốc gia vốn ở trong cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng, điều này chắc chắn là họa vô đơn chí.

Các tổ chức khủng bố được bên ngoài giúp đỡ hiểu rất rõ vấn đề cấp bách này. Chúng trực tiếp tập trung mục tiêu vào cung cấp nước, đây là hành vi bị luật chiến tranh quốc tế cấm rõ ràng.

Bài báo cho biết, giao chiến kịch liệt ở khu dân thường và do đó, rất nhiều dân thường rời bỏ nhà cửa đã tạo ra sức ép to lớn đối với mạng lưới cung cấp nước và y tế yếu ớt của quốc gia này.

image021

Một người đàn ông Syria ôm thi thể mẹ


Tháng 4 năm nay, sau khi biên giới Syria và Jordan bị đóng cửa, những nỗ lực quốc tế vận chuyển thiết bị xử lý nước gặp phải trở ngại to lớn, các tổ chức viện trợ vốn lệ thuộc vào tuyến đường này cung cấp vật liệu xử lý nước quan trọng cho Syria.

Vì vậy, vài triệu người Syria đã vắt hết óc để có được nước dùng hàng ngày. Giống như người tị nạn chạy trốn đến Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, thứ mà họ dựa vào là một mạng lưới cung cấp nước có hạn và yếu ớt.

Điều này có nghĩa là, cùng với nhu cầu sử dụng nước vượt năng lực cung cấp hiện nay, số lượng dân thường tử vong có thể tiếp tục tăng lên.

Theo bài báo, mối đe dọa do con người gây ra là thực tế. Nó đã thu hút sự quan ngại nghiêm trọng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc xung đột Syria kéo dài, người dân thiếu nước, nước láng giềng theo chủ nghĩa cơ hội, các tổ chức khủng bố và những kẻ ủng hộ chúng đang tranh đoạt tài nguyên ngày càng ít.

image017

Trẻ em Syria trong chiến tranh


Nghiên cứu của Liên hợp quốc dự đoán, đến năm 2025, số lượng quốc gia thiếu nước sẽ lên tới 30 nước. Trong đó, 18 nước nằm ở Trung Đông và Bắc Phi, bao gồm Ai Cập, Syria, Palestine, Somalia, Libya và Yemen.

Không nên quên, cựu Thủ tướng Israel Ariel Sharon từng nói: "Năm 1967 khai chiến với Quân đội Ả Rập là vì nước".

Theo bài báo, Israel vẫn chiếm cao nguyên Golan cướp được từ Syria, điều này chủ yếu là để kiểm soát nguồn nước, cho dù mục đích chiếm nơi này còn bao gồm chiếm ưu thế trong các cuộc xung đột tương lai.

Đối với chiến tranh Syria cũng có thể nói như vậy, bởi vì nước láng giềng theo chủ nghĩa cơ hội và tài nguyên ít ỏi chắc chắn sẽ dẫn đến ngày càng nhiều bất đồng và bạo lực. 

image022

Trại tị nạn của Liên hợp quốc


Việt Dũng
(nguồn Tin tức Tham khảo)

02 Tháng Năm 2017(Xem: 12815)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - người từng gây sốc khi kêu cựu tổng thống Mỹ Barack Obama 'xuống địa ngục', vừa nhận được lời mời thăm tòa Bach Ốc từ Tổng thống Donald Trump.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 15260)
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17 tại thủ đô Manila - Philippines kết thúc với bản thông cáo chung "bất lợi" cho Việt Nam. Dư luận quốc tế đánh giá "bàn tay Trung Quốc" đã thò vào hội nghị Manila và "không có ai có thể ngăn cản nổi các hoạt động bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo thành hải điểm quân sự tại vùng biển nam Trung Hoa/biển Đông Việt Nam/biển tây Philippines. Trong lúc đó, mặt trận biển tây Thái Bình Dương đang diễn ra những hoạt động hải quân khó lường của các cường quốc gồm Mỹ, Nhật, Pháp và có thể hơn nữa đối phó với các vụ thử tên lửa đe dọa của Bắc Hàn.
27 Tháng Tư 2017(Xem: 14908)
Ứng cử viên trung hữu Emmanuel Macron là nhân vật khá xa lạ với dư luận Pháp cách đây 3 năm, nhưng giờ đây đang nổi lên như nhân vật sáng giá nhất cho ghế tổng thống Pháp.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13977)
Trong một cuộc họp báo ở Sydney ngày 22/04, ông Mike Pence phát biểu rằng cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên vẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình nếu có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, phó tổng thống Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson và đội tàu hộ tống sẽ tới biển Nhật Bản trong vài ngày tới.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14005)
Trong một động thái chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh phản đối, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines vào hôm nay, 21/04/2017 đã đến thị sát đảo Thị Tứ, một đảo đá mà Manila đang kiểm soát dưới tên gọi Pagasa ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Tháp tùng ông Delfin Lorezana có tướng Eduardo Ano, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, nhiều sĩ quan cao cấp khác và khoảng 40 nhà báo. Binh sĩ Philippines hát quốc ca trên đảo Thị Tứ (Pagasa),
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14082)
Không ai nghĩ một kịch bản có thể xảy ra là Marine Le Pen sẽ lọt qua vòng hai. ếu có, đó sẽ là một thảm họa cho nước Pháp, theo người viết bài này
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13831)
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã chuyển thư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính thức mời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 20/4 tại thủ đô Washington.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 13544)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hội đồng liên bang Nga, ông Frants Klintsevich, bác bỏ đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị cho kịch bản Mỹ có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên. Quân cảng Vladivostok của Nga chỉ cách Bắc Hàn chưa đầy 200km. Quân đội Trung Quốc được cho là đã triển khai 150.000 binh sĩ ở biên giới với Triều Tiên giữa lúc Mỹ điều nhóm tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên để “nắn gân” Bình Nhưỡng, báo Chosun Ilbo cho biết.
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12903)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11-2017 sau đó sẽ sang Philippines dự Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á.
18 Tháng Tư 2017(Xem: 13277)
- “Có một thời kỳ kiên nhẫn chiến lược (giữa Mỹ và Triều Tiên) nhưng kỷ nguyên đó đã qua”, Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Mike Pence nói khi ông tới khu vực phi quân sự (DMZ) nằm giữa biên giới Bắc Hàn và Nam Hàn sáng 17/4/17.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 13548)
Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 29/04/2017, tại Manila, Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên. Ngoài việc thảo luận tăng cường hợp tác để xây dựng và nâng cao ý thức cộng đồng nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, các vấn đề an ninh khu vực như các tranh chấp ở Biển Đông và tình hình bán đảo Triều Tiên nằm trong chương trình nghị sự.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 15218)
Đây là loại vũ khí phi hạt nhân, nên việc sử dụng nó không cần có chuẩn thuận của tổng thống Mỹ. 'Bom Mẹ' có kích thước khổng lồ, dài hơn 9m, nặng 9.800kg, được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh (GPS).
13 Tháng Tư 2017(Xem: 13296)
Vậy thì phải chăng sự im lặng của Trump, không công khai nhắc đến Biển Đông trong cuộc gặp thượng đỉnh lần này, sẽ lại là một thắng lợi của Trung Quốc thời Tập Cận Bình? Nếu đúng như vậy, thì mọi sự phản đối, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đe dọa an toàn an ninh hàng hải, hàng không và tìm cách độc chiếm Biển Đông mà Trump, Tillerson thể hiện trước đây, chỉ là động tác giả. Nói cách khác, đó là cách “ra giá” để mặc cả của giới chính khách – thương gia.
12 Tháng Tư 2017(Xem: 14371)
Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số 10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự" ở địa phương. Cảnh sát điều tra cho hay người biểu tình "đã đánh trọng thương một chiến sỹ công an và có hành vi ngăn cản việc đưa người đi cấp cứu".