Ngoại trưởng Kerry ca ngợi hòa giải Mỹ-Việt và kêu gọi cải thiện nhân quyền

10 Tháng Tám 20151:34 SA(Xem: 18352)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 10 AUG 2015

image024

Ngoại trưởng Kerry ca ngợi hòa giải Mỹ-Việt và kêu gọi cải thiện nhân quyền

Thanh Hà, Đức Tâm

 

image026
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Phủ Chủ tịch. AFP Photo/Brendan Smialowski

Tiếp kiến Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, sáng ngày 07/08/2015, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhấn mạnh đến mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước cựu thù nay đã trở thành những đối tác đáng tin cậy lẫn nhau. Và theo ông Kerry, cải thiện nhân quyền là một điều kiện cần thiết để bang giao song phương tiến xa hơn nữa.

Trong tư cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đây là lần thứ nhì ông John Kerry đến Việt Nam. Lần trước là vào tháng 12/2013, ông tham quan vùng đồng bằng sông Cửu Long để thảo luận về biến đổi khí hậu.

Lần này, Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam nhân kỷ niệm 20 năm Washington và Hà Nội thiệt lập quan hệ Ngoại giao. Hội kiến Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, ông John Kerry tuyên bố : Chuyến công du Việt Nam của ông lần này là biểu tượng của sự hòa giải giữa « những quốc gia từng đương đầu nhau trong chiến tranh nhưng họ đã tìm ra đồng thuận để xây dựng một mối bang giao mới ». Vẫn theo ông Kerry, Mỹ và Việt Nam « đã chứng minh rằng những nước cựu thù có thể trở thành những đối tác của nhau cho dù chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp »

AFP nhắc lại chiến tranh giữa Việt Nam với Hoa Kỳ kết thúc năm 1975 gây thiệt hại nhân mạng cho hàng triệu người Việt Nam và hàng chục ngàn lính Mỹ. Đây cũng là một cuộc chiến để lại nhiều vết hằn nhất cho cả hai dân tộc.

Ngoại trưởng Kerry có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam. Ông từng tham chiến tại Việt Nam trong thời gian từ năm 1967 đến năm 1970 và cũng là một trong những chính khách Hoa Kỳ năng động nhất trong tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương. Từ những năm 1980 với tư cách là Thượng nghị sĩ, John Kerry đã nhiều lần đến Việt Nam cho đến khi Washington bãi bỏ chính sách cấm vận Việt Nam năm 1994 và thiết lập bang giao một năm sau đó.

Trong chương trình nghị sự, sau cuộc gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ngoại trưởng Hoa Kỳ làm việc với đồng nhiệm Phạm Bình Minh. Đây là dịp để đôi bên cùng đề cập đến căng thẳng ở Biển Đông trước các hành vi xây dựng và cải tạo đảo của Trung Quốc.

AFP nhắc lại là cũng trong bối cảnh này từ cuối năm 2014 Hoa Kỳ đã xỏa bỏ một phần cấm cận vũ khí đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ cũng lưu ý đối tác Việt Nam là để nâng quan hệ Việt Nam lên tầm đối tác chiến lược, Hà Nội cần cải thiện tình trạng nhân quyền, tự do ngôn luận và biểu tình.

Phát biểu sau cuộc gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng các rào cản « nghi kỵ và không hiểu biết » giữa hai nước đã giảm, Việt Nam cần tiếp tục các cải cách pháp lý, mở rộng tự do ngôn luận và biểu tình.

Ông Kerry khẳng định : « Các tiến bộ về nhân quyền và thượng tôn luật pháp sẽ tạo những cơ sở phát triển quan hệ đối tác chiến lược (giữa hai nước) sâu rộng hơn và bền vững hơn ». Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh : « Chỉ có các vị mới có thể quyết định nhịp độ và phương hướng tiến trình xây dựng mối quan hệ đối tác này ».

Mặc dù tìm cách đẩy mạnh quan hệ với phương Tây và thực hiện cải cách kinh tế, nhưng chính quyền Việt Nam vẫn bị chỉ trích mạnh mẽ là đã thực hiện chính sách trấn áp giới ly khai, các nhà hoạt động tôn giáo, các blogger và nhà báo có tiếng nói độc lập. Những người này thường xuyên bị sách nhiễu, bắt giữ và nhiều người bị kết án tù giam.

Hoa Kỳ gia tăng quan hệ với Việt Nam, để mở rộng sự hiện diện tại Châu Á, đồng thời kìm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, thế nhưng quan hệ song phương vẫn bị các trở ngại do vấn đề nhân quyền và tù chính trị tại Việt Nam.

Ngoại trưởng Kerry tuyên bố : Hoa Kỳ tôn trọng các khác biệt về hệ thống chính trị giữa hai nước, nhưng điều quan trọng để có được ổn định là Việt Nam phải chính thức công nhận các quyền tự do ngôn luận ; và hàng triệu người Việt Nam đã thực hiện các quyền này trên mạng xã hội Facebook cũng như qua các hoạt động của những nhà tranh đấu cho nhân quyền.

Ông Kerry nói : « Hoa Kỳ thừa nhận rằng chỉ có nhân dân Việt Nam quyết định hệ thống chính trị của mình. Nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà chúng tôi bảo vệ : Đó là không một ai bị trừng phạt chỉ vì đã bày tỏ suy nghĩ của mình một cách ôn hòa ». Và Hoa Kỳ cho rằng « các tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền sẽ phục vụ cho lợi ích của Việt Nam ».

theo RFI 07-08-2015

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 XEM THÊM:

Cuộc gặp đặc biệt Trương Tấn Sang - John Kerry

 

Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn (từ Washington D.C)

Bài đã được xuất bản.: 25/07/2013

"Ngày nay, khi người dân Mỹ nghe thấy hai tiếng Việt Nam, họ sẽ nghĩ về một đất nước chứ không phải là một cuộc chiến tranh...Việt Nam đã nổi lên như một trong những câu chuyện thành công lớn lao ở Châu Á" - Phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry tại tiệc trưa chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 24/7. sự kiện nóng  

Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của nguyên Tổng biên tập VietNamNet, nay là Tổng biên tập Diễn đàn toàn cầu Boston, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn. Ông được Ngoại trưởng John Kerry mời tham dự buổi tiệc trưa chào mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua.

Là một buổi "working lunch" (tiệc trưa làm việc) nhưng không khí bữa tiệc không một chút khách khí hay khuôn sáo mà tràn ngập sự ấm cúng, thân tình, như cuộc tái ngộ của những người bạn cũ. Có lẽ bởi người chủ nhà, Ngoại trưởng John Kerry là một nhân vật có nhiều mối dây liên hệ đặc biệt với Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại.

image027

Có thể nói suốt cuộc đời của ông, từ một cựu chiến binh, cho tới Thượng nghị sĩ và giờ là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Việt Nam luôn là một mối dây gắn bó mật thiết. Cùng với Thượng nghị sĩ John McCain, ông là người đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình vận động bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Có lẽ bởi tính chất một cuộc gặp gỡ đặc biệt như thế, nên trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng John Kerry không ít lần xúc động nhắc lại chuyện cũ, về quá trình nhọc nhằn khai thông mối quan hệ giữa hai cựu thù. Mở đầu buổi tiệc chào đón vị nguyên thủ quốc gia thứ hai của Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ, ông Kerry đã nhắc tên những nhân vật đang hiện diện tại khán phòng như TNS Bob Kerrey, nguyên TNS Chuck Rob, nguyên TNS Richard Lugra, TNS Ben Cardin, nghị sĩ Sandy Levin và cựu nghị sĩ Tom Vallely, "ông bầu" của chương trình Fulbright ở Việt Nam. Đó là những con người đã dành rất nhiều thời gian của cuộc đời mình để nỗ lực vun đắp cho tiến trình bình thường hóa vưosi Việt Nam, "một tiến trình đầy khó nhọc, đau đớn, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, lòng dũng cảm và cả một chút nhượng bộ" - như nhận xét của Ngoại trưởng Kerry.

Hồi tưởng lại quá khứ , ông Kerry đã nhắc lại những thời khắc khó khăn nhất trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.

image028

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng John Kerry phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NAT

"Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta không thể tạo ra những bước tiến trong quan hệ hai nước nếu không giải quyết một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp là liệu còn hay không những tù binh Mỹ bị bỏ lại ở Đông Nam Á. Và chúng ta cũng biết rằng những người ở cả hai nước sẽ phải bắt tay giải quyết một vấn đề vốn có thể khơi gợi tình cảm chống đối của rất nhiều người từ cả hai phía. Và đó là lý do vì sao tôi luôn luôn biết ơn các nhà lãnh đạo Việt Nam mà tôi đã có dịp làm việc suốt 10 năm qua, những người đã xây dựng nên một mối quan hệ đối tác phi thường để đưa chúng ta cùng có mặt ở đây trong ngày hôm nay".

"Các nhà lãnh đạo ấy đã giúp chúng tôi tìm kiếm hàng nghìn con em Hoa Kỳ ngay cả khi rất nhiều con em của họ vẫn còn đang mất tích. Họ tình nguyện khai quật chính những cánh đồng lúa của mình để giúp chúng tôi tìm ra câu trả lời. Họ đưa chúng tôi đến những ngôi nhà của họ; họ để chúng tôi vào những ngôi nhà lịch sử. Họ cho chúng tôi vào những nhà tù, đôi khi không cần thông báo, để phỏng vấn tù binh. Và họ thực sự đã chấp nhận để những trực thăng bay trên các thôn xóm, như họ đã từng phải chấp nhận trong quá khứ nhưng theo một cách khác, để hỏi thông tin từ người dân, để trả lời câu hỏi đã chưa có lời đáp trong quá nhiều năm qua. Đã hơn một lần họ dẫn chúng tôi đi qua những cánh đồng theo đúng nghĩa đen là cánh đồng bom mìn", Ngoại trưởng Kerry xúc động nhớ lại.

Việt Nam là một đất nước, không phải là một cuộc chiến

Dẫu nhắc lại những kỷ niệm xúc động của quá khứ, thông điệp chính trong bài diễn văn của Ngoại trưởng Kerry đề cập nhiều về tương lai, như tinh thần "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai" trong mối quan hệ giữa hai cựu thù. Ông kể lại một chi tiết đầy ý nghĩa, khi Ngoại trưởng Christopher Warren tới Hà Nội chỉ vài tuần sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ vào ngày 11/7/1995. "Ông ấy đã phát biểu trước giới trẻ của Việt Nam về tương lai, trích dẫn một câu nói được in ngay trước Văn Miếu "Thiên đường mở ra trong kỷ nguyên đổi mới. Những từ ấy đã vang lên đầy âm hưởng mạnh mẽ với ông ấy và chúng cũng nên vang lên như thế với chúng ta hôm nay. Tinh thần đổi mới nằm ở trung tâm tình hữu nghị Việt - Mỹ. Người Việt Nam đã học được từ lịch sử của mình rằng chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có những tình bạn đang chờ được vun đắp".

image029

Thomas Valley, Ben Wilkinson và học giả về Châu Á Thái Bình Dương. Ảnh: NAT

"Ngày nay, khi người dân Mỹ nghe thấy hai tiếng Việt Nam, họ sẽ nghĩ về một đất nước chứ không phải là một cuộc chiến tranh. Và đó là thành tựu chung của chúng ta...Việt Nam đang nổi lên là một trong những câu chuyện thành công lớn của châu Á".

Ngoại trưởng Kerry điểm lại những thành tựu ấn tượng của quan hệ Việt Mỹ, như thương mại song phương tăng gấp 50 lần kể từ năm 1995, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 500%.

"Cùng với Việt Nam và các nước khác trong khu vực, chúng tôi đang cố gắng đi đến một Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương lịch sử, một hiệp định thương mại chuẩn mực của thế kỷ 21 mà sẽ góp phần củng cố hội nhập, thịnh vượng khu vực và mang đến cơ hội cho người dân tất cả các nước thành viên", ông Kerry cho biết.

"Trong quá trình chuyển mình, Việt Nam đang giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam tuyên bố muốn tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong năm 2014 và chúng ta đang cùng góp sức chuẩn bị cho đợt ra quân đầu tiên", ông Kerry ghi nhận.

Ngoại trưởng Kerry cũng nhắc tới giáo dục như "một nhịp cầu quan trọng xây dựng mối quan hệ giữa hai nước", bởi Việt Nam là một đất nước trẻ với 21 triệu người dưới tuổi 15.

"Thế hệ tiếp theo của Việt Nam cần những trường học gần nhà mà vẫn có thể giúp sinh viên Việt Nam chuẩn bị tốt hơn trước cuộc cạnh tranh trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Tôi từ lâu đã là người ủng hộ Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh, và thành công của chương trình đã chứng tỏ rằng các cơ sở giáo dục bậc cao độc lập của Mỹ hoàn toàn có thể thành công ngay tại chính Việt Nam.

Kết thúc bài diễn văn, Ngoại trưởng Kerry gây bất ngờ cho những vị khách tham dự buổi tiệc khi ông đưa ra những phát hiện về sự trùng hợp thú vị qua những dấu mốc trong sự nghiệp của ông và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

"Tôi phát hiện thấy năm 1966, ngài trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; năm 1966, tôi gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Năm 1969, ngài trở thành một nhà lãnh đạo du kích ở một quận phía nam Sài Gòn - và vùng ven Sài Gòn; năm 1969, tôi đang tham gia chiến đấu ở Đồng bằng sông Mekong. Sau đó, năm 1984, ngài đảm nhận nhiều trọng trách ở Việt Nam, trở thành Chủ tịch Thành Phố Hồ Chí Minh và tiếp tục trên những cương vị cao hơn nữa. Năm 1984, tôi được bầu làm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Nhưng đó là một sự trùng hợp thú vị, và giờ đây, ngài là Chủ tịch nước, còn tôi rất vinh dự được phục vụ Tổng thống Obama trong cương vị hiện nay. Vì thế, chúng ta có cơ hội tiếp tục vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai nước từ nền tảng quá khứ thông qua chuyến đi của ngài".

Trong diễn văn đáp từ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trân trọng cảm ơn những "nhận xét đầy ấn tượng" của Ngoại trưởng Kerry.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Việt Nam tha thiết mong muốn trở thành một thành viên có trách nhiệm, đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, có những đóng góp tích cực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương".

Người đứng đầu nhà nước Việt Nam khẳng định Việt Nam luôn nhìn nhận Mỹ như một đối tác hàng đầu, hoan nghênh chính  sách của Mỹ tham dự vào các hoạt động của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

"Mối quan hệ hợp tác sâu rộng giữa hai nước chúng ta không chỉ giới hạn trong khuôn khổ song phương. Chúng ta đã cùng nhau hợp tác trên nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, bao gồm cả những vấn đề chiến lược như chống khủng bố, an ninh biển và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, chúng ta cùng chia sẻ quyết tâm sớm ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương cân bằng, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên".

Ông bày tỏ tin tưởng hai nước đang đứng trước "những cơ hội tuyệt vời để đưa quan hệ song phương lên một giai đoạn phát triển mới".

"Hai bên cần tiếp tục làm sâu sắc thêm nhiều lĩnh vực hợp tác, đẩy mạnh hơn nữa cả những lĩnh vực then chốt là kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh và cùng với các đối tác khác sớm đi đến ký kết hiệp định TPP. Chúng ta cũng cần phải duy trì các cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở về các vấn đề còn bất đồng. Quan hệ của chúng ta dựa trên sự hợp tác xây dựng, cùng có lợi, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, và nền tảng vững chắc mà chúng ta gây dựng trong suốt 18 năm qua. Cùng với đó, và nỗ lực không ngừng của chính phủ và người dân hai nước, tôi tin tưởng mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ phát triển với nhiều kết quả tốt đẹp, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương', Chủ tịch nước nhấn mạnh./

25 Tháng Bảy 2016(Xem: 15590)
“Giải pháp tốt nhất cho những nước có xung đột, đó là Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia sẽ đưa ra tuyên bố chung của riêng họ, như chấp thuận phán quyết của tòa trọng tài là đường chín đoạn là phi pháp theo UNCLOS và không có thực thể nào trên quần đảo Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.”
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15232)
"Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã quyết định phong tỏa hơn 1 tỉ USD từ quỹ 1MDB của nhà nước Malaysia".
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 15228)
Văn Hóa cáo lỗi về chú thích tấm bản đồ: - Tấm bản đồ đăng trên nhật báo Văn Hóa ngày Thứ Hai 18/7/2016 không phải là một "bản đồ cổ." - Bộ "Trịnh Hoà hàng hải đồ" mà Tiến sĩ Trần Huy Bích giới thiệu trong cuộc Hội thảo về Biển Đông ở Manila tháng 3 năm 2015 mới đúng là bản đồ cổ. - Văn Hóa xin chân thành cáo lỗi cùng Ts Trần Huy Bích và quí bạn đọc. (VH)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 15373)
Ngày 18/07/2016, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng cường thanh trừng sau vụ đảo chính bất thành chống lại tổng thống Erdogan. Ankara đã cách chức vài ngàn cảnh sát nhưng cũng hứa tôn trọng luật pháp để trấn an các đối tác quốc tế hiện đang lo lắng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đi chệch đường trong cuộc trấn áp này.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 16075)
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, trong đó yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14889)
"Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã bắt giữ 6.000 người sau vụ đảo chính bất thành hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Nội vụ Bekir Bozdag nói, và cho biết con số này sẽ còn tăng thêm".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15612)
"Tuyên bố bế mạc nói rằng các nhà lãnh đạo tái xác nhận cam kết thúc đẩy an ninh hàng hải, tự do hàng hải cũng như kiềm chế không sử dụng vũ lực đe dọa".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14871)
"Vụ tấn công tại Nice ngày Quốc Khánh 14/07/2016 một lần nữa cho thấy Pháp vẫn chưa thoát ra khỏi nguy cơ khủng bố Hồi Giáo".
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 15423)
Theo cuộc thăm dò mới đây của Washington Post và ABC News, 63% người Mỹ nghĩ rằng những mối quan hệ về chủng tộc của đất nước đang ở vào tình trạng xấu, tỷ lệ này tăng mạnh từ mức 48% hồi đầu năm nay trong một cuộc thăm dò khác. Trong số những người Mỹ gốc Phi, 72% bi quan về các quan hệ chủng tộc.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 16090)
"Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 17212)
(Phần 2) - Bài viết tiếp theo sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 16245)
Bài viết sau đây của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, bằng những sự kiện được mô tả chi tiết sẽ cho chúng ta thấy rõ lai lịch và “thành tích” của tập đoàn siêu hạng Formosa trước khi đầu tư vào Việt Nam.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 14736)
Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ "Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc". "Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc." - Danh sách 6 nước chiếm đóng, giữ, các đảo, đá, rạn san hô, bãi, cồn ... ở quần đảo Trường Sa
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 14515)
Tổng thống Barack Obama hôm thứ Ba đã hợp lực cùng ứng cử viên sắp được đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, vận động tranh cử. Ông nói với một đám đông ở thành phố Charlotte, bang North Carolina, rằng ông muốn giúp bà đắc cử trở thành tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 15337)
- Tiến sỹ Nguyễn Vân Nam: "Nếu chính phủ Việt Nam “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”, thì một công dân hay tổ chức Việt Nam vẫn có thể làm đơn đề nghị Viện công tố Đài Loan tiến hành điều tra truy tố Formusa gây ô nhiễm môi trường theo luật Đài Loan". - Lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD của Formosa, vẫn chưa thể được coi là thành tâm và thỏa đáng, cho đến khi các câu hỏi pháp lý quan trọng nhất vẫn chưa có câu trả lời.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 14918)
Hôm 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15457)
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Phải nói số đền bù chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ, vì ở đây mới tính thiệt hại kinh tế trực tiếp của người dân, thông qua sơ bộ đánh giá trực tiếp. Còn thiệt hại lớn hơn nhiều như tổn tương tâm lý, các hệ lụy khác... Ví dụ thiệt hại ở Minamata của Nhật Bản do một công ty Nhật xả thải gây ra các bạn nghĩ là bao nhiêu, vẫn chưa tính được.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 15600)
Ba mươi ngư dân Việt Nam bị bắt vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Úc ngày 28/06/2016 bị tòa tuyên những bản án treo, hai tàu cá bị phá hủy.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14783)
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.