Tổng Thống Pháp François Hollande ra lệnh oanh kích quân thánh chiến Daech

08 Tháng Chín 201511:12 CH(Xem: 17987)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 SEP 2015

Vì an ninh quốc gia, Pháp oanh kích thánh chiến Hồi giáo tại Syria

image011

Một máy bay của liên quân chống Daech tại Kobane, Syria.REUTERS/Kai Pfaffenbach

Trong bối cảnh hàng trăm ngàn người tị nạn tràn về châu Âu, Pháp thay đổi chiến lược chống khủng bố.Tổng thống Pháp François Hollande bật đèn xanh cho không quân can thiệp vào Syria, oanh kích tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ của chế độ al Assad.

Quyết định của tổng thống Pháp François Hollande được xem là « hợp lý » và nhận được sự ủng hộ của đối lập Pháp cũng như công luận. Câu hỏi đặt ra là tại sao Pháp thay đổi chiến lược, mở rộng vùng oanh kích từ Irak sang Syria ?

Theo giới phân tích, không phải chỉ riêng nước Pháp, đã đến lúc liên minh quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo phải thay đổi chiến lược. Khai diễn từ tháng 8 năm 2014, liên quân Tây phương-Ả Rập do Hoa Kỳ lãnh đạo chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo, quy tụ khoảng 20 nước gồm Hoa Kỳ, Canada, một số quốc gia Tây Âu cột trụ như Anh, Pháp, Đức… và 5 nước Ả Rập.

Chiến thuật oanh kích tại Irak không ngăn được Daech

Trong vòng một năm, lực lượng quốc tế đã thực hiện hơn 5.200 phi vụ tại Irak cũng như tại Syria để ngăn chận đà tiến quân của Daech, tên tiếng Ả Rập của tổ chức cực đoan này, nhưng gần như không chiếm lại được một thành phố nào quan trọng.

Lực lượng không quân của Pháp, trong chiến dịch Chamal (tiếng Ả Rập : "gió phương Bắc") đã thực hiện 200 cuộc oanh kích hoàn toàn trên lãnh thổ Irak.

Pháp từ chối không tấn công vào vị trí của thánh chiến Hồi giáo ở Syria vì không muốn mang tiếng tiếp tay cho tổng thống Bachar Al Assad, nhà lãnh đạo bị tố cáo sử dụng cả bom hóa học và xăng đặt để oanh kích thường dân và cũng là nhân vật bị Pháp đòi phải từ chức.

Thế nhưng, trên chiến trường Syria, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tiếp tục nới rộng vùng kiểm soát. Sau Ramadi ở Irak đến lược Palmyra ở Syria thất thủ. Chiến binh cực đoan, đi đến đâu tàn sát và tàn phá đến đó chỉ còn cách thủ đô Damas có 250 km.

Theo nhận định của cựu tướng Dominique Trinquant, một chuyên gia quân sự Pháp thì ngày nay người ta « mới thấy Daech đã tới cửa Damas và do vậy không thể tiếp tục chính sách quân sự nửa vời » chỉ oanh kích ở Irak .

Lý do thứ hai : bảo vệ an ninh quốc gia

Vào lúc không quân Pháp tham chiến tại Irak thì lãnh thổ của Pháp bị nhiều vụ khủng bố đẫm máu, từ vụ thảm sát tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo tại Paris hồi tháng 1 và vụ tấn công xe lửa cao tốc Thalys trên đường Amsterdam- Paris hồi tháng 8. Đa số các vụ tấn công này, thủ phạm đều đã « lưu trú » tại Syria và có quan hệ trực tiếp với tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay với một số thành viên của nhóm khủng bố này.

Một nhà ngoại giao Pháp xin giấu tên tuyên bố với AFP : Syria có vai trò trung tâm đối với tình hình an ninh của Pháp, vì hàng trăm công dân Pháp theo phe thánh chiến tại Syria.

Do vậy, vì nhu cầu an ninh quốc gia, tổng thống François Hollande thay đổi chiến lược, từ nay sẽ can thiệp vào Syria , nơi xuất phát hàng triệu người tị nạn bồng bế vợ con chạy trốn đàn áp, chạy trốn nội chiến.

Bị chấn động và xúc động vì thảm nạn thuyền nhân chết trên biển Địa Trung Hải và từng đoàn người vượt biên giới trên bộ tràn vào Liên Hiệp Châu Âu, đa số công luận Pháp có vẽ nghiêng về giải pháp tấn công trên bộ.

Tuy nhiên, cho dù 61% người được hỏi ý kiến ủng hộ giải pháp Liên quân quốc tế trực tiếp tham chiến tại Syria (theo một kết quả thăm dò được báo chí đăng tải hôm chủ nhật 06/09), chính phủ Pháp không muốn lao vào một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc.

Giới lãnh đạo đối lập như cựu thủ tướng Alain Juppé, cũng ủng hộ giải pháp oanh kích Syria, nhưng không muốn Pháp đưa quân vào Syria, để tránh « sa lầy » như trường hợp đã xẩy ra ở Afghanistan.

Nhận định chung của các nhà chiến lược là không để cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo cơ hội tuyên truyền chống « Tây phương xâm lược ». Nhiệm vụ can thiệp bằng lục quân, nếu có, sẽ dành cho các nước Ả Rập trong vùng và Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm lại những vùng lãnh thổ đang bị thánh chiến kiểm soát./

Tú Anh RFI 07-09-2015

20 Tháng Bảy 2015(Xem: 27216)
Khoảng 2.000 người Campuchia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu quốc đối lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam hôm Chủ nhật 19/7.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 27105)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đã được Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification, Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas Health Science Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân của họ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đã chết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trong trại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (xin xác nhận).
17 Tháng Bảy 2015(Xem: 30763)
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 20637)
"Các thay đổi sẽ cho phép binh lính Nhật được tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai tới nay. Các dự luật sẽ vẫn cần được Thượng viện phê chuẩn, nhưng nhiều người trông đợi là rốt cuộc chúng sẽ được thông qua để trở thành luật."
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 22044)
Sáng 7/7/2015 đoàn biểu tình với cờ vàng, biểu ngữ loa phóng thanh cầm tay tập trung tại công viên La Fayette bên cạnh tòa Bạch Ốc hô to những khẩu hiệu đòi hỏi tự do - dân chủ - nhân quyền và yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu tôn giáo, dân chủ trong nước.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 27368)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lấy 2 câu thơ Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để kết thúc bài diễn văn của ông: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh cuộc hội đàm lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng - phụ đề thêm mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn. Ảnh: Thủ bút câu thơ Kiều của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tư liệu của MTL - thân hữu báo Văn Hóa.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 21356)
Thông tín viên RFI tại Vienna Sami Boukhelifa tường thuật : « Chỉ 48 tiếng đồng hồ thôi, không hơn, để hoàn thành một sứ mạng gần như bất khả. Những lo ngại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hầu như đang hiện rõ.Trong tuyên bố cuối cùng của mình, Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo là ''các cuộc thương lượng có thể kết thúc theo bất kỳ hướng nào''.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 23526)
"The Diplomat ngày 10/7 bình luận, tại sao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh lại dẫn theo một phái đoàn tướng lĩnh cao cấp quy mô lớn thăm Trung Quốc lúc này, liệu nó có liên quan gì đến căng thẳng biên giới giữa Campuchia với Việt Nam (do lực lượng đối lập CNRP cổ súy, kích động phá hoại) hay không?"
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 27394)
- Trong buổi tiệc chiêu đãi TBt Nguyễn Phú Trọng tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Joe Biden đã lẩy 2 câu thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du kết thúc bài diễn văn: "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời." - Ngẫu hứng, báo Văn Hóa dựa vào những bức ảnh có một không hai trong cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông Obama, ông Joe Biden và ông Nguyễn Phú Trọng kèm theo mấy câu lẩy Kiều. Mời quý bạn đọc thư giãn.
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 21121)
"Thủ Tướng Tony Abbott mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc rằng Australia lên án bất cứ hành động đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 23854)
"Thủ tướng Alexis Tsipras, người đã kêu gọi bỏ phiếu "không đồng ý," phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, "Hôm nay chúng ta ăn mừng chiến thắng của dân chủ."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 22419)
Giới chức Mỹ nói Tổng thống Barack Obama sẽ có thông báo chính thức từ Nhà Trắng vào lúc 15:00 GMT (22:00 giờ Hà Nội) ngày 1/7. Hiện còn chưa rõ ngày tháng mở cơ quan ngoại giao ở hai nước, nhưng theo phóng viên BBC tại Cuba Will Grant thì có thể là giữa tháng Bảy.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 23590)
Nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN qua Mỹ, không nhiều thì ít, sự kiện này liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng và suy nghĩ của người Việt Nam hải ngoại đối với vận mệnh dân tộc quê hương. Báo Văn Hóa đưa ra một cuộc phỏng vấn ngắn (bằng điện thư) một câu hỏi chung, và mời một số nhân sĩ làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau chia sẽ suy nghĩ về sự kiện Nguyễn Phú Trọng. Tham gia "ý kiến" kỳ này gồm có các quý vị: Gs Lê Xuân Khoa từ California, Gs Nguyễn Ngọc Bích từ Washington DC.; Bác sĩ Đào Như từ Oak Park, Illinois, Kỹ sư Lý Thái Hùng từ Califorinia.
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21454)
"Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một đạo luật cho phép sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này."
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 21430)
"Trong ngôn từ Ả Rập nói riêng và Islam nói chung, “Iftar” là buổi ăn mà trong dân gian người Muslim nói tiếng Việt gọi nôm na là “buổi ăn sả chay” là buổi ăn cá nhân hoặc tập thể diễn ra vào buổi chiều khi mặt trời lặn."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21627)
"Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Vienna vào tối 26/06/2015 để cùng với nhóm 5+1 và Iran thảo luận nước rút trong những ngày cuối tuần này để đạt được một thỏa thuận chung cuộc trước thời hạn chót là 30/06/2015."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 21292)
"Nhiều nguồn thạo tin vào hôm 26/06 xác nhận rằng trong những tháng tới đây, Ấn Độ sẽ tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân song phương với các nước quan trọng trong vùng Châu Á, từ Úc, Nhật Bản, Indonesia cho đến Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và Singapore."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 22018)
"Buổi tiệc khoản đãi Iftar vừa qua là buổi khoản đãi thứ 7 cùa Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Vào thời các Tổng Thống Clinton, Bush tiền nhiệm, cũng đã tổ chức tiệc Iftar này tại Tòa Bạch Ốc."